4 Nguyên Tắc Thực Thi Giúp Doanh Nghiệp Gặt Hái Thành Công - Menback

Làm thế nào để thực thi chiến lược một cách hiệu quả, chuyên gia quản trị Phan Sơn đã chia sẻ 4 nguyên tắc thực thị hiệu quả giúp doanh nghiệp gặt hái được những thành công.

Các tổ chức đều mong muốn đạt được kết quả. Có 2 quá trình dẫn tới điều này: đưa ra CHIẾN LƯỢC và tổ chức THỰC THI nó. Nhưng chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt được các kết quả như mình mong muốn. Điều gì là rào cản? Việc tạo ra chiến lược hay là tổ chức thực thi?

Chỉ có 10% các doanh nghiệp tổ chức thực thi thành công chiến lược của mình (Blue Ocean Strategy). Và như vậy đồng nghĩa nhiều chiến lược bị thất bại khi đi vào thực thi.

Tại sao thất bại chủ yếu lại ở khâu tổ chức thực thi. Điểm mấu chốt là: để triển khai thành công chiến lược, đòi hỏi phải thay đổi hành vi của rất rất nhiều người trong Doanh nghiệp đó. Cần tạo lập các hành vi mới khác với thông thường. Đó có thể là cách tương tác với khách hàng, cách ra quyết định, cách phối hợp với người khác.

Đề thực thi, bạn cũng phải tạo ra một cơ chế đủ mạnh để có thể huy động được trái tim (động lực) của tất cả mọi người cùng hướng mục tiêu chung, và kết nối được các năng lực riêng lẻ của mỗi người phối hợp với nhau nhịp nhàng. Điều này chưa bao giờ là việc dễ. Đặc biệt khi tổ chức của bạn ngày càng tăng trưởng về quy mô.

Khâu khó nhất: Thực thi lại là khâu ít được nói đến trong các chương trình MBA/CEO. Và cũng ít sách nói đến điều này. (Tư duy và hoạch định chiến lược thì có vẻ nhiều).

Trong cuốn The 4 Disciplines of Execution – 4 nguyên tắc thực thi có thể hoá giải điều này. Đọc kỹ thì thấy 4 nguyên tắc thực thi này rất thực tế, và phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp Việt.

Nguyên tắc 1: Tập trung vào mục tiêu tối quan trọng

Càng cố làm nhiều việc một lúc thì thứ mà bạn thực sự hoàn thành sẽ ít đi. Bắt đầu chọn ra 1 mục tiêu tối quan trọng, thay vì cố gắng cải thiện tất cả mọi thứ cùng một lúc.

Chuyện thường xảy ra ở nhiều tổ chức là ở Lãnh đạo cấp cao có nhiều mục tiêu. Và điều ác mộng xảy ra khi các mục tiêu đó được phân bổ xuóng bên dưới, taọ thành một mạng lưới mục tiêu phức tạp. Khi đó sự tập trung sẽ giảm, nguồn lực bị phân tán. Rốt cuộc không có cái gì được hoàn thành.

thực thi trong doanh nghiệp

Nguyên tắc 2: Đòn bẩy

Không phải hành động nào cũng tạo ra kết quả giống nhau. Luôn có những hành động tạo ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các hành động khác trong việc đạt được mục tiêu. Người ta gọi đó là hành động đòn bẩy.

Cần phải có một thước đo hành động, để giúp tìm kiếm các hành động đòn bẩy đó.

Đích đến cuối cùng là các mục tiêu. Nhưng khi ta đo lường được kết quả, thì mọi việc đã an bài. Hãy tỉnh táo chỗ này. Điều ta cần tìm kiếm là các thước đo hành động. Chính thước đó hành động này sẽ điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên, tập trung nhiều hơn vào các hành vi tạo ra kết quả vượt trội.

Nguyên tắc 3: Bảng điểm thôi thúc

Hai người chơi bóng bàn cùng nhau. Cuộc chơi sẽ tẻ nhạt nếu như hai người chỉ chơi “dạo bóng” với nhau. Nhưng nếu họ chia thành hiệp, và đo lường vơi nhau bằng các tỉ số sau mỗi lượt phát bóng, mọi thứ sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều.

Tương tự vậy, cần phải thiết kế những bảng điểm đơn giản, để làm sao mỗi thành viên trong team đều tự đo được “tỉ số” đang là như thế nào. Chính tỉ số đó sẽ thúc đẩy các nỗ lực và ưu tiên của họ, hơn là họ bị cuốn vào các việc ít giá trị vụn vặt mỗi ngày.

nguyên tắc thực thi

Nguyên tắc 4: Nhịp điệu trách nhiệm

Nếu các thành viên không ràng buộc nhau bằng trách nhiệm một cách ĐỀU ĐẶN, thì các mục tiêu sẽ bị lãng quên một cách tự nhiên trong cơn lốc sự vụ.

Nhịp điệu trách nhiệm đó được tạo nên bởi các cuộc họp định kỳ, thường xuyên, theo một lịch trình định sẵn. Bí mật nằm ở chỗ nhịp điệu.

Vì duy trì một cách đều đặn, mỗi thành viên đều có cơ hội review lại kết quả, so với mục tiêu, và đưa ra cam kết cho kỳ tiếp theo. Khi mỗi người tự đưa ra các cam kết của mình, tinh thần làm chủ công việc của họ sẽ tăng dần đến mức tối đa. Chữ Tự ở đây rất quan trọng, hãy nghĩ kĩ về điều này.

Nhiều nghiên cứu về tâm lý cho thấy: con người luôn cam kết với ý tưởng của chính mình hơn là nhận lệnh từ ai đó, và thêm một điều nữa, họ còn thấy răng cam kết với các thành viên trong cùng team, còn quan trọng hơn là cam kết với sếp. Có cam kết thì sẽ có trách nhiệm. Trách nhiệm một cách tự nguyện.

Thất bại trong việc thực thi sẽ khiến cho tổ chức không đạt được mục tiêu của mình. Thất bại đó có thể là những con số tài chính hấp dẫn không về đích. Nhưng đây vẫn chưa phải là điều đáng tiếc lớn nhất.

Điều đáng tiếc nhất là: ta có thể đánh mất đi những con người luôn khát khao đạt kết quả tốt nhất, và muốn nhìn thấy đóng góp của mình trong chiến thắng của tập thể.

4 nguyên tắc thực thi này rất thú vị, đầy hơi thở thực tiễn. Nhưng quy trình và cách thức cài đặt 4 nguyên tắc này vào Tổ chức, bám rễ thành hệ thống và văn hoá thì còn thú vị hơn nhiều.

4 nguyên tắc thực thi

4 nguyên tắc thực thi

115.000₫ 155.000₫

MUA SÁCH

4 Nguyên Tắc Thực Thi (4DX) là một công thức đơn giản, có thể dùng nhiều lần và đã được minh chứng trong việc thực thi những ưu tiên chiến lược quan trọng nhất ngay giữa vòng xoáy của ‘cơn lốc’. Những nguyên tắc trong 4DX giúp mọi nhà lãnh đạo có khả năng vượt ra khỏi tầm nhìn của mình để thực thi chiến lược một cách hoàn hảo. Cuốn sách này là một món quà tuyệt vời cho bất kỳ nhà lãnh đạo ở bất kỳ tổ chức nào.

Bên cạnh đó, đây là 3 cuốn sách marketing hay kinh điển mọi marketer cần phải đọc.

Nguồn: Phan Sơn Xem thêm trong chủ đề: Kiến thứcMaffQuản trịSách hay

Từ khóa » Nguyên Tắc 4dx