40+ Mẫu Cửa Inox đẹp, Thịnh Hành Nhất Thị Trường VN [Báo Giá 2022]

Ngoài kiểu dáng, chất liệu thì báo giá cửa inox chính là yếu tố then chốt quyết định cho sự lựa chọn mua hay không mua loại cửa đó của chủ nhà. Hãy cùng công ty chúng tôi tìm hiểu các thông tin thú vị xoay quanh các mẫu cửa inox đẹp đang được mọi người yêu thích nhất hiện nay tại Việt Nam.

bang bao gia cua inox dep

Tuy nhiên, thị trường giá cả của loại cửa này rất đa dạng, có nơi đưa giá khá cao nhưng cũng có chỗ lại báo phí rất rẻ. Lý do dẫn đến sự khác biệt trên thường đến từ một số vấn đề về loại cửa, kiểu dáng, chất liệu, yêu cầu của chủ nhà hay kỹ thuật của đơn vị thi công.

Vậy nên, nếu muốn biết được đâu là địa chỉ bán bộ cửa inox giá tốt, thì điều tiên quyết là các khách hàng cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, phân loại và các yếu tố tác động lên chi phí làm cửa. Để biết thêm chi tiết, quý khách có thể tham khảo thêm nội dung bên dưới đây. Đặc biệt, trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ cung cấp thêm cho các bạn đọc bảng giá tham khảo một số kiểu cửa đi, cổng bằng inox đang thịnh hành. Cơ khí Ngân Hà

Tóm tắt nội dung ẩn Cấu tạo của 1 bộ cửa inox 1. Khuôn cửa 2. Khung cửa inox 3. Bộ phận trám bít 4. Bộ phận phụ kiện Cách phân loại các mẫu cửa inox 1. Dựa vào chất liệu 2. Dựa trên cách thức hoạt động 3. Theo cấu tạo 4. Theo số cánh Bảng báo giá cho các sản phẩm cửa bằng Inox Những ưu và nhược điểm của cửa inox 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm Ứng dụng của cửa inox đẹp trong xây dựng 1. Cửa mặt tiền, cửa chính 2. Cửa ngách, cửa phụ 3. Cổng inox 4. Cửa inox dạng lưới Tham khảo hình ảnh một số mẫu cửa inox hiện đại, đẹp hiện nay 1. Mẫu cửa inox 1 cánh 2. Các kiểu cửa inox 2 cánh 3. Những dòng cửa inox 3 cánh, 4 cánh, 6 cánh 4. Dạng cửa inox trượt đẩy Những yếu tố ảnh hưởng đến bảng báo giá cửa inox 1. Chất liệu 2. Kích thước 3. Kiểu dáng 4. Loại cửa và vị trí muốn thi công 5. Xuất xứ 6. Hãy tìm các đơn vị thi công có kinh nghiệm và chuyên nghiệp Đơn vị thi công Inox nào giúp bạn tiết kiệm chi phí và có hợp đồng cam kết chất lượng rõ ràng?

Cấu tạo của 1 bộ cửa inox

Về hình thức, có rất nhiều dạng tạo hình như cửa kéo, cửa quay, cửa xếp kéo, cửa xếp tự động… Mỗi loại sẽ có kiểu cấu tạo riêng biệt nhưng nếu xét về tổng thể, chúng ta có thể chia thành các bộ phận cơ bản như sau: (1)

  • Khuôn cửa
  • Khung cánh cửa
  • Bộ phận trám bít
  • Các bộ phận phụ kiện

1. Khuôn cửa

Đây là bộ phận nằm tiếp giáp giữa tường với khung cánh cửa, giúp cố định phần cánh cửa. Thông thường, với dạng cửa đi đơn giản chỉ gồm 1 cánh thì phần khuôn cửa sẽ gồm một thanh ngang và hai thanh đứng. Số lượng thanh ngang và đứng sẽ tăng thêm nếu số lượng cánh cửa nhiều hơn một.

Vật liệu được dùng cho khuôn cửa chủ yếu là inox dạng hộp, có các kích thước tiết diện thông dụng như 50×50, 30×60, 40×80, 60×120mm… và độ dày là khoảng 1.2mm, 1.5mm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như làm cổng nhà hay cửa xếp inox tự động, thì sẽ không có khuôn cửa.

2. Khung cửa inox

Khung cửa là bộ phận bao quanh bộ cửa, được cấu thành từ hai thanh đứng hai bên, cùng các thanh ngang nằm ở trên, giữa và dưới. Phía bên trong của khung là bộ phận trám bít được làm từ inox hoặc kính.

Tương tự như khuôn cửa, khung cửa cũng thường sử dụng inox hộp để tạo hình, có chiều rộng trung bình từ 0.8 – 1.4cm và chiều dày từ 0.4 – 0.45cm. Các kích thước này sẽ có thay đổi khác nhau, tùy theo thực tế kiến trúc ngôi nhà và yêu cầu cụ thể của chủ hộ.

3. Bộ phận trám bít

Tác dụng của bộ phận này là che chắn, bảo vệ cho phía trong căn nhà. Đây cũng là bộ phận tạo nên vẻ đẹp cho cả bộ cửa inox 304. Tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ nhà, bộ phận trám bít sẽ có thể được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như inox tròn, inox hộp, inox tấm, kính cường lực…

4. Bộ phận phụ kiện

Bộ phận này được chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm:

  • Bộ phận đóng mở: bản lề, tay kéo (dùng cho dạng cửa có trục quay ngang, đặt ở thanh ngang trên hoặc dưới của cửa) hay bánh xe lăn (với cửa inox dạng trượt đẩy).
  • Bộ phận liên kết như eke và T, đinh vít, bật sắt…
  • Bộ phận then khóa: khóa, Krê-môn hoặc then cài với dạng cửa 1 cánh…
  • Bộ phận bảo vệ: tay nắm cửa, chặn cánh, móc gió…

Tùy theo cấu tạo của từng loại cửa inox khác nhau mà các bộ phận này sẽ được thêm vào hoặc bớt ra trong quá trình thiết kế, thi công cửa.

Cách phân loại các mẫu cửa inox

Đối với việc gọi tên các kiểu cửa đi inox thì có khá là nhiều cách, chúng ta có thể dựa vào cấu tạo, chất liệu hay công dụng của cửa để phân loại. Tính đến thời điểm hiện tại thì có bốn cách phân loại cơ bản sau. (2)

1. Dựa vào chất liệu

Nếu dựa vào chất liệu, thì chúng ta có ba loại cửa phổ biến là:

  • Cửa inox 201: Có độ bền ở mức trung bình, có khả năng bị nhiễm từ thấp nhưng dễ bị ăn mòn bởi axit hoặc muối. Những công trình nào sử dụng loại cửa này, nên sử dụng thêm sơn tĩnh điện để bảo quản cửa được lâu hơn. Đây cũng là loại cửa inox giá rẻ nhất trong các loại phổ biến có mặt trên thị trường.
  • Cửa inox 304: Được làm từ loại thép không gỉ chất lượng cao, chống oxy hóa và chịu nhiệt tốt, không nhiễm từ nên có độ bền rất tốt, sử dụng được ở nhiều môi trường khác nhau. Nhược điểm là báo giá lại khá cao so với inox 201.
  • Cửa inox 316: Đây là loại cao cấp nhất trong nhóm, độ bền và khả năng chống chọi lại với các tác động từ môi trường vô cùng tốt, kể cả những nơi ở gần biển hay độ axit cao. Chính vì vậy, giá thành của chúng không hề rẻ và cũng chỉ có những công trình được xây dựng ở các khu vực đặc biệt hay được đầu tư nhiều kinh phí mới có khả năng sử dụng loại cửa này.

Do đó, các bảng giá thi công cửa bằng chất liệu inox cho các công trình dân dụng như nhà ở, nhà phố… thường chỉ có của 2 loại 304 và 201.

2. Dựa trên cách thức hoạt động

Xét về phương thức đóng mở cửa, chúng ta có thể chia thành 3 dạng cửa chính như:

  • Cửa inox dạng mở quay: Với các ngôi nhà mặt phố, nhà trong hẻm, cửa nhà chung cư…, đây là loại cửa có thể quay vào trong hoặc quay ra ngoài, được sử dụng làm cửa cổng bên ngoài cửa chính.
  • Cửa dạng kéo xếp: Thường có hai loại là loại có lá sách và không có lá sách, tác dụng của kiểu cửa này là tạo không gian mở cửa ra vào tối đa, giúp xe và người dễ ra vào. Chúng khá thông dụng với các ngôi nhà ở vùng nông thôn hay cửa dùng cho gara.
  • Cửa inox kéo tự động: Mẫu này có cấu tạo khá phức tạp, được đóng mở bằng motor điện tự động, thích hợp sử dụng cho các công ty, xưởng sản xuất hay cơ quan, trường học…

3. Theo cấu tạo

Cách phân này chủ yếu dựa vào cấu tạo của phần khung, khuôn hay bộ phận trám bít để gọi tên. Trong đó, thông dụng nhất là ba kiểu sau:

  • Cửa 100% inox: Nghĩa là từ khuôn cho đến cánh hay các bộ phận khác của cửa đều làm bằng chất liệu là inox.
  • Cửa inox khuôn/khung gỗ: Để tăng thêm sự đa dạng và tạo ra được nhiều mẫu cửa đẹp, một số thợ cơ khí đã dùng gỗ để làm khung hoặc khuôn cửa bao quanh phần cánh cửa là inox.
  • Cửa inox kính cường lực: Có phần khung cửa là inox 304 và phần thân là kính cường lực, loại cửa này không chỉ đẹp mà còn giúp tạo cảm giác “nới” rộng không gian cho các ngôi nhà.

Nếu xét về giá thành, cửa có 100% inox là loại có giá tốt và rẻ hơn so với hai mẫu cửa còn lại.

4. Theo số cánh

Trong bốn kiểu phân loại, đây là cách phân loại dễ dàng và đơn giản nhất. Với phương pháp này, chúng ta có 3 loại thông dụng dưới đây:

  • Cửa inox 1 cánh: Được ứng dụng nhiều để làm cửa ngách, cửa lên sân thượng, cửa đi phụ hay cửa bảo vệ cho các kiểu nhà là căn hộ chung cư.
  • Cửa inox 2 cánh: Loại cửa này thường được dùng đa số cho các căn nhà nằm trong hẻm, nhà có diện tích vừa phải… để làm cửa cổng hoặc cửa chính nằm bên ngoài cửa gỗ hoặc kính.
  • Cửa inox to từ 3 đến 4 cánh: Đây là mẫu thích hợp cho các ngôi nhà phố có diện tích rộng hoặc được làm cửa cổng cho các công trình là biệt thự, nhà vườn…

Việc chia loại là điều vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp nhiều người phân biệt được cửa inox loại nào tốt cùng giá tiền bao nhiêu là phù hợp với kinh phí và kiểu công trình của mình.

Bảng báo giá cho các sản phẩm cửa bằng Inox

Các sản phẩm chế tạo từ Inox có giá cao hơn so với giá cửa sắt. Đơn giá cho một loại cửa nào đó có sự chênh lệch nhau phụ thuộc vào yếu tố: độ dày, chủng loại Inox, quy cách đố cửa theo yêu cầu… (3)

Sau đây mời bạn điểm qua bảng giá mới nhất:

Tên Sản PhẩmQuy cách đố cửa (mm)Độ dày Inox (mm)Loại inoxĐơn giá (vnd)Đã bao gồmĐơn vị
Cửa cổng InoxInox hộp 20×401.22012.900.000mét vuông
1.53.400.000
1.23043.600.000
1.54.100.000
Cửa đi chính chia ô InoxInox hộp 40×401.22012.700.000Kính cường lực 8mm
1.53.100.000
1.23043.400.000
1.53.800.000
Cửa sổ InoxInox hộp 40×401.22012.700.000Kính cường lực 8mm
1.53.000.000
1.23043.400.000
1.53.800.000
Bông bảo vệ cửa sổ InoxInox hộp 40×801.2201700.000
304900.000

Lưu ý:

  • Báo giá đã bao gồm: vận chuyển và lắp đặt hoàn thiện tại công trình.
  • Báo giá chưa bao gồm: thuế VAT 10% (công trình nhà dân không phát sinh chi phí này) và phụ kiện.
  • Giá 01 bộ cửa Inox = (chiều dài x chiều rộng) x đơn giá.
  • Trường hợp khách hàng có bản vẽ hoặc yêu cầu cụ thể với mẫu đặc biệt hơn, chúng tôi sẽ tư vấn chi phí tối ưu và báo giá lại.
  • Giá trị hợp đồng được tính tổng khối lượng công việc sau khi kết thúc giai đoạn bàn giao, chủ đầu tư nghiệm thu lại các hạng mục đã thực hiện tại công trình.

Những ưu và nhược điểm của cửa inox

Bên cạnh đó, giống như các loại cửa dùng trong xây dựng thường thấy như sắt, gỗ, kính…, đây cũng không phải là loại cửa “toàn năng”. Đây vẫn là kiểu sản phẩm mang trong mình cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Tuy vậy, so với nhiều mẫu cửa khác thì vẫn có nhiều ưu hơn nhược điểm.

1. Ưu điểm

Nói về điểm tốt thì có rất nhiều điều để liệt kê ra, bao gồm:

  • Tính thẩm mỹ tốt: Có rất nhiều mẫu cửa inox đẹp, thiết kế đa dạng, dễ tạo hình và độ sáng bóng cao giúp tăng thêm vẻ ngoài sang trọng và hiện đại cho căn nhà.
  • Độ an toàn cao với người dùng và môi trường: Inox là vật liệu dẫn điện kém, nên rất an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, vật liệu này còn không dễ bị ăn mòn, không cần dùng sơn nên không dễ bị han gỉ gây ô nhiễm môi trường.
  • Dễ thi công: Inox có trọng lượng nhẹ nên thường rất dễ thi công và lắp đặt.
  • Không khó để bảo quản và vệ sinh: Có khả năng giữ độ sáng bóng rất tốt nên không cần phải bảo dưỡng gì nhiều và lau chùi cũng rất nhanh chóng và tiện lợi.
  • Bền bỉ lâu với thời gian: Khả năng chống oxy hóa tốt, không nhiễm từ, không dễ bị ăn mòn, chịu được nhiệt độ và ánh sáng cường độ mạnh, nên tuổi thọ thường cao hơn nhiều so với sắt hoặc gỗ.

2.    Nhược điểm

Mặc dù vậy, sản phẩm vẫn có một số ít các khuyết điểm sau:

  • Chi phí cao: Đẹp thì có đẹp, bền cũng có bền, nhưng giá thành lại khá “chát” so với chất liệu sắt. Thêm nữa, độ cứng lại khá cao nên rất khó trong việc tạo hình các chi tiết hoa văn trang trí phức tạp, tinh xảo, đậm tính mỹ thuật. Dẫn đến giá thành thường rất mắc.
  • Mẫu mã thiên về hướng hiện đại: Như đã đề cập ở trên, do khá cứng nên cũng khó mà có được các kiểu dáng nghệ thuật để phù hợp với các kiến trúc thiên về kiểu cổ điển.
  • Màu sắc không đa dạng: Màu sắc cửa phải nói là rất ít, lý do là vì bề mặt trơn bóng nên inox rất khó ăn sơn nên thường không có quá nhiều màu sắc như nhôm, gỗ hay sắt.

Vậy với các ưu cùng nhược điểm trên thì cửa bằng chất liệu inox có thể được sử dụng cho những dạng công trình nào? Hãy cùng Cơ khí Thành Toàn theo dõi tiếp trong phần dưới đây.

Ứng dụng của cửa inox đẹp trong xây dựng

Về khả năng ứng dụng, với độ bền cao, chịu nhiệt và ánh sáng tốt, gia chủ thường sử dụng chủ yếu để làm những kiểu cửa sau đây.

1. Cửa mặt tiền, cửa chính

Ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng… mật độ dân cư cao, nên diện tích các căn nhà phố khá hẹp, nhất là nhà trong hẻm thường không có sân và cổng đi riêng thì việc làm cửa inox để bảo vệ cho cửa chính bên trong là cửa kính hay gỗ rất được ưa chuộng.

Kiểu này sẽ giúp đảm bảo an toàn cao và giữ được sự riêng tư cho các hoạt động sinh hoạt bên trong của các thành viên trong nhà. Trong các tòa nhà chung cư, nhà trọ thì các căn hộ cũng thường được gia cố thêm một lớp inox bên ngoài cửa gỗ hoặc kính để bảo vệ an toàn cho gia đình.

2. Cửa ngách, cửa phụ

Ngược lại với các ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, những loại nhà quá rộng như dạng biệt thự, nhà vườn…., bên cạnh cổng nhà chính thì gia chủ sẽ cho làm thêm cửa ngách (cửa phụ) bằng inox, để tạo thêm lối đi cho những người ra vào căn nhà hoặc cửa thoát hiểm khi có sự cố bất trắc gì xảy ra.

3. Cổng inox

Trước đây, nhiều chủ nhà rất thích sử dụng cổng sắt, nhất là ở các ngôi nhà phố. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, kể từ khi cửa inox 304 ra đời với mẫu mã đa dạng, độ bền cao và hiện đại hơn thì đây là loại được dùng làm cổng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là trong những công trình dân dụng theo lối thiết kế đơn giản, nhưng tinh tế và sang trọng.

Đối với các công trình xây dựng như cơ quan, trường học và nhà máy… thì cửa cổng inox kéo xếp tự động là kiểu mẫu đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bởi loại trên có độ an toàn rất cao, ngăn chặn việc xâm nhập bất hợp pháp của các thành phần không có phận sự vào những nơi này.

4. Cửa inox dạng lưới

Ở các công trình có nhiều côn trùng như muỗi, gián, ruồi… cửa inox lưới thích hợp để thi công nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong đó, những kiểu công trình như nhà vườn, biệt thự sân vườn, ven biển… thường sử dụng cửa inox cao cấp dạng lưới để làm lối đi chính cho ngôi nhà.

Ngoài các ứng dụng cơ bản trên, một số trường hợp, nhiều gia chủ còn dùng chất liệu inox để làm cửa liên thông giữa phòng ngủ hay nhà vệ sinh với các không gian khác trong nhà.

Tham khảo hình ảnh một số mẫu cửa inox hiện đại, đẹp hiện nay

Nhằm giúp nhiều khách hàng dễ hình dung hơn về dòng sản phẩm này, chúng tôi sẽ cung cấp một số hình ảnh về các mẫu cửa thiết kế bằng inox đẹp, giá tốt và hiện đại để mọi người cùng tham khảo thêm.

1. Mẫu cửa inox 1 cánh

cua inox 1 canh

Đây là dạng cửa inox tấm pano một cánh có khung là inox hộp. Phần thân (cánh) được chia ra làm hai: với phía trên là inox hộp kết hợp với kính, phần dưới là các tấm inox pano có khắc họa tiết trang trí mỹ thuật đơn giản. Kiểu thiết kế này sẽ giúp không gian bên trong nhà có thể lấy ánh sáng, không bị quá tối mà vẫn giữa được sự riêng tư và độ an toàn.

mau cua inox 1 canh

Đối với những ai thích các thiết kế đơn giản nhưng vẫn muốn đảm bảo được yếu tố lấy sáng và tạo cảm giác thoáng đãng cho phía trong nhà, thì mẫu này rất thích hợp. Thêm vào đó, thiết kế phần trên là các thanh inox hộp ngang dọc mạnh mẽ đan xen nhau và phía dưới là tấm pano bền chắc cũng sẽ bảo vệ rất tốt cho an toàn của ngôi nhà.

cua inox mot canh

Đối với những ai yêu thích sự riêng tư hoàn toàn, đây sẽ là mẫu vô cùng phù hợp cho căn nhà của họ. Đặc sắc nhất là phần thân trên khá cầu kỳ, có sự kết hợp nhiều loại inox như hộp, tròn đan xen, phần phía dưới là tấm kính cường lực chạm khắc hoa sen tinh tế.

Tổng hòa lại các điều đó lại đã mang đến cho bộ thiết kế inox trên phong cách cổ điển đầy ấn tượng. Một điểm nhấn bắt mắt khó quên khi bước vào nhà.

2. Các kiểu cửa inox 2 cánh

cua inox hai canh

Với các ngôi nhà có diện tích mặt tiền khiêm tốn, thì mẫu sản phẩm inox trên đây là lựa chọn rất lý tưởng. Việc thiết kế theo kiểu hàng rào vừa giữ đúng chức năng bảo vệ vừa khiến không gian nhà không quá tù túng. Đặc biệt, khi cần lấy sáng cho bên trong nhà, chủ nhà cũng chỉ cần mở cánh gỗ bên trong là được.

cua inox chung cu 2 canh

Điểm nổi bật của kiểu thiết kế này là các thanh inox tròn ở phần cánh. Cách sắp xếp của chúng không chỉ tạo thêm sự yên tâm cho người chủ mà còn giúp hình dáng cửa trông “mềm mại” và thanh nhã hơn. Gia chủ có thể áp dụng làm cổng ra vào cho các căn hộ chung cư, nhà trong ngõ hẻm…

cua inox 304 2 canh

Cửa thoát hiểm chú trọng nhiều vào yếu tố chất lượng, độ bền, chống chịu nhiệt độ cao tốt cho nên thường được làm bằng cửa inox 304 cao cấp. Về kiểu dáng thì lại khá đơn giản được thiết kế bằng inox hộp kết hợp với kính cường lực, nhằm mục đích tạo độ vững chãi. Đặc biệt là phần tay cầm cũng là kiểu phải thật dễ để nắm giữ khi đóng mở cửa.

cua inox 2 canh Trong thời gian gần đây, các mẫu cửa cổng bằng inox có họa tiết đối xứng mang đậm tính nghệ thuật, được làm bằng nhiều dạng inox khác nhau thường sẽ áp dụng cho đa số những căn nhà phố hiện đại, khu biệt thự có mặt tiền, sân rộng. Vì kiểu cửa này được xem như là một điểm nhấn tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho kiến trúc mặt ngoài ngôi nhà.

mau cua inox 2 canh dep

Tạo hình vòng cung của loại cửa không khuôn ở trên sẽ làm giảm bớt nét thô cứng cho toàn bộ thiết kế cổng nhà. Từ đây mang đến nét nhẹ nhàng, tinh tế hơn và không làm mất đi sự hòa hợp trong kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Thêm vào đó kiểu trang trí cánh cổng bằng họa tiết hình học còn rất thích hợp cho các căn nhà chuộng phong cách hiện đại, đơn giản.

cua inox hai canh dep

Nếu chủ nhà là người đang muốn tìm mẫu cổng hợp phong thủy mang đến sự may mắn, niềm vui cho gia đình thì cửa chữ hỷ chính là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu. Bởi mẫu cổng này sẽ giúp gia chủ thu hút được nhiều vượng khí hơn vào trong căn nhà của họ.

3. Những dòng cửa inox 3 cánh, 4 cánh, 6 cánh

mau cua inox 4 canh

Kiểu cửa inox 4 cánh có thiết kế bằng các thanh inox hộp đơn giản cùng đinh tán làm điểm nhấn sẽ rất thích hợp với các công trình dân dụng là nhà ở mặt phố muốn mở rộng mặt tiền cửa. Trong đó, chất liệu được dùng nhiều nhất là cửa inox 304 vì độ bền cao, cứng cáp, chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt.

cua inox 304 4 canh

Vẫn là thiết kế theo phong cách đơn giản, kín đáo, trang trí bằng các họa tiết hình thoi đối xứng, nhưng điểm khác biệt của mẫu cửa này chính là bộ khuôn bằng gỗ kết hợp thêm kính ở phía trên. Điều này sẽ giúp cánh cổng giảm bớt vẻ ngoài “lạnh lùng”; đồng thời, làm tăng thêm sự ấm áp và sang trọng hơn cho căn nhà.

cua inox 6 canh

Ưu điểm của loại này chính là thiết kế có nhiều khoảng trống ở phần cánh, giúp lấy thêm ánh sáng cho căn nhà và không làm che mất đi vẻ đẹp của những cánh gỗ phía trong. Đây sẽ là mẫu thích hợp cho các chủ nhà muốn khéo léo khoe ra vẻ ngoài của bộ cửa nằm phía sau cổng inox. Hơn nữa, điều này còn làm cho chi phí cửa inox giá rẻ hơn so với các kiểu cổng có tạo hình cầu kỳ, phức tạp hơn.

cua inox 4 canh ma mau

Đây là mẫu dành cho những người chủ nhà yêu thích sự tự do, phóng khoáng, đơn giản nhưng vẫn phải độc đáo và sang chảnh. Điều mang đến sự đẳng cấp riêng biệt chỉ có ở dòng cửa inox cao cấp này, chính là những thanh ngang bản to màu giả gỗ được tạo hình cho phần cánh.

cua inox 4 canh

Nếu gia chủ yêu thích các loại cửa có tạo hình cầu kỳ nhưng vẫn phải tuân thủ được sự riêng tư ở mức độ cao, thì mẫu phía trên chính là thứ họ đang tìm kiếm. Không chỉ vậy, các họa tiết trang trí được sắp xếp đan xen, đối xứng nhau một cách dày đặc như trên còn tạo nên dáng vẻ vô cùng kiên cố và mạnh mẽ.

mau cua inox dep hien dai

Cửa cổng inox kính cường lực thuộc dòng phân khúc cấp cao với chi phí thi công và lắp đặt không hề rẻ. Bởi cấu tạo của cổng là từ khung cửa inox 304 cao cấp và kính cường lực cực dày. Loại này không những rất bền, chịu lực tốt mà còn mang đến cho bề ngoài căn nhà nét quý phái, sang trọng và hiện đại bậc nhất.

4. Dạng cửa inox trượt đẩy

cua cong inox truot

Nếu xét về số cánh thì đây có thể được xem là cửa inox cổng 1 cánh, mẫu này được ứng dụng trong nhiều trong các công trình nhà ở, biệt thự, cơ quan, trường học… Ưu điểm của là tạo được nhiều không gian cho người hay xe dễ dàng di chuyển ra vào, kéo mở thuận tiện, không cần nhiều lực nhờ vào hệ thống đường ray, bánh lăn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến bảng báo giá cửa inox

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta có thể rút ra được một số yếu tố dẫn đến giá thành khác nhau của các mẫu cửa bằng chất liệu inox. Theo đó, có bốn điều cơ bản đã giúp cấu thành nên chi phí thi công cho loại cửa này (các yếu tố được xếp theo một cách ngẫu nhiên, không có tính xếp hạng từ thấp đến cao hay ngược lại).

1. Chất liệu

Loại chất liệu cửa là inox 201 thì giá thành sẽ thấp hơn so với 304 và 316. Trong đó, các công trình dân dụng hiện nay chủ yếu dùng nhiều nhất là inox 304. Với inox 201, tuy giá rẻ hơn nhưng cách thức thi công lại khá nhiều bước vì phải sơn thêm một lớp sơn tĩnh điện, chống gỉ.

2. Kích thước

Hiện tại, các loại cửa cổng inox quay áp dụng cho các công trình dân dụng thông thường sẽ được tính giá theo đơn vị là số kg. Trong đó, giá loại cửa inox 201 trung bình là 85.000 VND/kg và inox 304 là 110.000 VND/kg. Cho nên, các loại cổng có kích thước càng lớn thì trọng lượng sẽ càng tăng, dẫn đến chi phí thi công và lắp đặt sẽ cao hơn những mẫu cửa có kích thước nhỏ.

Lý do của việc tính theo kilogam mà không tính kiểu cửa inox bao nhiêu tiền 1m là vì kích thước theo độ dài rộng của các loại cửa này không lớn. Do đó quy ra mét thì sẽ rất khó khăn để tính đúng phí thi công và lắp đặt. Còn với các dòng dạng xếp kéo thì đơn giá được tính dựa trên đơn vị là m2.

3. Kiểu dáng

Yếu tố tiếp là kiểu dáng. Tạo hình mẫu cửa càng phức tạp và tốn nhiều thời gian, thì giá thành làm cửa càng cao. Trong đó, các kiểu cửa cắt CNC càng cầu kỳ, có tính mỹ thuật cao thì chi phí chi trả càng mắc.

4. Loại cửa và vị trí muốn thi công

Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ hộ là muốn thi công cửa inox loại nào, cho khu vực nào, mà giá thành của chúng sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như dành cho cổng sẽ có mức giá khác với cho phòng ngủ, nhà vệ sinh hay ban công sân thượng…

5. Xuất xứ

Tuy chúng ta nói inox 304 thì được dùng phổ biến nhưng nó cũng có chia thành nhiều loại. Trong đó, các hàng loại 1 có công nghệ sản xuất hay xuất xứ từ Nhật, Hàn, Châu Âu, Mỹ hay Đài Loan thì giá sẽ cao hơn các hàng loại 2 không được áp dụng các công nghệ này.

Để xác định đúng cửa inox loại nào tốt, thì cách mà bạn nên làm là tìm mua inox của các thương hiệu uy tín và nổi tiếng, cũng như xác định chính xác đại lý phân phối chính thức của hãng sản xuất đó ở địa phương bạn sinh sống. Thực tế thông thường, với vấn đề về xuất xứ này bạn có thể hỏi hoặc yêu cầu trực tiếp từ đơn vị nhận thi công và lắp đặt cửa cho bạn.

6. Hãy tìm các đơn vị thi công có kinh nghiệm và chuyên nghiệp

Đó phải là các đơn vị thi công cơ khí có nhiều năm trong nghề, địa chỉ cơ sở rõ ràng, báo giá chi tiết và thật sự tư vấn tận tâm. Trước khi tiến hành, họ phải đến đo lường thực tế và tư vấn cụ thể cho khách hàng, có hình ảnh mẫu tham khảo cho khách. Tuy nhiên, tốt nhất trước khi tiến hành thi công, chủ nhà nên tham khảo báo giá của nhiều đơn vị khác nhau để tìm ra mức giá phù hợp nhất cho kinh tế của bản thân.

Đơn vị thi công Inox nào giúp bạn tiết kiệm chi phí và có hợp đồng cam kết chất lượng rõ ràng?

Nói đến đơn vị cơ khí hay cơ sở dịch vụ gia công inox uy tín, được nhiều người biết đến, được đứng trong top những nhà thầu cơ khí hàng đầu tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận không thể không nhắc đến Cơ Khí Thành Toàn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, cụ thể là 10 năm kinh nghiệm làm nghề và 5 năm phát triển thương hiệu. Khi lựa chọn làm sản phẩm chế tạo từ Inox nói riêng và các sản phẩm cơ khí khác nói chung, lợi ích mà khách hàng nhận được đó là:

  • Sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất mang đến hiệu quả sử dụng cao.
  • Thiết kế đẹp, phong cách, nâng cao tổng thể thẩm mỹ của công trình.
  • Giá thành sản phẩm luôn tốt nhất trên thị trường.
  • Chế độ bảo hành dài hạn (thời gian bảo hành 18 tháng).
  • Thi công từ A – Z, quy trình nhanh gọn, đơn giản, tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng.
  • Công khai báo giá, hợp đồng rõ ràng.

Tóm lại, nếu quý khách hàng muốn có được một báo giá cửa inox đẹp chi tiết, cụ thể và hợp lý với túi tiền thì tốt nhất vẫn là nên tự “sắm sửa” trước cho bản thân một số kiến thức cơ bản về loại cửa này. Trong đó, các thông tin tiên quyết và cơ bản cần phải nắm là cấu tạo, phân loại, chất liệu và cách tính giá tiền. Mọi tư vấn thắc mắc và báo giá, quý khách liên hệ hotline: 0906 791 941 để được giải đáp nhé!

adminadmin

Bước vào lĩnh vực cơ khí thiên về sản xuất và chế tạo các sản phẩm từ sắt-nhôm-inox từ năm 2009, hiện tại tôi đã có công ty của riêng mình với sứ mệnh mang lại uy tín của 1 doanh nghiệp thực thụ với chi phí thi công thấp, giúp tối ưu chi phí và mang lại niềm tự hào cho khách hàng bằng những sản phẩm đạt chất lượng tuyệt đối.

Từ khóa » Còng Cua Inox