4 Nguyên Nhân Và Hiện Tượng Khiến Thỏ Bị Rụng Lông | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Thỏ bị rụng lông thường rất hay bắt gặp vào thời khắc giao mùa. Nếu thỏ không được chăm sóc tốt trong giai đoạn này, thỏ lông ngắn sẽ trở thành thỏ “lông dài” và thỏ lông dài sẽ trở thành thỏ “lông xù”. Điều này không chỉ không đẹp mà còn khiến lông bay khắp nơi.
MỤC LỤC ẩn 1. Thỏ bị rụng lông do suy dinh dưỡng 2. Ký sinh trùng trên da khiến thỏ bị rụng lông ở chân 3. Thỏ bị rụng lông do viêm da cơ địa 3.1. Dấu hiệu thỏ bị viêm da 3.2. Ngăn chặn thỏ bị rụng lông do viêm da ở chân 3.2.1. Nên để chân thỏ giẫm ở nơi như thế nào để tránh bị viêm da? 3.2.2. Có thể thêm đệm lót mềm để tránh bị viêm da chân 3.2.3. Ngăn chặn thỏ bị bệnh viêm da bằng cách vận động 3.2.4. Môi trường sống khô ráo, sạch sẽ tránh cho thỏ bị bệnh 3.2.5. Duy trì cân nặng, không để thỏ con béo phì 4. Thỏ rụng lông do bệnh tiết niệu 5. Chăm sóc thỏ bị rụng lông khi giao mùa 5.1. Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho thỏ 5.2. Thỏ bị rụng lông cần được chải chuốt thường xuyên 5.3. Bao lâu là thích hợp để chải lông cho thỏThêm vào đó, thỏ thích tự làm sạch lông, vì vậy chúng sẽ có thể nuốt phải lông. Nếu chúng ăn nuốt nhiều, lông sẽ chặn đường ruột, gây ra co bóp ruột chậm và gây ra bệnh búi lông. Vậy để tránh tình trạng thỏ bị rụng lông sau đó mọc lên nham nhở cần phải làm sao?
Đối với nhiều người nuôi thỏ cảnh, việc thỏ rụng lông thực sự là một chuyện thường gặp. Nhiều người nói rằng chúng thay lông hai lần một năm. Và mỗi lần thay phải mất nửa năm. Mặc dù mọi người đều quen với việc rụng lông ở thỏ, nhưng không thể không cảnh giác. Ngoài việc thay lông do sinh lý bình thường, có một số bệnh cũng có thể khiến thỏ rụng lông ở chân, bụng, lưng kéo dài. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu thêm nhé.
Thỏ bị rụng lông do suy dinh dưỡng
Sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể thỏ có thể dẫn đến thỏ rụng lông. Chẳng hạn như thiếu các nguyên tố vi lượng. Ví dụ như đồng, coban và sắt… Mất cân bằng tỷ lệ Canxi với Phốt pho trong thức ăn cho thỏ. Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn. Thiếu một số Axit Amin và Protein. Thiếu Vitamin có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, có thể dẫn đến rụng lông.
Ký sinh trùng trên da khiến thỏ bị rụng lông ở chân
Thỏ thường bị ký sinh trùng tấn công như con ghẻ. Thỏ bị bệnh thường biểu hiện trên khuôn mặt và bàn chân. Các vết thương sẽ bị sẹo và phát ra mùi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời sau khi phát bệnh. Nó sẽ nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Khi bị nhiễm bệnh, thỏ bị rụng lông ở chân sẽ cảm thấy ngứa và không chịu nổi. Trong quá trình gãi vào phần bị nhiễm bệnh rất có khả năng sẽ tiếp tục nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Tình trạng thỏ bị rụng lông cũng từ đây mà ra.
Thỏ bị rụng lông do viêm da cơ địa
Dấu hiệu thỏ bị viêm da
Nấm ở da của thỏ có thể phát sinh trong suốt cả năm và có thể lây sang người. Nhiễm nấm nghiêm trọng có thể lây lan khắp cơ thể. Các vệt trắng xuất hiện, xung quanh có các vết lồi, tạo thành một mảng rụng lông có hình đĩa. Thường gặp ở thỏ Sư Tử, thỏ Tai Cụp…
Ngăn chặn thỏ bị rụng lông do viêm da ở chân
Nếu thỏ không có đệm lót chân thích hợp sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da chân ở chúng. Phần chân của thỏ không giống của chó mèo, đệm lót là một đồ dùng vô cùng quan trọng đối với chúng. Không những có thể bảo vệ phần chân trong môi trường khô hanh, còn có thể phòng tránh di dạng chân.
Nên để chân thỏ giẫm ở nơi như thế nào để tránh bị viêm da?
Bạn có thể thử nghĩ xem, thỏ hoang đứng ở nơi như thế nào? Tất nhiên là ở trên cỏ mềm, vì thế nếu chuồng thỏ làm bằng chất liệu thép cứng, vậy cần rải đất dưới nơi chúng đứng, thêm một ít cỏ khô là có thể giải quyết xong vấn đề.
Có thể thêm đệm lót mềm để tránh bị viêm da chân
Nếu bạn thấy thỏ con của mình bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh ở thời kỳ đầu, thỏ bị rụng lông ở chân có thể xem xét đến việc đặt đệm lót mềm trong chuồng. Thỏ con sẽ không cắn đệm hoặc rải cỏ dưới đệm chân.
Ngăn chặn thỏ bị bệnh viêm da bằng cách vận động
Vận động nhiều là việc rất quan trọng. Thỏ thả nuôi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn rất nhiều so với nhỏ được nuôi trong chuồng. Chính vì vậy, chủ nuôi đừng suốt ngày nhốt thỏ ở trong lồng, chuồng. Chúng sẽ cảm thấy vô cùng bí bách và khó chịu. Việc di chuyển sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt là khu vực dưới lòng bàn chân của thỏ.
Môi trường sống khô ráo, sạch sẽ tránh cho thỏ bị bệnh
Nuôi thỏ con trong môi trường ẩm ướt và không sạch sẽ rất dễ mắc các bệnh về da khiến thỏ bị rụng lông. Mỗi ngày cần dọn dẹp chuồng. Khoảng một hai tuần khử độc một lần. Công cụ trong chuồng ngày thường cần được phơi nắng.
Khi chuồng chưa được sạch sẽ, không nên để thỏ con quay về. Môi trường vận động của chúng cũng cần khô ráo và được quét dọn sạch sẽ. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện để cho vi khuẩn và vi sinh vật có hại phát triển. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, cần chú ý tới môi trường sống của thỏ.
Duy trì cân nặng, không để thỏ con béo phì
Thực ra thỏ con nên được nuôi béo một chút mới tốt. Nhưng không nên quá béo, nguy hại của béo phì không cần nói đến mọi người cũng đều biết. Quá béo sẽ làm tăng áp lực xuống dưới chân, dễ bị mắc bệnh.
Bác sĩ thú y thường xuyên tiếp nhận các trường hợp thỏ bị bệnh về da khiến thỏ bị rụng lông. Nhiều trường hợp do thỏ được chăm sóc tốt quá tới nỗi béo phù. Chính vì vậy, chủ nuôi nên kiểm soát khẩu phần thức ăn, nước uống của thỏ một cách khoa học.
Thỏ bị bệnh béo phì không những nguy hiểm tới chân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Không phải cứ cho thỏ ăn nhiều là tốt. Ngoài thức ăn cho thỏ nên kết hợp cho thỏ ăn thêm rau củ quả và cỏ cho thỏ. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Đồng thời giúp thỏ con phát triển cân đối nhất.
Thỏ rụng lông do bệnh tiết niệu
Nếu phát hiện ra rằng chân sau của thỏ và đuôi bị rụng lông rõ rệt thì có khả năng là có vấn đề trong hệ thống tiết niệu của thỏ. Do rò rỉ nước tiểu, tiểu dắt, kích ứng da và cuối cùng là rụng lông. Bệnh này đòi hỏi phải đến bệnh viện để chẩn đoán xem có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay sỏi bàng quang hay không.
Bây giờ thời tiết mùa hè rất oi bức, thỏ có tỷ lệ cao bị mắc các bệnh về da khác nhau. Người nuôi phải chú ý đến tình trạng da của thỏ và xem rụng lông có bình thường không. Nếu có vấn đề cần phải điều trị kịp thời.
Chăm sóc thỏ bị rụng lông khi giao mùa
Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho thỏ
Để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp của thỏ, ngoài việc đảm bảo hàm lượng chất xơ thô của thức ăn. Bạn cũng không quá mất nhiều thời gian tìm kiếm, chỉ cần đảm bảo cung cấp cỏ khô là được.
Thức ăn giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc lông và da cho thỏ cảnh. Đồng thời cung cấp Protein, chất dinh dưỡng từ bên trong, đảm bảo thỏ có một có thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, bạn cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn và nước uống sạch cho chú thỏ của mình. Tham khảo các bước chăm sóc thỏ tại petmart.vn.
Thỏ bị rụng lông cần được chải chuốt thường xuyên
Yêu cầu của thỏ rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị một chiếc lược cho chó loại nhỏ là có thể chải lông cho chúng. Lưu ý là lược dùng cho người không sử dụng được cho thỏ nhé. Để chải lông cho toàn bộ cơ thể thỏ, bạn có thể chải ngược lông trước để chải hết lông thỏ bị rụng. Sau đó chải lại bằng lược.
Da thỏ rất mỏng manh, vì vậy đừng sử dụng quá nhiều lực khi chải. Đặc biệt là phần bụng. Việc chải không đúng cách có thể gây tổn thương nội tạng. Nếu bạn chưa từng chải lông trước đó, những con thỏ lông dài có thể bị rối lông, thỏ bị rụng lông. Đừng dùng lược để gỡ, hãy dùng tay để gỡ rối. Nếu bạn không thể gỡ thì hãy cân nhắc cắt phần rối bằng kéo.
Bao lâu là thích hợp để chải lông cho thỏ
Bạn có thể chải lông cho thỏ một lần một tuần. Và vào mùa thỏ bị rụng lông và thay lông thì nên tăng lên 2 – 3 lần một tuần. Tốt nhất là chải lông thỏ mỗi ngày. Thỏ trưởng thành thường thay lông vào mùa xuân và mùa thu và thỏ non thì thường xuyên hơn.
Thỏ bị rụng lông sẽ khiến cho không gian sống của bạn. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng. Chính vì vậy, chủ nuôi không nên bỏ quên vấn đề này trong việc chăm sóc chúng.
Trên đây là cách chăm sóc khi thỏ bị rụng lông. Nếu chú thỏ của bạn đang gặp tình trạng trên thì hãy áp dụng ngay nhé. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng gửi tin nhắn về cho chúng tôi.
4.7/5 - (6 bình chọn)Từ khóa » Thỏ Bị Cụp 1 Tai
-
Nhận Biết Thỏ Bị Ghẻ Và Biện Pháp Phòng Trị
-
Thỏ Tai Cụp Có Sao Không? - YouTube
-
Hội Những Người Yêu Thỏ - Bạn Có Thắc Mắc Một Vài Pé Tai Cụp Mà ...
-
Tại Sao Thỏ Bị Cụp Tai
-
Sức Khoẻ Thỏ: Những Biểu Hiện Bên Ngoài Cần Lưu ý
-
Nuôi Thỏ Tai Cụp - 4 Vấn đề Cơ Bản Cần Biết
-
Cách Phòng Và điều Trị Các Bệnh Thường Gặp ở Thỏ
-
Tai Thỏ Thể Hiện Tâm Trạng, Suy Nghĩ Và Hành Vi Của Chúng Với Thế Giới
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Thỏ Cần Lưu Ý Trong Mô Hình Nuôi ...
-
6 điều Cần Biết Khi Nuôi Thỏ Tai Cụp Hà Lan Lông Xù | Pet Mart
-
Thỏ Bị Cụp 1 Tai , Cứu Em Với | Yêu Thú Cưng - Vietnam's Pet Forum
-
3 điều Cần Biết Khi Nuôi Thỏ Tai Cụp - Yêu Pet
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi Thỏ