4 Tư Thế Cho Bé Bú đúng Nhất được Bác Sĩ Bệnh Viện Nhi Khuyên Dùng

Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú. Nhưng liệu mẹ đã biết cho bé bú đúng cách chưa?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Nhưng đối với những người làm mẹ lần đầu, nuôi con bằng sữa mẹ là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có kinh nghiệm.

  • 10 thực phẩm lợi sữa, dáng thon mẹ vẫn thường bỏ qua
  • Trẻ bú lắt nhắt: Có phải là tật xấu cần khắc phục?

4 tư thế cho bé bú đúng nhất mẹ nên áp dụng

Theo các bác sĩ, có 4 tư thế cho bé bú phổ biến nhất là tư thế bế ru thuận tay, bế ru ngược tay, tư thế ôm trái banh và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.

Error: Contact form not found.

Tư thế bế ru thuận tay

Ở tư thế này, mẹ để bé nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru con ngủ. Trên thực tế, bế ru thuận tay là tư thế cho bé bú phổ biến nhất và cũng dễ học nhất.

Để cho bé bú ở tư thế bế ru thuận tay, mẹ thực hiện theo các bước sau:

– Nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay trái để bế bé, ngược lại nếu mẹ cho bé bú bên phải thì dùng tay phải bế bé sao cho toàn bộ thân và đầu của con đều nằm trên đường thẳng.

– Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.

– Cho bé ngậm bắt núm vú.

tư thế cho bé bú
Tư thế bế ru thuận tay

Tư thế bế ru ngược tay

Tư thế này rất phù hợp với những trẻ sinh non, lực mút yếu. Ở tư thế bế ru ngược tay, bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn và ngậm bắt núm vú được lâu hơn.

Mẹ thực hiện như sau:

– Ngược lại với tư thế bế ru ngược tay, nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế con, còn nếu cho bé bú vú bên phải thì dùng tay trái để bế con, tay còn lại giữ đầu bé.

– Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.

– Cho bé ngậm bắt núm vú.

Tư thế bế ru ngược tay

Tư thế ôm trái banh

Tư thế cho bé bú ôm trái banh hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt vào trong, bầu vú lớn hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.

Mẹ thực hiện tư thế ôm trái banh như sau:

– Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.

– Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con. Ngược lại bé bú bên phải thì mẹ dùng bàn tay phải đỡ đầu và gáy của con.

– Để con ngậm bắt núm vú.

tu the cho be bu
Tư thế ôm trái banh

Error: Contact form not found.

Tư thế nằm nghiêng

Cho con bú ở tư thế nằm nghiêng thích hợp cho những mẹ cho con bú vào ban đêm, mẹ sinh mổ hoặc mẹ muốn nghỉ ngơi một chút cho con bú.

Xem thêm: Có phải trẻ bú nằm dễ viêm tai giữa? Nên cho trẻ bú nằm hay không?

Mẹ thực hiện cho con bú ở tư thế nằm nghiêng như sau:

– Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.

– Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.

– Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.

tư thế cho bé bú
Tư thế nằm nghiêng

Làm sao để biết bé đã bú đúng tư thế?

– Cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.

– Bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con.

– Mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ.

– Môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên.

tư thế cho bé bú
Trẻ ngậm bắt núm vú đúng

Một số mẹo dành cho mẹ khi cho bé bú

Bên cạnh tư thế cho bé bú, người mẹ cần biết một số mẹo để việc nuôi con bằng sữa mẹ đạt được hiệu quả cao nhất.

Nhận biết khi nào nên cho bé bú

Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên bé rất nhanh đói. Mẹ không thể biết được chính xác cữ bú của bé, vì thế hãy cho bé bú mỗi khi bé thấy đói, chứ không nên áp dụng theo khung giờ cứng nhắc của mẹ.

Vậy làm sao để biết được bé của bạn đang đói? Đó là khi bé trở nên hoạt bát hơn, bé mút tay hoặc có các hành động tìm kiếm vú mẹ. Khi mẹ chạm vào bé, bé sẽ hướng ngay về phía mẹ để được bú. Nếu lúc này mẹ vẫn không nhận ra bé đang đói, bé sẽ khóc, để bé khóc lâu bé sẽ mệt và không chịu bú mẹ nữa.

Nên cho bé bú bao lâu là đủ?

Mẹ để bé bú hết một bên ngực để đảm bảo rằng bé bú được cả phần sữa béo tiết ra vào lúc cuối. Lúc này, mẹ chuyển bé sang bầu vú bên còn lại.

Không có con số chính xác cho việc nên cho bé bao lâu, vì nhu cầu của mỗi bé là khác nhau. Khi bé bú no, bé sẽ ngủ ngoan và tự nhả vú mẹ.

Error: Contact form not found.

Khi nào nên đánh thức cho bé bú?

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tỉnh dậy mỗi khi bé thấy đói hoặc tã bị ướt làm bé khó chịu. Một số bé khác có thể ngu li bì 3 – 4 giờ đồng hồ mà không thức dậy.

Nếu mẹ thấy bé đã ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức bé bằng cách thay tã, mát xa lưng, bụng và chân hoặc cho bé kề da với mẹ. Khi bé tỉnh dậy, đưa bé lại gần vú mẹ, cho bé bú để đảm bảo rằng bé được bú đủ và không bị chậm lớn.

Trên đây là 4 tư thế cho bé bú cùng những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà Mabio muốn chia sẻ đến các mẹ. Để có đủ sữa cho con bú, mẹ nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và luôn duy trì tâm trạng thoải mái trong thời gian này, các mẹ nhé.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

  • Sắp sinh có nên đặt thuốc không? Liệu có ảnh hưởng…
  • Trẻ sinh non có thông minh không? Một số mẹo kích…
  • Trẻ sinh non khi nào thì đi tiêm phòng viêm gan B, Lao?
  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước lá tía tô để giúp để…
  • Mách mẹ bí quyết đẻ không đau ngay trên bàn sinh 
Tư vấn miễn phí Lợi sữa Mabio

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

Δ

Từ khóa » Cách Bế Bé Bú đúng Cách