4 Nguyên Nhân Hình Thành Sỏi Tiết Niệu điển Hình, Thường Gặp Nhất
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu ai cũng nên biết
Hệ tiết niệu của con người gồm nhiều cơ quan có vai trò khác nhau, bắt đầu là hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi tiết niệu là sỏi hình thành và có thể di chuyển ở bất cứ đâu trong hệ tiết niệu, trong đó phổ biến nhất là sỏi thận.
Sỏi có thể hình thành ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi tiết niệu. Trước hết hãy hiểu về cấu tạo của sỏi tiết niệu, gồm 2 thành phần đặc trưng:
-
Các tinh thể canxi và oxalat, ngoài ra có thể có magie, cystine, urat, phosphate. Các chất này bình thường được hòa tan trong nước tiểu, nhưng do lượng quá lớn hoặc ít nước mà chúng kết tinh lại thành chất rắn.
-
Các mucoprotein có trong nước tiểu, có vai trò như chất keo kết dính các tinh thể cứng trên với nhau, tạo thành viên sỏi kích thước lớn.
Như vậy, nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu là sự kết tủa của các ion trong nước tiểu do lắng đọng, ứ chậm nước tiểu. Có nhiều yếu tố dẫn tới quá trình này, phổ biến như:
1.1. Lạm dụng thuốc điều trị liều cao và dài ngày
Phổ biến nhất là sử dụng canxi dài ngày trong điều trị và phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, khả năng hấp thu canxi kém trong khi bài tiết canxi tăng. Vì thế nếu không tuân thủ đúng liều lượng chỉ định phù hợp hoặc không theo dõi trong quá sử dụng, nồng độ canxi trong nước tiểu ngày càng tăng, dễ lắng đọng thành sỏi trong thận.
Lạm dụng thuốc điều trị hoặc bổ sung dinh dưỡng có thể gây hình thành sỏi
Ngoài ra, lạm dụng bổ sung quá nhiều Vitamin C dược phẩm trong thời gian dài cũng dễ dẫn đến sỏi tiết niệu. Nguyên nhân do Vitamin C được cơ thể chuyển hóa tạo ra sản phẩm trung gian là acid oxalic, chất này sẽ đào thải qua thận.
1.2. Sỏi thận do thói quen uống ít nước
Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể chúng ta, trong hoạt động của hệ tiết niệu cũng vậy. Thận sẽ bài tiết các chất dư thừa hòa trong nước tiểu, sau đó đẩy xuống bàng quang và được cơ thể đưa ra ngoài. Tuy nhiên thói quen uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu ít đi, trong khi các ion liên tục được thận đào thải ra.
Điều này khiến nồng độ ion trong nước tiểu tăng cao, nước tiểu bị đọng trong thận cũng như bàng quang trong thời gian dài. Nguy cơ hình thành sỏi trong thận hoặc cơ quan khác của đường tiết niệu rất cao.
1.3. Sỏi tiết niệu do nhiễm trùng đường tiểu
Thông tin này đường ít người biết tới song nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là nhiễm trùng mạn tính là nguyên nhân khá thường xuyên gây sỏi tiết niệu. Tế bào thận bị tổn thương, sưng viêm trong nhiễm trùng dẫn đến hoạt động bài tiết bị ảnh hưởng. Niêm mạc niệu quản, niệu đạo, bàng quang bị nhiễm trùng, viêm dễ gây lắng đọng canxi, oxalate dẫn tới hình thành sỏi.
Nhiễm trùng đường tiểu kéo dài có thể dẫn tới sỏi tiết niệu
Thực tế nhiễm trùng đường tiểu kéo dài dễ dẫn tới sỏi tiết niệu, khi sỏi tiết niệu hình thành dễ tác dụng ngược gây nhiễm trùng tiết niệu mạn tính.
1.4. Sỏi tiết niệu do các bệnh lý khác
Các nhà khoa học còn tìm thấy mối liên hệ giữa sỏi tiết niệu với các bệnh lý khác như:
-
Dị dạng đường tiểu.
-
Bệnh tiểu khung.
-
U đường tiết niệu.
-
Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.
Tất cả các bệnh lý đều cùng dẫn tới hậu quả là hiện tượng lắng đọng nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và dẫn tới nhiễm trùng tiết niệu.
Như vậy, sỏi tiết niệu hình thành dần dần từ nhiều nguyên nhân tác động, nếu không thay đổi sớm các thói quen xấu, hạn chế yếu tố nguy cơ thì bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai.
2. Sỏi tiết niệu nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
Sỏi tiết niệu hình thành ở những vị trí, cơ quan khác nhau sẽ gây triệu chứng và biến chứng rất khác nhau. Đa phần khi sỏi đạt kích thước khá lớn hoặc chèn ép vào các vị trí quan trọng, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng như:
Đau dữ dội
Cơn đau thường gặp nhất là ở vùng thắt lưng, đau do sỏi tiết niệu có thể âm ỉ kéo dài hoặc đột ngột dữ dội. Cơn đau này thường xuất hiện sau khi hoạt động gắng sức, cần nghỉ ngơi và đôi khi phải can thiệp hỗ trợ từ thuốc điều trị.
Sỏi tiết niệu có thể gây đau cấp tính dữ dội
Đi tiểu bất thường
Sỏi chèn ép, cản trở hoạt động của cơ quan tiết niệu sẽ gây các vấn đề như: đái buốt cuối hoặc toàn bộ bãi, đái ngắt ngừng, bí đái, khó đái, đái ra máu, nước tiểu đục.
Sốt cao do nhiễm trùng đường tiểu
Có thể dùng thuốc hạ sốt để kiểm soát song cần điều trị từ nguyên nhân đó là loại bỏ sỏi tiết niệu kết hợp điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nếu không bệnh sẽ tái phát thường xuyên.
Biến chứng sỏi tiết niệu nguy hiểm nhất là ở người cao tuổi, khi hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể đã yếu đi, sức đề kháng và khả năng phục hồi kém hơn. Tùy thuộc vào vị trí, số lượng, kích thước mà biến chứng sỏi tiết niệu rất phức tạp. Những biến chứng thường gặp như:
Sỏi từ thận rơi xuống niệu quản
Theo đường đi của nước tiểu, sỏi có thể di chuyển rơi xuống niệu quản, gây chèn ép và gây những triệu chứng điển hình như: đau đột ngột, đau dữ dội đau quặn thận có thể phải cấp cứu. Niệu quản là cơ quan nhỏ nên sỏi từ thận rơi xuống niệu quản sẽ gây tổn thương chảy máu hoặc nhiễm trùng ngược dẫn tới viêm thận ứ mủ.
Sỏi niệu quản ứ đọng nước tiểu
Khi sỏi niệu quản chặn dòng nước tiểu, nó sẽ dẫn tới giãn niệu quản, bể thận, giãn đài, nguy hiểm nhất là tổn thương thận có thể đến suy thận.
Sỏi rơi xuống bàng quang
Nếu sỏi di chuyển xuống bàng quang, tại đây sỏi sẽ ngày càng tích tụ lớn dần lên. Đầu tiên sẽ gây viêm bàng quang, sau viêm ngược dòng lên gây viêm thận.
Sỏi di chuyển trong hệ tiết niệu rất nguy hiểm
Sỏi từ bàng quang ra ngoài
Nếu sỏi gồ ghề, kích thước lớn di chuyển từ bàng quang ra ngoài niệu đạo rất dễ bị mắc kẹt. Các trường hợp kẹt sỏi niệu đạo này bắt buộc phải cấp cứu, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng cơn đau đớn nghiêm trọng, không thể đi tiểu.
Có thể thấy, nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu trực tiếp là do ứ đọng nước tiểu, khiến các ion trong nước tiểu kết tinh lại thành thể rắn. Để chủ động phòng ngừa, mỗi chúng ta nên duy trì thói quen uống đủ nước từ 1,5 - 2l hàng ngày. Cùng với đó là thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh.
Từ khóa » Thành Phần Sỏi Tiết Niệu
-
Sỏi Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Phân Loại Sỏi Tiết Niệu
-
Các Loại Sỏi Tiết Niệu Thường Gặp Và Phương Pháp điều Trị
-
Các Loại Sỏi Tiết Niệu Thường Gặp Và Cách ứng Phó - Vinmec
-
Sỏi Tiết Niệu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biến Chứng Và điều Trị | Vinmec
-
[Tổng Hợp] Thông Tin Cần Biết Từ A đến Z Về Sỏi Tiết Niệu
-
Sỏi đường Tiết Niệu - Health Việt Nam
-
Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Cơ Chế Hình Thành Sỏi Tiết Niệu Là Gì? Khám ở đâu Chính Xác?
-
Phân Biệt Các Loại Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
[PDF] Hướng Dẫn Dành Cho Bệnh Nhân Sỏi Thận
-
Sỏi Tiết Niệu Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
[PDF] Một Số Phương Pháp điều Trị Sỏi Niệu Hiện Nay