4 Lý Do Mỗi Cuber Nên Học Công Thức COLL - H2 Rubik

Nếu như bạn là người chơi CFOP hay ZZ thì bạn nên học COLL. Tại sao ư? Trước hết, COLL được áp dụng khi bạn đã giải xong 2 tầng đầu và tạo được dấu thập ở tầng cuối. Trong khi đó bạn lại muốn giải được các viên góc để áp dụng những thuật toán hoán vị cạnh như U-Perm, H-Perm, Z-Perm,... và có thể bỏ qua PLL… Chính vì vậy bạn phải dùng 1 thuật toán khác nhằm giúp bạn đạt được điều này.

4 lý do bạn nên học công thức coll

COLL là gì?

▪️ COLL (Corners of Last Layer) là một bộ công thức giúp bạn định hướng và hoán vị các góc tầng cuối trong khi không làm hỏng các viên cạnh.

▪️ COLL chủ yếu được sử dụng trong ZZ, Petrus vì khi bạn làm xong F2L là đã có dấu thập ở tầng cuối và nó tốt hơn cho OH so với OCLL/ PLL.

▪️ COLL cũng có thể áp dụng hiệu quả trên CFOP. Bạn không cần cố gắng quá mức để tạo ra dấu thập bằng một số cách như VHLS mà có thể sử dụng phương pháp PEC (partial edge control – kiểm soát 1 phần cạnh) hoặc chỉ dùng những thuật toán đơn giản từ Layer-By-Layer.

COLL là gì?

Tại sao nên học COLL?

Có một số thuật toán COLL không được tốt bằng các thuật toán thông thường mà bạn hay áp dụng. Tuy nhiên phần lớn chúng vẫn sẽ là một sự lựa chọn sáng giá để thay thế.

Ví dụ:

Với trường hợp các viên góc có các mặt hướng lên trên trùng màu với nhau tạo thành 2 đường thẳng (car), chắc hẳn thông thường các bạn sẽ áp dụng thuật toán như sau:

trường hợp oll - car

<R U2 R’ U’ R U R’ U’ R U’ R’>

👉 Tuy nhiên bạn vẫn có 1 lựa chọn khác để giải như sau: F 1 lần rồi thực hiện sexy move 3 lần trước khi F’ để kết thúc:

<F (R U R’ U’)3 F’>

Nếu như bạn dùng COLL bạn sẽ phải chấp nhận đánh đổi về mặt tốc độ. Nó sẽ giúp cho PLL của bạn nhanh hơn nhưng đồng thời cũng làm OLL của bạn chậm đi đôi chút. Nhưng theo đánh giá cá nhân tôi và cơ số các Cuber khác thì sự đánh đổi này vẫn sẽ có lời cho bạn và đáng để thực hiện. Dưới đây là những lí do mà chưa chắc bạn đã nghĩ tới.

Nhận biết trường hợp COLL có tốn nhiều thời gian?

Trước khi đi vào các mục chính, hãy để tôi làm rõ điều này. Nhiều bạn khi bắt đầu học COLL có thể cảm thấy việc quan sát màu sắc các viên góc để nhận định trường hợp COLL rất mất thời gian. Nhưng thực tế điều đó chỉ xảy ra ở thời gian ban đầu mà thôi. Càng luyện tập bạn sẽ thấy tốc độ nhận diện của bạn tăng lên đáng kể. Và khi bạn nhanh hơn bạn có thể luyện tập cùng các trường hợp OLL giúp cho việc giải tầng cuối được tối ưu nhất có thể. Nói chung bạn không nên lo lắng quá về vấn đề này. Mọi thứ sẽ đến với bạn 1 cách tự nhiên, miễn sao bạn luyện tập chăm chỉ.

1. Nhận diện EPLL rất nhanh

Nếu bạn nào không biết thì EPLL là bước sau của COLL , vì COLL đã định hướng + hoán vị 4 góc và chỉ còn để lại hoán vị cạnh mà thôi Bắt đầu với lí do đầu tiên, EPLL cực kì dễ nhận biết chỉ bằng 2 mặt bên mà không cần phải xoay đi xoay lại cả tầng.

Ví dụ 1: U-Perm

Tên Ảnh Công thức
Ua trường hợp Ua-Perm [R U'] [R U] [R U] [R U'] R' U' R2
Ub trường hợp Ub-Perm R2 U [R U R' U'] (R' U') (R' U R')

Trong ví dụ minh hoạ phía dưới, viên cạnh xanh lá đang ở mặt xanh dương, và viên xanh dương lại ở mặt đỏ. Đây rõ ràng là 1 trường hợp U Perm (chính xác hơn là Ub), kể cả không nhìn vào mặt sau bạn vẫn có thể biết được.

a) Trường hợp 1

Nhận diện EPLL - trường hợp 1

Nếu như bạn chưa quen với Ub-Perm thì lí do là bởi:

▪️ Xanh dương đỏ là 2 màu liền kề nhau.

▪️ Trong khi đó xanh dương lại đối diện với xanh lá.

👉 Chính vì thế nên ta phải áp dụng Ub-Perm để xoay vòng theo chiều kim đồng hồ, từ mặt xanh dương sang mặt xanh lá đối diện rồi về mặt đỏ, trong khi mặt được giải là màu cam sẽ nằm ở phía còn lại.

Nhận diện EPLL - trường hợp 1a

b) Trường hợp 2

Vẫn trường hợp đó nhưng giờ tôi sẽ xoay U một lần để bạn có thể nhìn thêm từ một góc độ khác

Nhận diện EPLL - trường hợp 2

Bây giờ hai viên cạnh xanh dươngđỏ đều đã nằm ở đúng mặt. Ta vẫn có thể áp dụng được Ub-Perm bởi vì trong trường hợp này:

▪️ Viên đỏ trùng màu với 2 viên góc bên trái, trong khi viên xanh dương lại đối lập với 2 viên góc bên phải.

▪️ Màu cam cũng không xuất hiện ở cả 2 bên mặt.

👉 Bằng kinh nghiệm bạn có thể chỉ ra rằng cạnh được giải sẽ nằm ở mặt đằng sau (tức mặt cam) còn cạnh chưa được giải sẽ nằm phía bên trái (xanh dương). Cái này bạn sẽ phải tự ghi nhớ thôi. Ngoài ra, ngay cả khi bạn nhìn từ sau thì mọi thứ vẫn khá dễ dàng khi luôn có 1 bên cạnh được giải trong khi bên cạnh còn lại thì không.

Ví dụ 2: Z-Perm

Tên Ảnh Công thức
Z trường hợp z-perm M2 U M2 U M' U2 M2 U2 M' U2

Nếu như bạn thấy 2 viên cạnh có màu liền kề xuất hiện cạnh nhau trên hai mặt chứa những màu đó, thì chắc chắn là trường hợp áp dụng Z Perm.

nhận diện epll nhanh - Z perm

Kể cả khi nhìn từ một góc khó hơn, bạn vẫn có thể nhận biết được nhờ vào 2 viên cạnh đỏxanh dương là 2 màu kề nhau. Chỉ là mỗi viên cạnh không trùng màu với các góc nên khó nhận biết hơn chút mà thôi.

nhận diện epll nhanh - Z perm 2

Ví dụ 3: H-Perm

Tên Ảnh Công thức
H trường hợp H-perm M2 U M2 U2 M2 U M2

Đối với H Perm thì khá dễ dàng rồi, bởi bạn chỉ cần nhìn viên cạnh xem màu của chúng có đối lập với màu 2 viên góc không thôi.

nhận diện epll nhanh - H perm

👉 Trên đây là những cách nhận diện từng trường hợp EPLL. Khá dễ dàng phải không nào. Nếu bạn ghi nhớ được chúng thì tốc độ nhận diện EPLL của bạn sẽ còn nhanh hơn rất nhiều so với các trường hợp khác của PLL. Đây chính là lúc COLL phát huy điểm mạnh của mình.

2. Khả năng cao bạn có thể skip PLL

Tỉ lệ các trường hợp EPLL sẽ xảy ra khi thực hiện COLL sẽ như sau: Trên lý thuyết, nếu bạn thực hiện 12 lần thì:

▪️ 8 trong số đó sẽ ra U Perm.

▪️ 2 lần ra Z Perm.

▪️ 1 lần ra H Perm .

▪️ Và lần còn lại sẽ là skip PLL, tương đương 8,3333%.

👉 Nên nhớ rằng không có COLL thì tỉ lệ skip PLL sẽ là 1/72, tương đương 1,3888%.

3. Ít phải AUF trước hoặc sau khi PLL

Thuật ngữ AUF = Adjust Upper Face = Xoay chỉnh tầng trên

Như các bạn đã biết U-Perm, H-Perm và Z-Perm đều có thể thực hiện và nhận biết ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ: U-Perm trong tình huống này có thể giải với các bước như sau:

Lý do nên học COLL - Ít phải AUF trước hoặc sau khi PLL

<R2 U [R U R' U'] (R' U') (R' U R')>

Cũng với trường hợp U-Perm đó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện từ đằng sau với thuật toán:

Ít phải AUF trước hoặc sau khi PLL <R’ U R’ U’ R’ U’ R’ U R U R2>

👉 Điều tôi muốn nói ở đây, đó là bạn có thể thực hiện U-Perm hay H-Perm từ góc nào cũng được (EPLL 4 hướng) với số công thức cần học là rất ít, trong khi Z-Perm có thể thực hiện từ 2 góc. Điều này giảm thiểu số lần AUF của bạn đi rất nhiều.

4. Việc thực hiện các EPLL luôn cực kì nhanh

EPLL có thể được thực hiện cực kì nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các PLL khác. Ngay cả khi bạn gặp phải Z Perm – vốn được cho là EPLL chán đời nhất thì tốc độ thực hiện của bạn vẫn rất nhanh nếu Finger Trick tốt. Do đó, hãy cố gắng tối ưu Finger Trick cho bộ thuật toán này.

#Gợi ý:

▪️ Bạn nên học cách Flick M2 nhanh và ít bị xoay lỗi hơn bởi M2 xuất hiện khá nhiều trong CFOP hay ZZ nhưng vẫn có rất nhiều người gặp vấn đề khi thực hiện.

▪️ Bạn có thể học Finger Trick áp dụng cho <R U> U-Perm. Thoạt đầu mọi thứ nghe có vẻ dễ dàng nhưng để áp dụng hiệu quả Finger Trick cho các bước thì lại không như vậy đâu.

▪️ Ngoài ra còn có cả <M U> U-Perm khi áp dụng Finger Trick thì việc triển khai theo chiều xuôi hay ngược cũng đều rất nhanh chóng.

👉 Hi vọng rằng với những lí do trên tôi đã thuyết phục được bạn học và sử dụng COLL. Cảm ơn bạn đã đọc.

>> Tham khảo: 42 công thức COLL - Định hướng và hoán vị góc cho tầng cuối.

(Nguồn tham khảo: J-Perm)

Từ khóa » Cách Học F2l 4 Hướng