4 Loại Hình Xây Dựng Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Cơ cấu tổ chức nhân sự là gì?
Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp tất cả các bộ phận kể cả đơn vị và cá nhân có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, được chủ doanh nghiệp chuyên môn hóa, có trách nhiệm và quyền hạn theo từng cấp bật và vị trí khác nhau và để hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó trong công ty.
Cơ cấu tổ chức bản chất là sự phân chia quyền hạn, nhiệm vụ từ trên xuống trong quá trình quản lý. Nhờ cơ cấu tổ chức nhân sự mà các nhà quản lý, lãnh đạo dễ nắm bắt được quá trình vận hành của công ty cùng với đó, mọi nhân viên cũng xác định rõ được vị trí và vai trò cụ thể của mình trong công ty.
Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, có các cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sau:
- Quản lý theo chiều dọc gồm cấp quản lý, cấp công ty, cấp đơn vị và cấp chức năng,...
- Phân chia chức năng theo chiều ngang khi trong cơ cấu của công ty có các phòng tổ chức, phòng kinh doanh, sản xuất,…
Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
2. Các loại hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến:
a. Cơ cấu tổ chức theo đường thẳng:
Mô hình này còn được coi là mô hình tổ chức phân quyền, đây là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất và lâu đời nhất. Mô hình sẽ vận hành theo kiểu nhà lãnh đạo ra các quyết định và giám sát nhân viên cấp dưới, theo đó chỉ thị và quyết định được ban hành từ cấp cao nhất đến cấp quản lý trung cấp và cuối cùng truyền đến các cấp nhân viên. Tương tự như vaayhj, nếu nhân viên muốn trao đổi hay ý kiến với các nhà lãnh đọa thì phải nộp ý kiến lên cấp quản lý , sau khi được phê duyệt, ý kiến của nhân viên mới tiếp tục được trình lên cấp cao hơn. Cứ thế, kết quả xét duyệt hoặc các kết quả sẽ được phản hồi theo thứ tự lần lược như trên.
- Ưu điểm:
- Trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định phân công một cách cụ thể rõ ràng vì vậy họ sẽ nắm rõ vai trò cũng mình và làm việc hết sức mình
- Nhờ cơ câu tổ chức theo đường thẳng các nhân viên có lộ trình thăng tiến rõ ràng.
- Doanh nghiệp Có thể tập trung phát triển nhân viên theo kỹ năng chuyên môn.
- Nhược điểm:
- Cơ cấu tổ chứctheo đường thẳng thường cứng nhắc, rập khuông và kém linh hoạt. Thích nghi kém với sự cạnh tranh và áp lực từ môi trường bên ngoài.
- Các công việc mất nhiều thời gian theo quy trình xử lý lần lượt từng cấp bật từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Dễ xảy ra tình trạng trì hoãn, đình trệ ở một số bộ phận trung gian khi quá tải công việc. - Sự cách biệt trong giao tiếp, đặc biệt là cấp dưới với cấp trên.
- Vì cách vận hành theo đường thẳng nên sứ sự liên kết giữa các ban cùng cấp với nhau, làm việc không hiệu quả, dễ nãy sinh bất đồng quan điểm.
b. Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do từng cơ quan, bộ phận đảm nhiệm.
Như vậy, với mô hình cơ cấu này, mỗi bộ phận, mỗi cấp sẽ có cấp trên trực tiếp quản lý mình. Ví dụ, quản lý phòng ban kinh doanh, tài chính, marketing, nhân sự,… sẽ là người quản lý phòng ban của họ và báo cáo với cấp trên- giám đốc và các ban lãnh đạo.
- Ưu điểm:
- Có sự tập trung làm việc giữa các nhân viên khiến sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn, cho phép các thành viên được giao lưu để phát triển sâu hơn.
- Chuyên môn hóa dẫn tới sản xuất hàng loạt và tiêu chuẩn hóa.
- Cơ cấu tổ chức linh hoạt, mạnh mẽ giữa các phòng ban.
- Hạn chế:
- Việc phân chia rõ ràng mỗi quản lý cho một phòng ban là rào cản giữa các bộ phận chức năng khác nhau dẫn tới làm việc kém hiệu quả trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, dự án kinh doanh.
- Do việc phân chia, giám sát riêng rẽ nên trước khi thực hiện phải mất thời gian bàn bạc để tiến đến kết quả cuối cùng, hợp lý cho các phòng ban.
- Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các thứ bậc ngang bằng nhau như quản lý tài chính và quản lý marketing,..
c. Cơ cấu tổ chức theo sơ đồ ma trận
Đây là mô hình cơ cấu linh hoạt kết hợp giữa cơ cấu theo chiều dọc lẫn chiều ngang, không tuân theo bất kỳ mô hình phân cấp hoặc truyền thống nào.Cơ cấu tổ chức theo sơ đồ ma trận được cho là cấu trúc khó nhất khi phân bổ nguồn lực theo nhiều chiều hướng. Và nếu doanh nghiệp có khả năng áp dụng thành công mô hình này thì doanh nghiệp sẽ hoạt động linh hoạt và đưa ra các giải pháp hiệu quả toàn diện hơn.
- Ưu điểm:
- Cơ cấu này giúp cá nhân sử dụng linh hoạt các kỹ năng chuyên môn và thích ứng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhờ đó tận dụng được tối đa nguồn nhân lực.
- Rút ngắn quá trình truyền lệnh và thúc đẩy sự phối hợp giữa các phòng ban.
- Hạn chế:
- Vì cơ cấu kết hợp nhiều phòng ban nên 1 nhân viên có thể phải làm việc dưới quyền của nhiều quản lý cùng 1 lúc.
- Sơ đồ ma trận khá phức tạp làm nhân viên mất nhiều thời gian thích ứng.
- Khó khăn, rắc rối trong công tác đánh giá hiệu xuất hoạt động của nhân viên.
d. Mô hình cấu trúc phẳng hay mô hình tổ chức tự quản lý:
Cấu trúc phẳng nghĩa là không có chức danh công việc. Tát cả mọi người trong công ty đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Thích hợp với các công ty nhỏ, công ty startup. Cấu trúc này sẽ hoạt động tốt nhất nếu các nhân viên có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí về tiền lương, phúc lợi, hoặc các khoản chi để thuê các quản lý chuyên môn cấp cao.
- Tinh gọn bộ máy nhân sự và nâng cao trách nhiệm của mỗi người.
- Tiết kiệm thời gian và loại bỏ quy trình xử lý rườm rà
- Hạn chế:
- Trong trường hợp số lượng nhân viên tăng dễ mất kiểm soát.
- Nhân viên phải phải trở nên đa nhiệm để làm nhiều công việc khác nhau.
- Khó khăn khi ra quyết định thăng tiến cho nhân viên và các phúc lợi liên quan.
Đây là những mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho công ty của mình. Bài viết trên sẽ giúp các nhà lãnh đạo nắm rõ ưu nhược, bản chất của các mô hình của công ty mình từ đó đề ra những giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, công ty Quang Minh chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thành lập công ty online, dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế cho doanh nghiệp,… Hãy liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên.
Từ khóa » Hình Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? 5 Loại Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến - VuiApp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì ? Bàn Luận Về Cơ Cấu Tổ Chức Theo Quan điểm ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? Tổng Quan Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? Đặc điểm Và Các Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức
-
4 Loại Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến Trong Doanh Nghiệp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? Các Loại Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến Nhất?
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? Toàn Diện Về Cơ Cấu Tổ Chức [ Update 2021 ]
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp - Lê Ánh Hr
-
05 Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp - JobTest
-
Cơ Cấu Tổ Chức: 4 Mô Hình Phổ Biến & Ứng Dụng Thực Tế - VNCMD
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Là Gì?
-
Ưu Và Nhược điểm Của 8 Loại Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Doanh Nghiệp