4 Lưu ý Khi Trồng Sầu Riêng Nông Dân Cần Phải Biết

Trồng sầu riêng không khó với 10 lưu ý khi trồng sầu riêng từ SFARM. Bạn sẽ không cần lo lắng vì bài viết này sẽ giúp bạn trồng sầu riêng từ lúc chọn giống đến phòng bệnh cho sầu riêng từ những sản phẩm như phân hữu cơ, Trichoderma,… Xem ngay!

  1. Bón vôi và phân trùn quế để xử lý đất trồng
  2. Chọn giống
  3. Khoảng cách trồng sầu riêng
  4. Độ sâu hố trồng sầu riêng
  5. Trồng cây xen canh
  6. Bón phân hữu cơ – organic khi trồng sầu riêng
  7. Xử lý ra hoa cho cây sầu riêng
  8. Giữ ẩm cho cây sầu riêng
  9. Tưới nước
  10. Phòng trừ sâu bệnh
  11. Câu hỏi thường gặp về những lưu ý khi trồng sầu riêng
    1. Sầu riêng mới trồng tưới nước như thế nào? 
    2. Trồng 100 cây sầu riêng cần diện tích bao nhiêu? 
    3. Sầu riêng hợp đất gì?  
    4. Sầu riêng bao nhiêu ngày tưới 1 lần?

Bón vôi và phân trùn quế để xử lý đất trồng

Bón vôi kết hợp phân trùn quế giúp cải thiện đất khi trồng sầu riêng, cung cấp canxi (Ca), nâng cao pH và giảm độc tố. Phương pháp này không chỉ ngăn ngừa sự suy thoái đất, khử mặn, mà còn giúp phát huy hiệu quả phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. 

Khi pH được cải thiện, rễ cây phát triển mạnh mẽ, khả năng hút nước và khoáng chất cũng tăng, giúp cây khỏe mạnh. Thiếu canxi, cây sầu riêng dễ yếu, dễ đổ ngã, trái nứt, lá non biến dạng. 

Để hạn chế mặn, bón vôi nung cho đất mặn có phèn và thạch cao cho đất mặn không phèn. Bón phân trùn quế sau 15-20 ngày giúp đất tơi xốp, hỗ trợ sự phân hủy chất hữu cơ và tăng hiệu quả phân lân.

Lưu ý khi trồng sầu riêng, đặc biệt là khâu chuẩn bị đất
Lưu ý khi trồng sầu riêng, đặc biệt là khâu chuẩn bị đất

Chọn giống

Lưu ý khi trồng sầu riêng, đặc biệt là khi chọn giống cây sầu riêng, nhiều người nghĩ rằng cây càng to càng tốt vì sẽ phát triển nhanh và cho thu hoạch sớm. Tuy nhiên, thực tế cây giống quá lớn sẽ phát triển chậm hơn so với cây đúng tuổi.

Dưới đây là cách chọn cây giống tốt:

  • Mua cây giống từ các cơ sở uy tín, có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
  • Hạt giống hoặc cây ghép phải đủ độ chín (già).
  • Cây gốc ghép ít nhất phải 12 tháng tuổi.
  • Thân cây gốc ghép phải hồng hào, không quá to (kích thước bằng ngón tay cái).
  • Chồi ghép phải khỏe mạnh, tiếp xúc tốt với gốc ghép, không bị dị dạng hay nhiễm sâu bệnh.
  • Nên chọn cây giống đã được nhà sản xuất chuyển sang bầu lớn hơn để cây có điều kiện phát triển tốt hơn.
Lưu ý khi trồng sầu riêng, đặc biệt là khi chọn giống cây sầu riêng
Lưu ý khi trồng sầu riêng, đặc biệt là khi chọn giống cây sầu riêng

Khoảng cách trồng sầu riêng

Sầu riêng là cây thân gỗ, mọc thẳng và có tán rộng. Đây là loại cây ưa sáng, nên khi trồng, cần để cây cách nhau khoảng 8 – 12 mét để vườn thông thoáng. Khoảng cách này giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Cần để cây sầu riêng cách nhau khoảng 8 - 12 mét
Cần để cây sầu riêng cách nhau khoảng 8 – 12 mét

Độ sâu hố trồng sầu riêng

Cần lưu ý khi trồng sầu riêng, nên đào hố có kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm (dài x rộng x sâu). Kích thước này giúp cây có đủ không gian để phát triển bộ rễ, đồng thời tạo điều kiện cho đất xung quanh hố thoáng khí và dễ dàng hấp thụ nước.

Nên đào hố có kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm
Nên đào hố có kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm

Trồng cây xen canh

Là một phương pháp hữu ích giúp tối ưu hóa diện tích và tăng năng suất cho vườn cây. Khi trồng xen canh, bạn có thể chọn các loại cây có yêu cầu ánh sáng và dinh dưỡng ít hơn, không cạnh tranh trực tiếp với sầu riêng. Một số loại cây phổ biến trồng xen canh trong vườn sầu riêng như cây đậu, cây ngô hoặc các loại cây dược liệu.

Lợi ích của trồng xen canh trong vườn sầu riêng bao gồm:

  • Tăng đa dạng cây trồng: Giúp giảm thiểu rủi ro khi một loại cây bị sâu bệnh hoặc thiên tai.
  • Cải thiện độ phì nhiêu của đất: Các cây xen canh như cây đậu có thể cung cấp đạm cho đất, cải thiện chất lượng đất cho cây sầu riêng.
  • Tối ưu hóa sử dụng đất: Sử dụng diện tích đất một cách hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cây sầu riêng chưa cho trái.
  • Giảm cỏ dại: Cây xen canh có thể giúp che phủ mặt đất, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại, giảm bớt công sức chăm sóc.
Tăng hiệu quả kinh tế khi trồng xen canh
Tăng hiệu quả kinh tế khi trồng xen canh

Bón phân hữu cơ – organic khi trồng sầu riêng

Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác sầu riêng. Bởi phân hữu cơ – organic giúp cải thiện đặc tính hóa lý đất như tăng độ phì, tăng hàm lượng hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất. 

Đặc biệt, thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng. Giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng trái, màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm ngon, đậm đà hơn.

Nguồn phân hữu cơ được sử dụng phổ biến và chú trọng hiện nay đó là phân trùn quế. Vì bản chất là tự nhiên nên người dân thường rất ưa chuộng tin dùng. Tâm lý người dân rất thích cái gì tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe mà còn thân thiện môi trường. 

Với pH trung tính bón nhiều không sợ nóng, chết cây, tuyệt vời hơn là bạn không cần ủ hoai như các phân hữu cơ khác giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí rất nhiều. Chú ý phân hữu cơ bón lót trước khi trồng, hàng năm và bón sau khi thu hoạch.

Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác sầu riêng
Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác sầu riêng

Xử lý ra hoa cho cây sầu riêng

Xử lý ra hoa sầu riêng là một trong những yếu tố quan trọng trồng sầu riêng có hiệu quả, cho trái nhiều, đẹp hay không. Vì thế người dân luôn quan tâm đến vấn đề này.

Để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa nhiều. Có nhiều phương pháp để kích thích ra hoa cho cây sầu riêng như: xiết nước, dùng hóa chất, bón phân, các biện pháp tổng hợp.

Để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa
Để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa

Giữ ẩm cho cây sầu riêng

Lưu ý khi trồng sầu riêng, nhất là khi mới trồng, cây sầu riêng cần độ ẩm trong đất từ 65 – 80%. Bạn nên tủ gốc để giữ ẩm cho cây vì nếu không có đủ độ ẩm, cây sẽ không phát triển, dễ héo và chết.

Lưu ý khi trồng sầu riêng, nhất là khi mới trồng
Lưu ý khi trồng sầu riêng, nhất là khi mới trồng

Tưới nước

Sầu riêng con cần một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây, đặc biệt trong 45 ngày đầu sau khi trồng. Lưu ý khi trồng sầu riêng, nếu thiếu nước, cây sẽ dễ bị héo và chết. Nếu tưới quá nhiều nước, rễ cây sẽ không phát triển được, có thể bị thối và chết.

Sầu riêng con cần một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây
Sầu riêng con cần một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh nên áp dụng kết hợp hai biện pháp song song là hóa học và sinh học. Nhằm tăng hiệu quả tối ưu, bảo vệ cây trồng đặc biệt bảo vệ được các loài thiên địch. Không trồng xen đu đủ trong vườn trồng sầu riêng. Bởi loại cây này là ký sinh của nấm, sẽ gây ra nhiều bệnh hại đáng sợ trên cây sầu riêng.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây để đảm bảo cây phát triển tốt
Phòng trừ sâu bệnh cho cây để đảm bảo cây phát triển tốt

Câu hỏi thường gặp về những lưu ý khi trồng sầu riêng

Sầu riêng mới trồng tưới nước như thế nào? 

Cây sầu riêng con cần lượng nước vừa phải để giữ ẩm, đặc biệt trong 45 ngày đầu sau khi trồng. Nếu thiếu nước, cây sẽ héo và chết và nếu thừa nước, rễ sẽ không phát triển, dễ bị thối và chết. 

Trong giai đoạn này, độ ẩm của đất cần duy trì từ 65-80%. Bạn cần phủ gốc và tưới nước đầy đủ, đúng cách để giữ ẩm cho cây. Mỗi cây cần khoảng 20-30 lít nước, giúp cây nhanh bén rễ và phát triển khỏe mạnh.

Trồng 100 cây sầu riêng cần diện tích bao nhiêu? 

Khi trồng sầu riêng, bạn có thể chọn khoảng cách 10m x 10m (100 cây/ha) hoặc 10m x 12m (83 cây/ha). Nếu muốn trồng dày hơn, có thể chọn khoảng cách như 5m x 6m (330 cây/ha), 6m x 8m (208 cây/ha) hoặc 6m x 9m (185 cây/ha). Khi trồng xen với cây khác, khoảng cách thích hợp là 12m x 12m (69 cây/ha) hoặc 12m x 15m (55 cây/ha).

Sầu riêng hợp đất gì?  

Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc dưới 30 độ và gần nguồn nước tưới. Cây không thích đất phèn, mặn hay bị ngập úng và sẽ phát triển kém trên đất sét nặng.

Sầu riêng bao nhiêu ngày tưới 1 lần?

Cây sầu riêng cần được tưới đều đặn, đặc biệt trong những giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, tần suất tưới sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.

  • Trong mùa mưa: Cây sầu riêng có thể không cần tưới thường xuyên, chỉ cần kiểm tra đất để đảm bảo không quá ẩm.
  • Trong mùa khô: Cần tưới đều đặn mỗi 2-3 ngày một lần, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, khi cây cần nhiều nước.
Sầu riêng bao nhiêu ngày tưới 1 lần?
Sầu riêng bao nhiêu ngày tưới 1 lần?

Vừa rồi SFARM đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lưu ý khi trồng sầu riêng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích trong quá trình trồng và chăm sóc vườn sầu riêng của bạn. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cây sầu riêng hãy xem thêm tại SFARM Blog!

Xem thêm:

  • Cách chăm sóc cây sầu riêng 3 năm tuổi hiệu quả, tăng năng suất
  • Kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc sau khi trồng chuẩn, hiệu quả
  • Các loại sầu riêng ngon nhất, ưa chuộng ở Việt Nam – Giá, nơi mua
  • Trồng sầu riêng mấy năm có trái thu hoạch? Kinh nghiệm trồng, chăm sóc
  • Khoảng cách trồng sầu riêng đúng chuẩn, cho năng suất cao

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 4.9/5 - (37 bình chọn)

Từ khóa » Bón Vôi Cho Cây Sầu Riêng