4 Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Nhà Hàng

Các Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Nhà Hàng, Quán Ăn

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con người và phần lớn sinh vật trên thế giới. Tuy nhiên, việc không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm lại biến thực phẩm trở thành nguồn cơn để lây lan dịch bệnh. Dưới đây là các hướng dẫn, giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng, quán ăn mà Bếp Vệ Sinh muốn chia sẻ với mọi người.

Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm là vấn đề luôn được mọi người quan tâm

Nội dung bài viết

  • 1. Đối Với Chủ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống
  • 2. Đối Với Nhân Viên Chế Biến, Phục Vụ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống
  • 3. Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Thực Khách
  • 4. Đối Với Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
  • Các Nguyên Tắc Về Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
    • Nguyên Tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn
    • Nguyên Tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn
    • Nguyên Tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu
    • Nguyên Tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm
    • Nguyên Tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ
    • Nguyên Tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn
    • Nguyên Tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác
    • Nguyên Tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
    • Nguyên Tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác
    • Nguyên Tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
  • Hướng Dẫn Xử Lý Khi Xuất Hiện Ngộ Độc Thực Phẩm

1. Đối Với Chủ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống

  • Nâng cao đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đăng ký đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thiết kế, bố trí khu vực chế biến hợp lý, đảm bảo thông thoát, sạch sẽ, cách biệt với nguồn ô nhiễm.
  • Trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ quá trình chế biến, phục vụ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
  • Có nguồn cung ứng nguyên liệu chế biến thực phẩm rõ ràng, an toàn.
  • Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức và cung cấp các tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ cho nhân viên theo quy định.
  • Đặt ra yêu cầu về sức khỏe của nhân viên chế biến, phục vụ ở cơ sở. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hoặc yêu cầu nhân viên cơ sở khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
  • Giám sát tình trạng sức khỏe của nhân viên, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh để yêu cầu nhân viên ngừng việc hoặc thực hiện các biện pháp xử lý, tránh lây nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm.
  • Giám sát, nhắc nhở nhân viên thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tự giác, nghiêm túc thực hiện chế độ tự kiểm tra ba bước tại nhà bếp: Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào; Kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế biến cho đến khi ăn; Kiểm tra mẫu thức ăn lưu.

2. Đối Với Nhân Viên Chế Biến, Phục Vụ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống

  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi phát hiện mắc các bệnh lây nhiễm cần phải báo cho chủ cơ sở để tạm ngừng công việc hoặc có các biện pháp xử lý phù hợp.
  • Thường xuyên bổ sung, cập nhập các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau thực hiện tốt thực hành vệ sinh cá nhân và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Khi phát hiện các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm để báo cáo lại với chủ cơ sở để xử lý.

3. Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Thực Khách

  • Lựa chọn các nhà hàng, cửa hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chỉ ăn những thức ăn cảm thấy an toàn, không bị ôi thiu, không có mùi hôi thối, khó chịu.
  • Vệ sinh đôi tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Khi phát hiện các vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở là nhà hàng, cửa hàng ăn uống cần sớm trình báo với các cơ quan chức năng.

4. Đối Với Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

  • Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Phối hợp giữa các cơ quan liên ngành tăng cường hoạt động quản lý, chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.
  • Tăng cường nhân lực và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, thanh kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm. Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên trách.
  • Thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, ở cơ sở là nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Kiểm tra cơ sở có tuân thủ đúng quy trình bếp một chiều hay không, kiểm tra sức khỏe nhân viên, vệ sinh môi trường,…
  • Thực hiện chế độ kiểm tra ba bước tại nhà hàng, cửa hàng ăn uống: Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào; Kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế biến cho đến khi ăn; Kiểm tra mẫu thức ăn lưu.
  • Thiết lập và phổ biến rộng rãi trong nhân dân về đường dây nóng chuyên phản hồi về các sai phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
  • Có chế tài xử lý mạnh với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Các Nguyên Tắc Về Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

4 Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
10 nguyên tắc chính để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên Tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn

Chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tin cậy, kể cả người bán và người sản xuất. Trên sản phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả chi tiết, cụ thể. Không chọn các thực phẩm đóng gói trong lon, hộp, bao bì có dấu hiệu hư hại. Không chọn hoặc bảo quản thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại, vì các sản phẩm này kém an toàn. Ngoài ra cũng cần kiểm tra vệ sinh quầy bán thực phẩm, đặc biệt là các quầy bán đồ tươi, sống.

Nguyên Tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

Nguyên Tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu

Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

Nguyên Tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm

Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nguyên Tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ

Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên Tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn

Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên Tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn, diệt khuẩn vệ sinh tay trước khi tham gia chế biến thức ăn.

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên Tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho vấn đề này là trước khi sử dụng khăn lau bát đĩa, bạn cần phải luộc khăn với nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng các dung dịch sát khuẩn.

Nguyên Tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm.

Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất.

Khăn dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước và sau khi sử dụng.

Nguyên Tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Nước sạch là yếu tố quan trọng với việc chế biến thực phẩm và uống. Nước sạch phải không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa mầm bệnh.

Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

A healthy food for a wealthy mood – Một thực phẩm lành mạnh cho một tâm trạng sung túc

Hướng Dẫn Xử Lý Khi Xuất Hiện Ngộ Độc Thực Phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện;

Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh;

Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế;

Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội;

Các Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm chỉ hiệu quả khi được nâng cao nhờ sự quản lý, kiểm tra đồng bộ từ các cơ quan chức năng và sự nhận thức cao từ phía người tiêu dùng khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

“Hãy nói không với những thực phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc”

Nguồn: Tham khảo

Từ khóa » Giải Pháp đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm