44 Cách Trị Mụn Nhọt Cho Trẻ Hiệu Quả Ngay Khi Biết Nguyên Nhân

Mụn nhọt là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không có hướng chữa trị mụn nhọt và chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo xấu và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây, Cleanipedia sẽ bật mí nguyên nhân và cách trị mụn nhọt cho trẻ mà các phụ huynh có thể áp dụng!

Lưu ý: Mụn nhọt ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đưa trẻ tới khám ở các trung tâm da liễu hoặc bệnh viện nhi để biết chính xác loại bệnh và kịp thời điều trị.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn nhận biết 8 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em mùa hè, kèm theo mô tả triệu chứng.

1. Nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ em

Thực tế, vẫn có một số cha mẹ lầm tưởng nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ em là do nóng trong người, thời tiết nóng. Tuy nhiên, điều này là không đúng.

Nguyên nhân chính gây nên mụn nhọt ở trẻ em chính là sự tấn công của vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) gây viêm nang lông tạo thành các nốt u nhọt có đầu mủ trắng. Đọc thêm 6 cách trị rôm sẩy cho người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả.

Trong đó, nguyên nhân chiếm số đông khiến trẻ nổi mụn nhọt chính là mặc quần áo ẩm ướt, không thông thoáng tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Nếu không chăm sóc và chữa trị mụn nhọt đúng cách khiến vi khuẩn đi vào đường máu gây nhiễm trùng đường huyết. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm màng não, viêm phổi, điếc. Đọc thêm 6 kinh nghiệm chăm sóc làn da trẻ nhỏ lúc trời nóng.

2. Khi nào nên đưa trẻ bị mụn nhọt đến gặp bác sĩ?

Khi bạn thấy các nốt mụn nhọt xuất hiện số lượng nhiều trên vùng da của trẻ hoặc với các tình trạng sau.

  • Gây ảnh hưởng tầm nhìn, kích thước lớn ở trên mặt

  • Đau dữ dội

  • Gây sốt

  • Kích thước mụn nhọt tăng liên tục

  • Không lành da sau 2 tuần

  • Tái phát mụn nhọt nhiều lần

Vậy cách trị mụn nhọt cho trẻ như thế nào? Với những tình trạng này bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị và lấy sạch mủ trong nốt mụn dưới da. Tránh xảy ra có biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến trẻ. Với những nốt mụn nhỏ đơn lẻ, bạn có thể thực hiện chăm sóc và cách trị mụn nhọt tại nhà. Tham khảo 3 dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm da cần chữa kịp thời.

3. Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tại nhà như thế nào?

  • Miếng dán mụn: Miếng dán mụn là sản phẩm được bày bán tại rất nhiều siêu thị và cửa hàng thuốc. Chỉ cần dán miếng dán lên da trẻ sẽ giúp hút bớt lượng mủ và làm giảm sưng.

  • Tinh dầu tràm trà: Cách chữa trị mụn nhọt an toàn nhất cho trẻ chính là các thành phần thiên nhiên như tinh dầu tràm trà. Làn da của trẻ rất nhạy cảm. Vậy nên thoa tinh dầu tràm trà sẽ làm giảm sưng mụn và không gây kích ứng cho da trẻ nhỏ. Đọc thêm 25 lá tắm cho trẻ nhỏ làm dịu mát làn da.

  • Nha đam: Gel nha đam là thành phần có tính mát với nhiều vitamin C, B... khoáng chất giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn lưu ý chỉ nên thoa lên da trẻ 3-4 ngày là dừng.

  • Kháng sinh: Các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống có thành phần kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả trị mụn nhọt nhanh hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách sử dụng và liều lượng phù hợp cho trẻ nhỏ. Bởi nếu không cẩn thận bôi quá nhiều hoặc sử dụng quá liều lượng có thể làm tăng độ nhạy cảm của da trước ánh sáng mặt trời gây tróc da trẻ sơ sinh. Đọc thêm 10 loại thuốc dị ứng mẩn ngứa hiệu quả nhất nhưng cần được kê đơn.

4. Cách chữa các bệnh ngoài da khác ở trẻ em

Cách chữa chàm sữa cho trẻ

Kem dưỡng ẩm tại chỗ

Làn da của trẻ cần được dưỡng ẩm thường xuyên, từ 2-3 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất để bạn thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là sau khi tắm và sau khi thoa nên được vỗ nhẹ để kem nhanh khô. Thuốc mỡ và kem là những lựa chọn tốt nhất vì chúng chứa nhiều dầu. Ngoài ra, sữa tắm nhiều nước cũng là một lựa chọn có ích.

Corticosteroid tại chỗ

Corticosteroid hay còn được gọi là cortisone hoặc kem, thuốc mỡ steroid. Những chất này có tác dụng làm dịu tình trạng viêm da. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng steroid tại chỗ cho trẻ nếu nó được kê cho người khác.

Mỗi loại loại kem và thuốc mỡ này thường có độ mạnh khác nhau, nếu bạn sử dụng nồng độ không phù hợp cho vùng nhạy cảm thì có thể khiến da bị tổn thương nhất là với làn da của trẻ sơ sinh.

Thuốc uống

Thuốc uống trị chàm sữa bao gồm thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng) để giúp trẻ giảm ngứa và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu phát ban, nổi mụn nhọt do vi khuẩn gây ra thì thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid có thể ức chế hệ thống miễn dịch.

Các phương pháp điều trị khác

  • Quang trị liệu: điều trị bằng tia cực tím

  • Làm ướt: khăn ẩm đặt lên vùng da bị kích ứng

  • Tắm thuốc tẩy: tắm trong dung dịch thuốc tẩy rất loãng

Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em

  • Vi-rút thủy đậu chủ yếu lây lan từ màng nhầy của mũi và miệng của trẻ nhưng phát ban cũng rất dễ lây lan. Vì thế, vùng da của trẻ sẽ bị lây lan và không thể đến trường cho đến khi vết thương cuối cùng đóng vảy hoàn toàn.

  • Không có một liệu pháp nào để điều trị bệnh thủy đậu khi bệnh đã bắt đầu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cũng như đưa ra những lời khuyên để bạn có thể giúp trẻ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

  • Trẻ bị thủy đậu không được uống aspirin nói chung. Trẻ em dùng aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye, đây là một căn bệnh có thể gây tử vong cao. Vì thế, bạn cần kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc không kê đơn nào khác và chắc chắn nó không có sự xuất hiện của aspirin hoặc salicylate.

  • Một số trường hợp, bệnh thủy đậu có thể ảnh hưởng đến giác mạc. Nếu trẻ bị thủy đậu trên đầu mũi thì đây có thể là dấu hiệu báo trước cho việc mắt bị nhiễm trùng và cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Ngoài ra, nếu thủy đậu làm phát triển những tổn thương ở vùng sinh dục trong hoặc bên trong miệng thì bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Cách chữa bệnh sởi ở trẻ

  • Khi bệnh sởi bắt đầu, bạn sẽ không tìm được loại thuốc nào để điều trị. Lúc này, bác sĩ cũng chỉ có thể đưa ra các phương pháp điều trị để chăm sóc, hạn chế những triệu chứng như ho, sốt, hay ảnh hưởng đến mắt. Bạn lưu ý không sử dụng sản phẩm có chứa aspirin cho trẻ.

  • Một số trẻ bị sởi gây nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn ở tai giữa, xoang, phổi và hạch cổ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Trẻ em mắc bệnh sởi có biểu hiện mệt mỏi, ốm yếu và khổ sở. Thế nhưng bệnh sẽ thuyên giảm từ 7-10 ngày.

  • Để ngăn ngừa sởi, tốt nhất bạn nên cho trẻ được tiêm vắc-xin. Thuốc chủng ngừa bệnh sởi là một phần trong thuốc chủng ngừa MMR (sởi-quai bị-rubella) được tiêm khi 12-15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4-6 tuổi.

Cách chữa Rubella

  • Bệnh rubella là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin (MMR).

  • Với những mẹ mang thai thì bệnh rubella có thể rất nguy hiểm với thai nhi. Vì thế, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được kiểm tra tình trạng miễn dịch.

Cách chữa bệnh ban đỏ cho trẻ

  • Vi khuẩn liên cầu có thể được điều trị  hiệu quả bằng thuốc kháng sinh.

  • Khi bạn nghi ngờ trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc ban đỏ thì bạn cần đưa con gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu đúng, trẻ sẽ được điều trị một đợt kháng sinh và sẽ cảm thấy ổn hơn sau 24 giờ.

Cách chữa bệnh má tát

  • Căn bệnh thứ năm không nghiêm trọng ở trẻ em khỏe mạnh nhưng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ em mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu hoặc AIDS.

  • Bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề đối với thai nhi của phụ nữ mang thai.

  • Bởi vì đứa trẻ chỉ bị lây trước khi phát ban xuất hiện, những đứa trẻ phát ban có thể tự do trở lại nhà trẻ hoặc trường học.

Cách chữa Roseola Infantum

  • Mặc dù có những cơn sốt đáng lo ngại, nhưng căn bệnh này không có hại và sẽ thuyên giảm nếu không có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Sốt có thể được kiểm soát bằng acetaminophen hoặc ibuprofen .

  • Sốt, đặc biệt nếu nó tăng nhanh, có thể dẫn đến co giật “sốt” ở những trẻ nhạy cảm. Tham khảo ý kiến ​​nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về cơn động kinh.

Cách chữa Coxsackievirus và các enterovirus khác

  • Để chữa cơn sốt, bạn sẽ không có phương pháp điều trị cụ thể nào ngoại trừ acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil). Ngoài ra, bạn phải luôn nhớ không được dùng aspirin và các sản phẩm giống aspirin cho trẻ em vì nó có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Cảm giác đau miệng và cổ họng có thể khiến trẻ không muốn uống nước khiến cơ thể mất nước. Vì thế, bạn cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước mỗi ngày.

  • Các bệnh này không nguy hại và có thể được ngăn ngừa bằng cách rửa tay thường xuyên, không ăn chung, uống chung với người khác. 

Cách chữa chốc lở

  • Nhiễm trùng da do chốc lở có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh uống hoặc bôi. Ngoài ra, trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

  • Sau 2-3 ngày điều trị, chốc lở sẽ không còn bị lây lan và những vết thương sẽ lành sau 3-5 ngày. 

  • Nếu điều trị đến ngày thứ 3 mà những nốt phát ban, mụn nhọt không có dấu hiệu lành thì bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở bác sĩ. 

  • Khi bị chốc lở hoặc ghẻ, trẻ có thể kết hợp dùng thuốc chống ngứa trong khi thuốc kháng sinh đang phát huy tác dụng.

Cách chữa bệnh ghẻ ở trẻ em

  • Để ngăn ngừa ghẻ, trẻ cần giữ vệ sinh tốt, thường xuyên rửa tay và không dùng chung quần áo với người khác.

  • Nếu trẻ bị phát ban và ngứa kéo dài hơn 2-3 ngày thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

  • Các loại thuốc kê đơn có thể tiêu diệt ghẻ và giảm những phản ứng dị ứng trên da như sưng, ngứa.

  • Nếu một thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ thì tất cả mọi người trong nhà cũng nên được điều trị tránh lây nhiễm.

  • Quần áo và phụ kiện giường ngủ cần phải được giặt bằng nước nóng và hút bụi sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn cách chữa mụn nhọt ở trẻ em.

Cách chữa nấm ngoài da

  • Nấm da đầu có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống do bác sĩ kê đơn.

  • Nấm ngoài da có thể lây lan giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè và có thể bị tái phát nhiều lần.

  • Cần vệ sinh thật tốt và kết hợp với liệu pháp thích hợp để ngăn nấm tái phát.

  • Nếu nấm da không cải thiện sau 4 tuần điều trị hoặc xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng da thứ phát thì bạn cần gọi ngay cho bác sĩ.

Cách chữa khi bé mọc mụn nhọt ở đầu

  • Không tự ý mua kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào để tiêu độc cho trẻ khi chưa có bác sĩ kê đơn.

  • Tuyệt đối không bóp hoặc nặn mụn cho trẻ vì sẽ khiến vi khuẩn lây lan, gây lở loét diện rộng.

  • Cân nhắc thật kỹ các bài thuốc dân gian vì các loại lá bạn dùng có thể trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng các vết mụn nhọt ở đầu bé.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc vệ sinh vùng đầu cho con suốt quá trình điều trị, tránh tự ý dùng các sản phẩm dầu gội vì chúng chứa nhiều hoạt chất gây kích ứng thêm. Luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

  • Ưu tiên chế độ thực phẩm tăng sức đề kháng để giúp trẻ mau chóng lành thương, hồi phục.

  • Dọn dẹp khu vực sinh hoạt của bé thường xuyên, nhất là trang phục và mền gối mà trẻ sử dụng. 

  • Khi tình trạng mụn nhọt ở đầu đi kèm mủ, sốt cao, nôn ói,... thì bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

5. Những lưu ý vệ sinh, chăm sóc cho trẻ khi bị mụn nhọt

Bên cạnh những cách trị mụn nhọt cho trẻ thì bạn cũng đừng quên kết hợp chăm sóc đúng hướng dẫn để nốt mụn mau xẹp và không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Một số điều mẹ cần lưu ý như sau:

Vệ sinh thân thể, giặt quần áo với sản phẩm kháng khuẩn

Cha mẹ cần luôn lưu tâm vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vết mụn mủ. Ngoài ra, quần áo của trẻ cũng được tăng cường giặt giũ khử khuẩn để ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây mụn nhọt và những loại vi khuẩn có khả năng gây viêm nhiễm khác.

Một sản phẩm có công thức được thiết kế phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ và có tính năng khử khuẩn ưu việt hiện nay là Nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ. Sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ bởi:

  • Sản phẩm có công thức làm mềm và chăm sóc từng sợi vải, giúp quần áo được thông thoáng hơn, từ đó giảm hẳn tình trạng hầm bí và ngứa ngáy.

  • Chiết xuất tràm trà và vỏ cam còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn mà mẹ Việt hay sử dụng cho con mình. Từ đó, quần áo sẽ luôn được thông thoáng, sạch khuẩn.

  • Sản phẩm đã được chứng nhận an toàn bởi Viện Da Liễu Trung Ương và được kiểm nghiệm bởi viện Pasteur.

Vệ sinh thân thể và quần áo sạch khuẩn chính là bước tiền đề quan trọng để bắt đầu cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, giúp những nốt mụn nhọt trên da trẻ nhanh lành và không bị tái lại hay lây lan ra vùng da khác!

Nhắc nhở trẻ không dùng tay sờ hay nặn mụn để ngăn mụn nhọt

Các nốt mụn nhọt sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức cho trẻ nhỏ. Bàn tay chứa vô vàn các loại vi khuẩn sẽ làm nhiễm khuẩn vết thương nếu trẻ cứ liên tục gãi hay chà xát các nốt mụn nhọt.

Cha mẹ cần dặn dò trẻ không được sờ tay hay gãi nốt mụn. Đồng thời, trẻ cần luôn rửa tay sạch sẽ để tránh vô tình gây bội nhiễm vi khuẩn tại vùng da có mụn nhọt.

Các nốt mụn nhọt trên người trẻ nhỏ sẽ gây đau nhức và có thể để lại các vết sẹo biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không xử lý đúng cách. Bạn hãy lưu tâm thật cẩn thận những thông tin trong bài viết về cách chữa mụn nhọt ở trẻ em được tốt nhất nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Trị Mụn Nhọt ở đầu Cho Trẻ