4 Vật Liệu Chống Thấm Sàn Mái Bê Tông Bị Nứt Hiệu Quả Trên 10 Năm

Nội Dung Chính

  • Nguyên nhân gây nứt sàn bê tông
  • Cách xử lý chống thấm vết nứt sàn mái bê tông triệt để
  • Vật liệu chống thấm mái sàn bê tông triệt để
    • 1/ Keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng
    • 2/ Chống thấm sàn mái nhà bằng nhựa đường triệt để
    • 3/ Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote
    • 4/ Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng Sika
  • Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông bị nứt hiệu quả và tiết kiệm nhất
Google+0Facebook0Twitter0LinkedIn0Pinterest0

Mái bê tông là nơi chịu tác động lớn từ thời tiết, khí hậu, Điển hình là nắng, mưa quanh năm. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt sàn mái bê tông cốt thép, các vết nứt chạy khắp sân thượng. Hậu quả là sau mỗi lần mưa là bị thấm ở góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt 1

Các vết nứt chạy khắp sàn mái sân thượng

Nếu không tiến hành chống thấm sàn mái bê tông bị nứt một cách triệt để, giải quyết tốt vấn đề đàn hồi cho trần mái, hàng loạt những hệ quả đáng sợ có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt 2

Trần nhà bị nứt nẻ chân chim, tạo điều kiện nước mưa xâm nhập gây dột

  • Công trình xuống cấp nhanh hơn, nhà mới xây 2 – 3 năm mà nhìn như 15 – 20 năm.
  • Hư hại tài sản thiết bị trong nhà do nước mưa thấm dột vào gây chập cháy, ẩm mốc,…

Nguyên nhân gây nứt sàn bê tông

Dưới đây là 1 số nguyên nhân phổ biến

– Trần chưa được xử lý chống thấm đàn hồi, khả năng co giãn kém. Khi thời tiết thay đổi nắng quá hay lạnh quá, sẽ dễ bị nứt nẻ.

– Dùng sai vật liệu chống thấm mái nhà, vật liệu kém chất lượng.

– Thi công không đúng cách, kỹ thuật xử lý không đạt yêu cầu.

Cách xử lý chống thấm vết nứt sàn mái bê tông triệt để

Tiến hành xử lý chống thấm sàn mái nhà triệt để chắc chắn là giải pháp bắt buộc để ngăn chặn các sự cố có thể phát sinh. Để đạt được hiệu quả mong đợi, chúng ta sẽ cần đến một số yếu tố. Đó là:

+ Kỹ thuật chống thấm mái nhà bê tông tối ưu.

+ Vật liệu chống thấm sàn mái nhà chất lượng, phù hợp với chất liệu bê tông.

+ Thời điểm tiến hành thi công khô ráo, không nắng gắt, không mưa bão.

Vật liệu chống thấm mái sàn bê tông triệt để

1/ Keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng

Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta cần dùng keo chuyên dụng, Loại keo được sử dụng phổ biến nhất TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.

Dùng keo bơm trực tiếp vào để trám vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng keo chống thấm

Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao. Nhờ đó, chúng có thể dùng trám bít vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết nóng, lạnh thì chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp. Như vậy, sàn mái bê tông sẽ không lo bị rạn nứt, thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

2/ Chống thấm sàn mái nhà bằng nhựa đường triệt để

Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra 1 lớp chống thấm mái bê tông bị nứt dày dặn. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng nhựa đường

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nhựa đường với khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi ưu việt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thi công. Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường dùng cho các công trình chịu tác động thấm dột nghiêm trọng.

Bên cạnh nhựa đường, phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông. Vì màng gốc bitum có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên phù hợp với vị trí sàn mái hơn cả.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng màng khò nóng

Màng Bitumex BP 300 – Màng chống thấm khò nóng dày 3mm

Dùng hóa chất hoặc sơn chống thấm chỉ được dăm ba năm là phải chống thấm lại vì rạn nứt bê tông trên mái, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.

Một chú ý nho nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là: Các cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật thì phải chống thấm bằng vữa grout không co ngót, sau đó có thể bơm keo Epoxy quanh miệng ống, trên cùng là màng thì yên tâm tuyệt đối.

3/ Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote

Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Là chất liệu sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian.

Hiệu quả chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó, không có lý do gì e ngại khi bạn quyết định chọn dùng giải pháp này.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt Flinkote

4/ Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng Sika

Cũng như nhựa đường hay Flinkote, chúng ta dùng sika chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Được xem là một trong những chất liệu phổ thông nhất, Sika có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng sika

Chống thấm sân thượng bằng sika

Là hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Thi công bằng vật liệu chống thấm sân thượng bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài hàng chục năm. Công trình của bạn hoàn toàn không còn phải lo đối mặt với vấn đề thấm dột.

Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông bị nứt hiệu quả và tiết kiệm nhất

Sau đây sẽ là quy trình chống thấm sàn mái bê tông bị nứt một cách cụ thể

Bước 1: Định vị vết nứt một cách chính xác. (Có thể dùng quả dọi định vị từ phía dưới sàn, sau đó dựa vào kích thước đo đạc ta có thể định vị chính xác vị trí vết nứt ngay trên mái)

Bước 2: Sau khi đã định vị vết nứt chính xác, tiến hành đục gạch tại vị trí vết nứt, khi đã tìm thấy vết nứt thi đục đến khi nào vết nứt kết thúc mới thôi

Quy trình Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt 1

Xử lý nứt bê tông

Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay, mài sạch sẽ cho vết nứt hiện ra rõ ràng hơn.

Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay, cắt mở rộng vết nứt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm

Quy trình Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt 2

Cắt mở rộng vết nứt

Bước 5: Tiến hành vệ sinh vết nứt sạch sẽ sau khi cắt.

Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối (gồm xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 7: Sau khi vữa Grout khô hoàn toàn, tiến hành quét phụ gia chống thấm Masterseal 540 lên vết nứt đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.

Quy trình Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt 3

Phủ chống thấm Materseal 540 kết hợp lưới thủy tinh gia cường

Bước 8: Sau khi lớp Materseal 540 khô, ta quét thêm 1 đến 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn tiến hành láng vữa chống thấm (Sika latex kết hợp Waterseal DPC) và lát lại gạch

Bước 9: Ngâm thử nước và tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình

Với phương án xử lý chống thấm cho vết nứt như trên, chúng tôi đảm bảo 100% công trình sẽ không còn bị thấm do vết nứt mà chi phí tiết kiệm rất nhiều so với phương án chống thấm lại toàn bộ sàn mái. Đồng thời độ bền công trình được trên 10 năm.

Lưu ý với cách xử lý như trên, chỉ có ý nghĩa về mặt chống thấm chứ không có tác dụng về mặt kết cấu chịu lực.

Trên đây là những loại vật liệu chống thấm mái bê tông bị nứt phổ biến nhất. Trong những trường hợp đặc thù hơn, chúng ta sẽ cần cân nhắc đến các lựa chọn khác. Quý khách hàng quan tâm đến giá thi công chống thấm sàn mái hay các vấn đề khác cần được tư vấn hỗ trợ, xin vui liên hệ: 0979 192 788 – 0964 424 6068

Chống thấm dột Bách Khoa Quyết Tiến – Luôn sẵn sàng đồng hành cùng mọi công trình.

4.5 / 5 ( 4 bình chọn )

Từ khóa » Keo Chống Nứt Sàn Bê Tông