400 Câu Hỏi Nữ Giới Cần Biết (phần 274) - VnExpress Sức Khỏe

Bệnh giun kim cũng là một trong những bệnh ký sinh trùng đường ruột mà trẻ em hay mắc nhất. Trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 9 thường bị mắc nhiều nhất. Trẻ bị mắc bệnh giun kim thường không có biểu hiện gì nghiêm trọng, chỉ hay làm ngứa lỗ hậu môn và xung quanh hậu môn khiến trẻ khó ngủ, giật mình về đêm hoặc nghiến răng ban đêm. Có lúc do ngứa quá, trẻ gãi xước cả da ở xung quanh hậu môn và bộ phận hội âm gây nên viêm nhiễm. Ở trẻ gái, nếu giun kim chui vào âm đạo hoặc lỗ niệu đạo có thể làm cho lỗ niệu đạo bị viêm, gây đi tiểu liên tục, niệu cấp, đi tiểu bị đau v.v… Có lúc giun kim gây kích thích thành ruột có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy v.v… Nếu khám hậu môn vào ban đêm có thể phát hiện thấy trùng giun nhỏ xíu ở xung quanh hậu môn.

Biện pháp phòng chống giun kim chủ yếu là tạo thành thói quen tốt cho trẻ. Ngoài việc phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện ra, phải thường xuyên cắt móng tay, không được mút ngón tay. Trong thời gian bị nhiễm giun kim, hàng ngày nên bỏ chăn, chiếu giường của trẻ ra phơi nắng, cho quần áo lót vào đun sôi rồi giặt sạch.

Buổi tối nên mặc quần dài đi ngủ, như vậy không những có thể đỡ bị tay làm bẩn mà còn không bị nhiễm bẩn của giường chiếu. Hoặc có thể lấy khăn mùi xoa bọc tay của trẻ lại khi ngủ đêm để trứng giun không bị dây vào ngón tay.

Ngoài ra vào buổi tối, khi giun kim bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng, có thể lấy đá cục trộn với dầu vừng bôi ở bên ngoài hậu môn, để giun kim không chui vào được trong hậu môn. Có thể cho trẻ uống thuốc tẩy giun kim vào buổi tối trước khi đi ngủ, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không cần phải nhai nát thuốc, sau khi uống thuốc có thể làm cho phân có màu đỏ nên tránh cho phân dây ra quần lót. Mỗi tối trước khi đi ngủ nên rửa xung quanh hậu môn, có thể dùng thuốc mỡ chống ngứa bôi vào lớp da xung quanh hậu môn, vừa hết ngứa, vừa đỡ bị viêm nhiễm.

334. Trẻ bị sốt cao dẫn tới bị co giật méo mồm thì làm thế nào?

Trẻ từ 4 tháng đến 6 tuổi rất dễ bị sốt cao, dẫn tới co giật. Khi phát hiện thấy trẻ bị co giật dẫn tới sốt cao, mọi người nên bình tĩnh, tránh huyên náo, đồng thời nhanh chóng bế trẻ lên giường hoặc bế ra chỗ an toàn khác để trẻ không bị thương. Hãy nới cổ áo và thắt lưng quần cho trẻ. Để tránh cho trẻ không cắn dập đầu lưỡi khi bị co giật, có thể đặt vào giữa hai hàm răng trẻ một chiếc đũa bọ giẻ (nếu răng đã cắn chặt thì phải cố gắng cậy răng ra), kịp thời lau sạch rớt dãi ở trong mồm, đồng thời xoay đầu trẻ quay sang một bên, nhanh chóng lấy tay bấm vào nhân trung của trẻ, phần lớn có thể giải tỏa được co giật.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc an thần, chẳng hạn như thuốc aspirin, luminalum. Bên ngoài dùng khăn mặt thấm nước lạnh đắp lên trán, lấy rượu trắng hoặc cồn 30-50% hoặc nước ấm lau khắp người trẻ cho đến khi da đỏ lên. Cũng có thể lấy lọ thủy tinh đựng nước lạnh đặt vào các chỗ như sát cổ, hốc nách, đùi. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không đỡ nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

(Còn tiếp)

Từ khóa » Nới Ký Sinh Của Giun Kim