4 Phương Pháp Tự Kiểm Tra Nguy Cơ Đột Quỵ Tại Nhà

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm và gây tử vong nhanh nhất trên thế giới hiện nay, bệnh diễn ra đột ngột với các triệu chứng âm thầm rất khó phát hiện vì thế để chủ động phát hiện và cấp cứu kịp thời bạn cần nắm rõ tính chất cũng như những cảnh báo của chuyên gia về căn bệnh này. Vậy làm cách nào để biết một người có nguy cơ đột quỵ cao? Các phương pháp kiểm tra nguy cơ đột quỵ tại nhà? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT

  • 1. Hiểu về bệnh Đột quỵ não
  • 2. 4 Cách tự kiểm tra nguy cơ Đột quỵ tại nhà
    • 2.1. Phương pháp nhắm mắt đưa chân lên cao giữ thăng bằng 20 giây
    • 2.2. Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng sức mạnh cơ 2 bàn tay
    • 2.3. Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng phương pháp đi trên đường thẳng
    • 2.4. Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng phương pháp chạm ngón tay
  • 3. Nhóm có nguy cơ cao bị Đột quỵ
  • 4. Cách phòng ngừa Đột quỵ
  • 5. Kết luận

HIỂU VỀ BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO

Đột quỵ là bệnh xảy ra khi não bị ngừng cung cấp máu, chỉ trong thời gian rất ngắn các phần não sẽ bị chết dần và sau đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ não của chúng ta. Bệnh có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu bệnh nhân may mắn sống sót sẽ phải gánh chịu những di chứng nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và tâm lí của người bệnh.

xuất huyết não gây đột quỵ cực kỳ nguy hiểm

Có 2 loại đột quỵ chính gây nguy hiểm cho bệnh nhân đó là đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu khiến não không được cung cấp máu và dưỡng chất gây chết não và đột quỵ do xuất huyết não khiến mạch máu bị vỡ ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh làm tổn thưỡng các tế bào não. Ngoài ra còn một loại đột quỵ nữa là đột quỵ nhỏ hay còn gọi là cơ đột quỵ thoáng qua, loại đột quỵ này xảy ra chỉ vài phút sau đó máu lại được lưu thông trở lại vì thế tức thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não

4 CÁCH TỰ KIỂM TRA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ

Mặc dù đột quỵ là bệnh không có phương pháp phòng ngừa triệt để tuy nhiên bạn có thể kiểm soát nó bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm đột quỵ hàng ngày ngay tại nhà để có phương pháp phòng ngừa tốt nhất tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra và ngăn ngừa nguy cơ tử vong của bệnh nhân.

  • Đối với bệnh nhân huyết áp cao có thể tự kiểm tra chỉ số huyết áp tại nhà bằng các loại máy huyết áp thông thường, bệnh nhân chỉ cần kiểm tra hàng ngày nếu có bất thường gì hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó cần kiểm tra định kì sức khỏe để phát hiện các nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân có chỉ số cholesterone cao và bị bệnh tiểu đường có thể tự kiểm tra bằng các xét nghiệm đơn giản hoặc kiểm tra hằng ngày bằng các thiết bị điện tử thông minh, việc này cần được kiểm tra thường xuyên và tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

tự kiểm tra huyết áp tại nhà để dự phòng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ thông thường xảy ra đột ngột và tiến triển thì lại âm thầm nên nhiều khi chúng ta vẫn còn rất chủ quan đối với các triệu chứng của bệnh, chính vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu giúp các bệnh nhân có thể tự phát hiện nguy cơ đột quỵ đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mỗi ngày qua 4 phương pháp sau đây:

Phương pháp nhắm mắt đưa chân lên cao giữ thăng bằng 20 giây

Một trong những phương pháp đơn giản và có thể cảnh báo sớm đột quỵ hiệu quả đó là thử thách đứng bằng 1 chân nhắm mắt và giữ thăng bằng trong vòng 20 giây.

Nghệ sĩ Đại Nghĩa thực hiện bài kiểm tra đột quỵ

Đây là phương pháp nghiên cứu và được các nhà khoa học chỉ ra rằng có tới 50% người không giữ được thăng bằng đến 20 giây sau khi kiểm tra có xuất hiện các cục máu đông nằm sâu trong não và có tới 45% có nguy cơ bị xuất huyết não, đây chính là minh chứng cho tác dụng phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm của động tác này, nếu thời gian thực hiện động tác của bạn càng ngắn tức là nguy cơ đột quỵ của bạn càng cao.

Việc đơn giản mà tất cả chúng ta cần làm đó là thực hiện động tác này hàng ngày bằng cách co 1 chân lên vuông góc với thân người sao cho cơ thể tự thăng bằng, không dựa dẫm vào các vật dụng xung quuanh, không dùng tay giữ chân, tư thế thoải mái, nhắm mắt và thư giãn để vượt qua thử thách. Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu thất bại trong thử thách này kết hợp với phát hiện dấu hiệu tay chân đơ cứng, tê bì, yếu ớt, thường xuyên xây xẩm mặt mày để cứu chính mình khỏi nguy cơ đột quỵ.

Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng sức mạnh cơ 2 bàn tay

Một trong các triệu chứng của đột quỵ não là yếu cơ, nếu một trong hai bàn tay có lực cơ yếu sẽ khiến bàn tay lệch về một phía và không tự xoay lại tự nhiên được.

nhắm mắt đưa hai tay ra trước kiểm tra nguy cơ đột quỵ

Cách thực hiện:

  1. Bước 1: Đưa hai tay thẳng về phía trước song song với nhau, giơ cao bằng vai, lòng bàn tay hướng lên phía trên.
  2. Bước 2: Nhắm 2 mắt từ 1 - 3 phút, để tay tự nhiên không cố tình gồng cơ bắp.
  3. Bước 3: Mở mắt, kiểm tra bàn tay có xoay lệch vào phía bên trong không.

Kết quả nếu cả hai tay vẫn ở trạng thái song song, không có tay nào hướng vào bên trong cho thấy bạn chưa có dấu hiệu của đột quỵ não. Nếu ngược lại hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng phương pháp đi trên đường thẳng

Một trong các dấu hiệu của đột quỵ não mà bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các bệnh thông thường đó là biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Khi thường xuyên gặp phải các triệu chứng này hãy thực hiện ngay bài test sau đây:

nhắm mắt đi trên đường thẳng cho biết nguy cơ đột quỵ não

Cách thực hiện:

  1. Bước 1: Tìm một đường thẳng trên mặt đất phẳng: có thể là đường viền gạch lát nhà hoặc tự tạo đường thẳng bằng phấn hay đặt một dải băng đen thẳng trên mặt đất.
  2. Bước 2: Đi trên đường thẳng, gót chân trước chạm vào đầu ngón chân sau và tiến về phía trước tới khi hết đoạn đường thẳng, có thể lặp lại nhiều lần.

Kết quả nếu không thể đi hết đường thẳng kèm theo biểu hiện đau đầu, chóng mặt thì hãy tới bệnh viện kiểm tra ngay

Kiểm tra nguy đột quỵ não tại nhà bằng phương pháp chạm ngón tay

Có thể nhiều người không biết rằng bệnh nhân có khả năng cao bị đột quỵ hay khuyết tật tiểu não sẽ có vấn đề trong sự kết hợp giữa mắt và tay, chính vì vậy bài kiểm tra này được xem là một trong những phương pháp cơ bản để xác định nguy cơ các bệnh lý về não. Bài kiểm tra cần hai người: người cần kiểm tra và người hỗ trợ.

phương pháp chạm ngón tay giúp dự phòng nguy cơ đột quỵ

Cách thực hiện:

  1. Bước 1: Hai người ngồi đối diện cách nhau vị trí vừa đủ. Người cần kiểm tra đưa ngón tay trỏ chạm vào đầu ngón tay trỏ của người hỗ trợ, sau đó tự chạm lại vào đầu mũi mình.
  2. Bước 2: Người hỗ trợ di chuyển ngón trỏ của bản thân để người cần kiểm tra thực hiện lại thao tác ở bước 1, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Kết quả nếu người cần kiểm tra nhiều lần thực hiện không thành công thì cần tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.

Xem thêm: Các sản phẩm thuốc bổ tim mạch tốt nhất

NHÓM CÓ NGUY CƠ CAO BỊ ĐỘT QUỴ

6 nhóm nguy cơ đột quỵ cao theo đánh giá của các chuyên gia bao gồm:

  1. Nhóm bệnh nhân bị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp và tiểu đường: Nguồn cơn của căn bệnh đột quỵ chính là do các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa hình thành và tích tự trong lòng mạch gây tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không thể lưu thông để nuôi cơ thể, trường hợp này chiếm tới 90% trên tổng số các bệnh nhân mắc đột quỵ Phận trăm còn lại là do mạch máu bị suy yếu dễ bị vỡ mạch và gây xuất huyết.
  2. Người có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia thường xuyên: Thuốc là và rượu bia là những chất kích thích có hại cho cơ thể, các nghiên cứu và khảo sát trên thế giới chỉ ra rằng người hút thuốc nhiều có nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc bởi các hóa chất độc hại có trong thuốc lá khiến các mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng.
  3. Bệnh nhân từng gặp phải cơn đột quỵ nhỏ: Đây được xem là cơn đột quỵ thoáng qua do thiếu máu đột ngột không gây nguy hiểm nhưng các chuyên gia cảnh báo bạn cần được chẩn đoán và kiểm tra kịp thời bởi đâu có thể là dấu hiệu khởi phát cho cơn đột quỵ nặng bạn có thể gặp phải trong vòng 30-90 ngày sau đó.
  4. Trong gia đình từng có người bị đột quỵ: Đây cũng là trường hợp có nguy cơ bị đột quỵ cao bởi những người sống cùng nhau thường có thói quen, sinh hoạt, môi trường sống như nhau mặc dù đột quỵ không phải là căn bệnh di truyền.
  5. Nhóm người lớn tuổi trên 50 tuổi laf nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
  6. Những người hay có biểu hiện đau nửa đầu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn từ 2-3 lần so với những người bình thường.

Tuy nhiên đây là một trong những biến cố khó lường vì thế nó có thể xảy đến với bất kì ai kể cả một người khỏe mạnh và đang ở độ tuổi 20, chính vì thế bạn không nên chủ quan, lơ là với chứng bệnh nguy hiểm này.

tình trạng tê bì chân tay được xem là nguy cơ gây đột quỵ

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Để chủ động phòng ngừa đột quỵ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Kiểm soát tốt những căn bệnh mà bạn đang mắc phải như: Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...
  • Hình thành thới quen tốt: Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, không thức khuy, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí giảm căng thẳng, stress...
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, chất xơ, các loại củ quả...hạn chế thực phẩm đóng sẵn, dầu mỡ nhiều, đồ ngọt, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, và thức ăn chứa nhiều đường bên cạnh đó bạn nên uống nhiều nước.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì là biện pháp phòng bệnh tốt nhất, nhất là đối với người ngoài 50 tuổi.

chế độ ăn uống lành mạnh không dùng chất kích thích

KẾT LUẬN

Đột quỵ là một căn bệnh tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm nghiêm trọng, nó diễn ra đột ngột và hoàn toàn bất ngờ, việc trang bị những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này là vô cùng cần thiết đối với bất cứ ai nhằm giảm thiểu tối đa những tác hại nặng nề mà bệnh mang lại, hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này và có những biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh hiệu quả cho chính mình và người thân.

Từ khóa » Cách đo đột Quỵ