40 Câu Slogan Ấn Tượng Nhất Mọi Thời Đại (và Cách Để Tự Tạo ...
Có thể bạn quan tâm
# 21 “The Citi never sleeps” - "Thành phố không bao giờ ngủ" (Citibank, 1976)
Slogan này là cách duy trì sự thành công của Citibank với việc Citibank là ngân hàng đầu tiên cài đặt và quảng bá ATM ở New York.
Khẩu hiệu hoàn chỉnh là “The Citi Never Sleeps, But Your Neighborhood May Be Put To Rest”
# 22 “I Love New York” (Thành phố New York, 1977)
Đi đến bất kỳ thành phố nào trên thế giới, và có thể bạn sẽ tìm thấy rất nhiều mặt hàng với slogan "I Love New York" (tạm dịch: Tôi yêu New York), hoặc slogan "I <3 NY" được trang trí trên đó.
Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng hiệu quả của slogan trong một chiến dịch quảng cáo. Thành phố New York đã sử dụng nó để quảng bá du lịch trong thành phố, và sau đó là toàn bộ bang New York.
# 23 “When if absolutely, positively has to be there overnight” (Federal Express, 1982)
(Tạm dịch: Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ giao hàng ngay cả khi nửa đêm)
Có rất nhiều dịch vụ chuyển phát nhanh vào thời điểm đó, nhưng FedEx đã có thể nổi bật thương hiệu của mình khỏi sự cạnh tranh khi sử dụng slogan này. Đây cũng là một phần lý do tại sao FedEx hiện là một trong những công ty vận tải lớn nhất thế giới.
# 24 “The world’s favourite airline” - (British Airways, 1983)
Ngày nay, slogan chính thức của công ty là "To Fly. To Serve.". Tuy nhiên, trước đó, British Airways đã thành công trong việc quảng cáo là "The world’s favourite airline" (tạm dịch: Hãng hàng không được thế giới ưa chuộng).
Mặc dù lời tuyên bố này đã nhận phải rất nhiều sự chỉ trích từ các hãng hàng không khác, slogan của British Airways vẫn gây ấn tượng về sự khôn ngoan, và nó vẫn là một slogan rất đáng nhớ trong lòng công chúng.
# 25 “Where’s the beef? (Wendy's, 1984)
(Tạm dịch: Thịt bò ở đâu?)
Một trong những câu cửa miệng nổi tiếng nhất của Mỹ, được sử dụng để đặt câu hỏi về nguồn gốc của một sản phẩm hoặc thậm chí là một ý tưởng, thực sự đã được bắt nguồn từ slogan của chuỗi thức ăn nhanh Wendy's.
# 26 “Quality never goes out of style” - (Levi's, 1985)
(Tạm dịch: Chất lượng không thể nào thiếu phong cách)
Quần jeans mang tính biểu tượng của Levi Strauss có slogan này trên nhãn, nhưng nó cũng đã được sử dụng trong một số quảng cáo truyền hình và in ấn, khiến nó trở thành một trong những Slogan đáng nhớ và lâu dài nhất mọi thời đại.
Công ty được biết đến với những chiếc quần jean rất bền, điều này đã được thể hiện rõ ràng trong slogan - Phong cách không thể nào thiếu đi chất lượng
# 27 “It’s everywhere you want to be” (Visa, 1985)
Visa hiện đang sử dụng Slogan "Everywhere you want to be", đó là một phiên bản rút gọn của slogan gốc "It’s everywhere you want to be" (tạm dịch: Đó là bất cứ nơi nào bạn đến). Về cơ bản, công ty muốn đưa ra thông điệp miễn là bạn sở hữu một thẻ visa, bạn có thể đặt tay lên bất cứ điều gì, đi bất cứ đâu, và tận hưởng trải nghiệm, tại bất cứ nơi nào bạn trên thế giới.
# 28 “Just do it” (Nike, 1987)
Theo Dan Wieden, giám đốc quảng cáo tạo ra dòng khẩu hiệu "Just do it" (tạm dịch: Cứ làm đi) thì slogan này dựa trên những lời cuối cùng của tội phạm người Mỹ Gary Gilmore , trước khi ông ta bị hành hình. Trước khi bị bắn, ông ta nói "Let’s do it".
Wieden chỉnh nó thành "Just do it", và nó cho người tiêu dùng cảm giác rằng họ có thể làm được tất cả mọi thứ và thành công bằng cách sử dụng những sản phẩm của Nike. Khẩu hiệu này được Campaign Magazine vinh danh là slogan tốt nhất của thế kỷ 20.
# 29 The best a man can get” (Gillette, 1989)
(Tạm dịch: Thứ tốt nhất dành cho đàn ông)
Không còn gì để nói, đàn ông trở nên nam tính hơn khi cạo râu, và đó là những gì mà thương hiệu Gillette muốn chứng minh bằng sản phẩm của mình. Đó là lý do khiến giám đốc quảng cáo của Gillette chọn slogan này cho chiến dịch quảng cáo.
Trên thực tế, slogan này thành công đến nỗi được dịch ra 14 ngôn ngữ và được sử dụng trên toàn cầu.
# 30 “Maybe she’s born with it. Maybe it’s Maybelline” (Maybelline, 1991)
(Tạm dịch: Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, có thể là nhờ Maybelline)
Kể từ khi tung ra slogan này năm 1991, Maybeline, thuộc công ty mẹ L'Oreal, đã sử dụng nó cho đến bây giờ. Câu slogan là bằng chứng về hiệu quả của dòng sản phẩm này, chú trọng vào vẻ đẹp của phụ nữ và trang điểm như thế nào để người phụ nữ trở nên tự tin hơn với vẻ đẹp của mình ngay cả khi họ không phải là người mẫu.
# 31 "Got Milk?" (California Milk Processor Board, 1993)
(Tạm dịch: Uống sữa?)
Agency quảng cáo Goodby Silverstein & Partners chịu trách nhiệm xây dựng slogan này cho California Milk Processor Board - một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Ban Thực phẩm và Nông nghiệp California.
Chiến dịch mang tầm quốc gia này chủ yếu nhằm khuyến khích việc tiêu thụ sữa bò. Điều làm cho nó trở nên nổi tiếng hơn nữa là quảng cáo truyền hình của chiến dịch này do đạo diễn Hollywood đại tài Michael Bay.
# 32 “Where do you want to go today?” (Microsoft, 1994)
Microsoft đã tung ra rất nhiều chiến dịch quảng cáo hình ảnh toàn cầu, và cho đến nay, slogan này là một trong hai câu slogan dễ nhớ nhất: “Where do you want to go today?" (tạm dịch: Hôm nay bạn muốn đi đâu). Slogan được đưa ra để nhấn mạnh làm thế nào máy tính cá nhân của công ty được sử dụng để vượt qua các rào cản và khoảng cách công nghệ.
# 33 "Hello Boys" (Wonderbra, 1994)
(Tạm dịch: Chào các chàng trai)
Mặc dù toàn bộ chiến dịch quảng cáo chưa đủ hấp dẫn, nhưng chỉ qua những tấm poster và slogan, thương hiệu đã trở nên đáng nhớ hơn.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi quảng cáo với hình ảnh của Eva Herzigova mặc chiếc Wonder Bra nổi tiếng được bình chọn là hình tượng quảng cáo được yêu thích nhất của Outdoor Media Center.
# 34 “Good things come to those who wait” (Guinness, 1996)
(Tạm dịch: Điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người biết chờ đợi)
Guinness là thương hiệu bia tại Anh Quốc, nhưng nhờ slogan này, sản phẩm đã được đón nhận trên toàn thế giới.
Ban đầu, slogan này được đưa ra nhằm mục đích thay đổi ý kiến tiêu cực của người tiêu dùng về việc phải đợi quá lâu để đổ đầy một ly Guinness trực tiếp từ van.
# 35 “Think Different” (Apple, 1997)
(Tạm dịch: Nghĩ khác)
Slogan này được Apple sử dụng chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 1997 đến năm 2002. Đó là để quảng cáo toàn bộ thương hiệu chứ không phải bất kỳ sản phẩm cụ thể nào.
# 36 “There are some things money can’t buy. For everything else, there’s MasterCard” (MasterCard, 1997)
(Tạm dịch: Có một số thứ mà tienf không thể mua. Đối với những thứ khác, Mastercard đều có thể)
Visa đã đi trước với slogan "It’s everywhere you want to be". MasterCard cũng không chịu kém cạnh, slogan dài hơn này là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu của công ty.
Không cần phải nói, slogan này đã khiến MasterCard trở thành một thương hiệu vô cùng quen thuộc.
# 37 “The Power of Dreams” (Honda, 2001)
(Tạm dịch: Sức mạnh của giấc mơ)
Slogan toàn cầu của người khổng lồ Honda đã nhấn mạnh vào giấc mơ thay vì thực tế. Nó tấn công vào việc mỗi cá nhân đều mơ ước sở hữu một chiếc xe hơi. Nó cũng được phát hành cùng với sự ra mắt của Honda FCX Concept, một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen.
Điều này gợi ra một giấc mơ khác của nhiều người, đó là ô tô không gây ô nhiễm.
# 38 “I’m Lovin’ It” (McDonald's, 2003)
Trong 13 năm hoạt động, slogan "I’m Lovin’ It" (tạm dịch: Tôi đang yêu) đã trở thành slogan lâu đời nhất được sử dụng bởi chuỗi thức ăn nhanh khổng lồ McDonald’s. Giai điệu của bài hát được viết bởi Rapper Pusha T, và được hát bởi Justin Timberlake.
Nó có hiểu quả, vì thương hiệu đã chiến đấu chống lại các cáo buộc về phục vụ thức ăn không lành mạnh. Đó cũng là thời gian khi chứng béo phì là một vấn đề rất nghiêm trọng.
# 39 “Imagination at Work” (General Electric, 2003)
Khẩu hiệu "Imagination at Work" (tạm dịch: Sự tưởng tượng trong công việc) gửi thông điệp rằng trí tưởng tượng là điều cốt lõi truyền cảm hứng cho General Electric trong phát triển và sản xuất các sản phẩm của mình.
# 40 “Real Beauty” (Dove, 2004)
(Tạm dịch: Vẻ đẹp thực sự)
Chiến dịch "Real Beauty" của Dove đã sử dụng slogan cùng tên này. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể và sự chấp nhận của phụ nữ về những điểm không hoàn hảo trên cơ thể. Gần đây, phụ nữ đang phải trải qua rất nhiều vấn đề về cơ thể, và Dove đã cố gắng để giải quyết điều đó bằng chiến dịch và slogan này.
CÁCH TỰ TẠO SLOGAN
Xem xét sự thành công của các Slogan ở trên, rõ ràng là các doanh nghiệp và các agency quảng cáo đang liên tục nghiên cứu để đưa ra những slogan hiệu quả, bởi đó sẽ là thứ được sử dụng trong nhiều thập kỷ và tạo lập vị thế vững chắc cho công ty và thương hiệu.
Nhưng làm thế nào để tạo một slogan hiệu quả? Dưới đây là một số mẹo và lời khuyên bạn có thể làm theo.
1. Quyết định xem bạn có thực sự cần slogan hay không
Có rất nhiều lý do khiến chiến dịch quảng cáo được khởi động hoặc tại sao các slogan được tạo ra. Một số công ty làm điều đó để bắt đầu sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ mới. Vài công ty khác sẽ nhìn vào nó như là một cách để tái thiết thương hiệu, hoặc mang hơi thở mới cho một thương hiệu đang có nguy cơ nhạt nhòa dần.
Nó cũng có thể là một hình thức kiểm soát và đo lường thiệt hại trong trường hợp thương hiệu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.
2. Bạn phải bắt đầu bằng cách tìm kiếm trong nội bộ, và đánh giá những gì bạn đã có.
Nếu công ty đã có một logo, có nghĩa là việc xây dựng thương hiệu đã bắt đầu. Cũng có thể là công ty hoặc thương hiệu đã có slogan đang được sử dụng. Vậy có gì không tối với slogan đó?
Có phải là do một nhu cầu mới dẫn đến việc thay thế hoàn toàn slogan, hoặc rút ngắn lại giống như cách Citibank rút ngắn slogan của mình? Thông thường, tạo slogan sẽ bắt đầu từ logo, dựa trên các từ và thông điệp từ các yếu tố thiết kế của nó.
3. Hãy suy nghĩ về những hình ảnh bạn muốn đạt được với slogan
Bạn phải nhìn vào cốt lõi của doanh nghiệp và những gì nó cung cấp. Ví dụ, Gillette có giá trị lớn về sự nam tính. Đó là nguồn cảm hứng cho Slogan "The best a man can get".
4. Giữ Slogan đúng hướng và đơn giản
Không có quy tắc cứng nhắc nào về độ dài của slogan. Một slogan chỉ cần có một hoặc hai từ (ví dụ: "Think Small") hoặc thậm chí là một câu dài, hoặc thậm chí là hai câu ("There are some things money can’t buy. For everything else, there’s MasterCard "). Một số người nói rằng, slogan ngắn hơn thì tốt hơn. Định hướng dựa trên giả định rằng mọi người có khuynh hướng giảm sự quan tâm khi họ đọc một cái gì đó dài dòng hoặc quanh co.
Còn nguy cơ với slogan ngắn là đôi khi, slogan không chứa tất cả các từ cần thiết để có được thông điệp. Tuy nhiên, nếu bạn phải sử dụng slogan dài, hãy đảm bảo rằng chúng chứa các thông điệp quan trọng chứ không chỉ là các từ bổ sung.
Khi chọn từ ngữ, hãy chọn những từ đơn giản và dễ hiểu. Bạn sẽ không muốn mọi người khó khăn trong việc tìm ra ý nghĩa các từ trong slogan của bạn, thay vì nhận được hình ảnh đầy đủ ngay lập tức trên thông điệp mà bạn đang chuyển tải.
5. Thêm một chút hài hước, nếu có thể
Thông thường, nếu cái gì đó buồn cười, nó sẽ bắt nhịp tốt hơn và nhanh hơn với khán giả. Một slogan có thể gây cười có xu hướng kết nối hiệu quả hơn một slogan nghiêm túc. Tuy nhiên, không ép buộc, đặc biệt là nếu sản phẩm hoặc thương hiệu không thực sự có ý định thêm sự hài hước vào.
6. Đảm bảo rằng slogan của bạn là trung thực
Carlsberg đã phải đối mặt với một số lời chỉ trích với slogan "Probably the best lager in the world" bởi vì nó có vẻ ngạo mạn và gần như không trung thực. Đừng nói dối về những sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu của bạn cung cấp.
7. Tăng cường cảm xúc cho slogan
Với câu cửa miệng, để được người tiêu dùng chú ý, chắc hẳn phải có điều gì đó cộng hưởng với cảm xúc của họ.
Từ "beauty" không có nghĩa gì, nhưng thêm từ "real" vào và sử dụng “Real beauty" trong khi quảng bá thương hiệu Dove, bạn đã có một slogan hiệu quả. "Because you’re worth it" cũng là slogan hiệu quả vì nó đã chạm đến mong muốn của tất cả những người phụ nữ rằng họ luôn khao khát để cảm thấy mình xứng đáng.
8. Tập trung vào thông điệp
Đừng bao giờ để mất đi thông điệp mà bạn muốn cung cấp. Nếu bạn muốn phát huy điểm mạnh đặc biệt trong thương hiệu của bạn, slogan nên liên quan tới nó. Nếu bạn muốn thương hiệu nổi bật hoặc khác biệt, hãy chắc chắn rằng những từ đó phản ánh điều đó.
9. Đảm bảo slogan của bạn có giá trị vô hạn
Đừng đặt ra những hạn chế về slogan, ví dụ như việc chỉ có thể áp dụng trong hiện tại và không phải trong tương lai. Những từ được sử dụng không chỉ có liên quan trong hiện tại mà còn phải có ý nghĩa trong những năm tới. Tạo một slogan mà bạn cho là vẫn còn sử dụng được trong lâu dài. Đây cũng là một cách để nhìn về tương lai.
Để sáng tạo ra những slogan hiệu quả sẽ mất rất nhiều lần brainstorming trước khi tìm được những từ ngữ đúng gợi lên những cảm xúc dâng trào. Tuy nhiên, slogan thành công hoàn toàn có thể thực hiện được và một khi bạn đã làm được, bạn sẽ hạnh phúc vì thời gian tìm ra nó hoàn toàn xứng đáng. Trong nhiều trường hợp, slogan hiệu quả còn có nghĩa là sự khác biệt giữa một công ty dừng lại ở mức “ok” và một công ty thực sự tuyệt vời.
40 Câu Slogan Ấn Tượng Nhất Mọi Thời Đại (Và Cách Để Tự Tạo Slogan Cho Công Ty Bạn) - Phần 1 40 Câu Slogan Ấn Tượng Nhất Mọi Thời Đại (và Cách Để Tự Tạo Slogan Cho Công Ty Bạn) - Phần 2Từ khóa » Slogan Tận Tâm
-
Tranh động Lực Slogan, Tận Tâm Uy Tín, Vui Vẻ Niềm Nở
-
Slogan Uy Tín Chất Lượng ❤️️ Khẩu Hiệu Hay Và Ý Nghĩa
-
Tổng Hợp Các Câu Slogan Hay, Tuyển Trọn Bộ Những Câu ... - Thủ Thuật
-
Những Câu Slogan Hay Nhất Mọi Lĩnh Vực Trong Kinh Doanh 2022
-
DỰ THI SÁNG TÁC SLOGAN (KHẨU HIỆU) BỆNH VIỆN
-
[Top Bình Chọn] - Những Câu Slogan Hay Về Sức Khỏe - Vinh Ất
-
99+ Câu Slogan Về Sức Khỏe Và Sắc đẹp Hay Và ý Nghĩa Nhất
-
Những Câu Slogan Hay Về Kinh Doanh “Chạm” Tới Cảm Xúc Khách Hàng
-
Tranh Slogan" Tận Tâm Uy Tín Vui Vẻ Niềm Nở Là Thái độ Phục Vu"
-
Tận Tâm Trọng Thị, Giá Trị Xứng Tầm | Tin Tức | Vietnamairlines
-
Thấu Hiểu Tận Tâm, Nâng Tầm đẳng Cấp | Tin Tức | Vietnamairlines
-
Giá Trị Văn Hóa “Tận Tâm Vì Khách Hàng” - Nhân Kiệt
-
513+ Câu Slogan Tiếng Anh Hay Và ý Nghĩa Nhất