[45+] Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Khách đẹp Sang Trọng Nhất 2022

Trần thạch cao phòng khách là gì?

Trần thạch cao phòng khách (trần giả) là loại trần được tạo thành từ các tấm thạch cao, liên kết vững chắc trên hệ khung xương. Loại trần này không chỉ mang đến vẻ đẹp hiện đại, mà còn được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất, bao gồm làm tường, trần, và vách ngăn. Sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và khả năng cách âm, cách nhiệt của thạch cao khiến nó trở thành lựa chọn ưu việt cho không gian sống.

trần thạch cao phòng khách đẹp là gì
Trần thạch cao phòng khách được cấu tạo từ các tấm thạch cao, liên kết và cố định chắc chắn bằng hệ thống khung xương.
trần thạch cao phòng khách đẹp
Thiết kế trần thạch cao tròn ấn tượng cho phòng khách

Cấu tạo trần thạch cao phòng khách đẹp

Một trần thạch cao phòng khách được cấu tạo từ 3 phần chính sau đây:

  • Tấm trần thạch cao: Giúp tạo độ phẳng cho trần nhà được liên kết chặt chẽ với hệ thống khung xương thông qua các con ốc vít chuyên dụng.

  • Khung xương thạch cao: Đây là khung trụ cố định trần thạch cao, là chỗ bám để treo các mảnh thạch cao giúp gia cố, tăng tính chịu lực và giúp kéo dài tuổi thọ hơn.

  • Sơn bả: Lớp sơn bả giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho hệ trần.

  • Các vật liệu khác: Những vật liệu khác được sử dụng giúp trần nhà đẹp hơn như PVD, gương, nhựa PU,..

Ưu - Nhược điểm của trần nhà thạch cao phòng khách

Ưu điểm của trần nhà thạch cao phòng khách

  • Tính Thẩm Mỹ Cao: Trần thạch cao có thể dễ dàng được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại đến cổ điển, phù hợp với mọi loại hình kiến trúc.
  • Độ Bền Cao: Trần thạch cao có khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh và nứt nẻ theo thời gian, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho công trình.
  • Khả Năng Cách Âm, Cách Nhiệt: Với cấu trúc đặc biệt, trần thạch cao giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài và giữ nhiệt độ ổn định trong phòng, mang lại sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.

Nhược điểm của trần thạch cao phòng khách

Trần thạch cao rất kị nước, nếu bị thấm nước lâu thạch cao sẽ bị ố vàng và rất xấu, để khắc phục thì mất rất nhiều thời gian. 

Bên cạnh đó, tính ổn định của trần thạch cao không bền được như các loại trần truyền thống. Vì thế, khi dùng trần thạch cao thì nên hạn chế treo các vật decor có trọng lượng nặng để tránh tình huống nứt gãy hay sập sàn. 

Ngoài ra, tuổi thọ của các tầng thạch cao chỉ kéo dài từ 5 đến 10 năm, sau đó dễ xuất hiện vết nứt gây mất thẩm mỹ.

49 mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại đẹp nhất

Để giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trang trí trần bằng thạch cao, hãy cùng Xây dựng Nhân Thủy tham khảo những mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp nhất mà chúng tôi đã thi công dưới đây:

Một số mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
Trần thạch cao phòng khách hình tròn 45m2
Thiết kế trần thạch cao phòng khách hình tròn 45m2
Trần thạch cao phòng khách hình chữ nhật
Trần thạch cao phòng khách hình chữ nhật đơn giản
Trần thạch cao phòng khách nhà ống 5m
Trần thạch cao phòng khách nhà ống 5m tinh tế
Mẫu trần thạch cao phòng khách có quạt trần
Mẫu trần thạch cao phòng khách có quạt trần đẹp khó cưỡng
Trần thạch cao phòng khách nhà ống
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà ống hiện đại
Trần thạch cao phòng khách cho nhà cấp 4
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4
Trần thạch cao phòng khách chung cư
Trần thạch cao phòng khách chung cư hiện đại

Các loại trần thạch cao phòng khách tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có 8 loại trần thạch cao thường được dùng để ốp trần phòng khách như sau:

  • Trần thạch cao thả phòng khách

Trần thạch cao thả (còn có tên gọi khác là trần nổi, la phông) là một kiểu trần thạch cao phòng khách được lắp đặt không cố định với khung treo bằng sợi dây hay thép, tạo ra khoảng trống giữa trần thạch cao và trần nhà. Trần thạch cao thả có thể được thiết kế với nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau để phù hợp với phong cách kiến trúc và nhu cầu sử dụng của từng công trình.

 

Trần thạch cao thả phòng khách hiện đại
Trần thạch cao thả phòng khách đẹp mắt
  • Trần thạch cao phòng khách phẳng

​Trần thạch cao phẳng là loại trần có bề mặt đồng đều, không có lồi lõm sau khi hoàn thiện. Loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương, tấm thạch cao, và lớp sơn bả, mang đến kết cấu đơn giản, hạn chế họa tiết cầu kỳ. Trần thạch cao phẳng giúp tạo nên không gian hiện đại và thông thoáng, phù hợp cho nhiều kiểu thiết kế nội thất.

 

Mẫu trần thạch cao phòng khách phẳng đẹp mắt
Trần thạch cao phòng khách phẳng thiết kế đơn giản
  • Trần thạch cao khung nổi cho phòng khách

Trần thạch cao khung nổi là loại trần thạch cao được lắp đặt trên khung thép nổi, tạo ra những hình dạng và kết cấu độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian phòng khách. Thường thì các khung thép được treo trên trần gỗ hoặc khung nhôm, rồi sau đó sẽ được sơn hoặc tráng lớp bảo vệ để tăng độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Mẫu trần thạch cao khung nổi lạ mắt
Trần thạch cao khung nổi dùng cho phòng khách tiện lợi
  • Trần thạch cao khung xương chìm cho phòng khách

Trần thạch cao khung chìm là loại trần có khung xương ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Các khung xương được làm từ nhôm kẽm chữ U, ghép định hình và kết nối thành khung hoàn chỉnh. Từng tấm thạch cao sau đó được treo ghép bên dưới, tạo nên bề mặt trần giống như trần bê tông, sau khi hoàn thiện được sơn đẹp mắt.

Mẫu trần thạch cao khung xương chìm tiện lợi cho phòng khách
Trần thạch cao khung nổi dùng cho phòng khách tiện lợi
  • Trần thạch cao giật cấp phòng khách

Trần thạch cao giật cấp phòng khách là kiểu trần chìm với thiết kế giật cấp kín hoặc hở, tạo chiều sâu cho không gian. Cấu tạo của trần bao gồm khung xương chắc chắn và tấm thạch cao, trong đó khung xương được ẩn sau lớp tấm để tối ưu hóa tính thẩm mỹ. Đây là lựa chọn lý tưởng để tăng cường sự sang trọng và hiện đại cho phòng khách, đồng thời che giấu các hệ thống điện và cơ khí.

Mẫu trần thạch cao giật cấp nhẹ thiết kế xoắn ốc cho phòng khách hiện đại
Mẫu trần thạch cao giật cấp phòng khách nhẹ với thiết kế xoắn ốc hiện đại
  • Trần tính năng (bao gồm trần cách âm, trần chống cháy)

Trần tính năng là loại trần được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt, bao gồm trần cách âm, trần chống cháy và nhiều tính năng khác. Với ưu điểm giảm tiếng ồn, chống cháy, làm mát và những tính năng nổi bật khác. Trần thạch cao  này rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phòng khách.

Mẫu trần thạch cao cách âm đẹp mắt, tiện lợi
Mẫu trần vách thạch cao cách âm hiện đại
  • Trần thạch cao phòng khách hình tròn:

Trần thạch cao hình tròn là một kiểu thiết kế được nhiều gia chủ lựa chọn bởi chúng biểu tượng cho sự sung túc, tròn vẹn và thịnh vượng. Theo quan niệm phong thủy, người ta tin rằng thiết kế trần hình tròn sẽ tạo ra năng lượng xoáy tích cực, thu hút những điều may mắn cho căn nhà. 

Mẫu trần thạch cao phòng khách 20m2 đẹp, hiện đại
Mẫu trần thạch cao phòng khách hình tròn 20m2
  • Trần thạch cao phòng khách hình chữ nhật:

Trần thạch cao hình chữ nhật thường được thiết kế cho những phòng khách thuộc nhà phố hoặc nhà ống với đặc tính hẹp về chiều ngang và dài về chiều sâu. Cấu trúc hình chữ nhật giúp tạo ra không gian thoáng đãng, rộng rãi. Ngoài ra, cách thiết kế này còn giúp giấu đi đường dây điện, đường ống để ngôi nhà trông gọn gàng và tinh tế hơn.

mẫu trần thạch cao phòng khách hình chữ nhật 35m2
Mẫu trần thạch cao phòng khách hình chữ nhật 35m2
Mẫu trần thạch cao phòng khách 30m2
Mẫu trần thạch cao phòng khách 30m2
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp, hiện đại
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp
mẫu trần thạch cao phòng khách 20m2
Mẫu trần thạch cao phòng khách 20m2
mẫu trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng
Mẫu trần phòng khách mới lạ, độc đáo cho nhà phố
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà phố

 

Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà cấp hở
Mẫu trần thạch cao phòng khách chữ L
Mẫu trần thạch cao phòng khách chữ nhật đẹp

5 xu hướng trần thạch cao phòng khách đẹp hiện đại 2024

Theo kinh nghiệm của các thợ thi công lành nghề, trần thạch cao rất dễ tạo hình và kết hợp với những chi tiết thiết kế khác. Tùy theo nhu cầu cũng như cấu trúc chung của ngôi nhà mà có thể biến đổi linh hoạt. Trong đó, có 5 dạng trần thạch cao phòng khách dự đoán sẽ trở thành xu hướng được ưa chuộng nhất 2024 và cách trang trí trần thạch cao phòng khách như sau:

Trần thạch cao kết hợp đèn thả

  • Đặc Điểm: Kết hợp trần thạch cao với đèn thả mang đến sự cân đối giữa ánh sáng và thiết kế nội thất. Các mẫu trần chìm thường được sử dụng để giấu đi hệ thống đèn, chỉ để lộ ra phần ánh sáng lan tỏa từ đèn thả.
  • Lợi Ích: Tạo điểm nhấn cho không gian, giúp phòng khách trở nên ấm cúng và sang trọng. Ánh sáng từ đèn thả cũng có thể điều chỉnh, tạo hiệu ứng ánh sáng đa dạng phù hợp với từng thời điểm trong ngày.
Trần thạch cao phòng khách độc đáo, kết hợp đèn chùm mới lạ
Trần thạch cao phòng khách kết hợp đèn chùm mới lạ
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp kết hợp với đèn chùm
Trần thạch cao kết hợp với đèn chùm hiện đại

Trần thạch cao phòng khách xuyên sáng

  • Đặc Điểm: Trần thạch cao xuyên sáng sử dụng các tấm thạch cao đặc biệt kết hợp với hệ thống đèn LED phía sau với độ xuyên sáng từ 40–90%, cho phép ánh sáng lan tỏa qua các bề mặt, tạo ra hiệu ứng ánh sáng mềm mại và tinh tế.
  • Lợi Ích: Giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn, đặc biệt phù hợp với những phòng khách có diện tích hạn chế. Đồng thời, ánh sáng xuyên qua trần tạo nên một không gian sang trọng và hiện đại.
Mẫu trần thạch cao phòng khách xuyên sáng đẹp
Mẫu trần thạch cao xuyên sáng độc đáo cho phòng khách gia đình có trẻ nhỏ
Trần thạch cao xuyên sáng cho phòng khách hiện đại
Trần thạch cao xuyên sáng đơn giản cho phòng khách
Mẫu thiết kế trần thạch cao hình tròn
Mẫu trần thạch cao hình tròn xuyên sáng bắt mắt

Trần thạch cao phòng khách gác lửng

  • Đặc Điểm: Trong các phòng khách có gác lửng, trần thạch cao có thể được thiết kế để kết hợp hài hòa giữa các tầng, tạo cảm giác liên kết và thống nhất cho toàn bộ không gian. Thiết kế này thường sử dụng trần chìm với các đường nét đơn giản.
  • Lợi Ích: Tạo sự liền mạch và thống nhất giữa các tầng, đồng thời giúp tối ưu hóa không gian sống. Thiết kế này cũng giúp giảm cảm giác chật chội và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.

Các ý tưởng trần thạch cao phòng khách gác lửng:

  • Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng đơn giản: Mẫu thiết kế trần giật cấp với hệ thống đèn led âm trần rất được ưa chuộng trong các thiết kế hiện đại. Ý tưởng này không cần các đường cắt hay chi tiết trang trí cầu kỳ, đặc biệt thích hợp với các căn phòng khách gác lửng.

Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng
Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng đơn giản
  • Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng nhỏ đẹp: Các ngôi nhà có diện tích hẹp nên lựa chọn loại trần giật cấp hoặc trần phẳng. Chúng vừa có điểm nhấn vừa giữ được không gian rộng rãi, thoải mái cho khu vực sinh hoạt và tiếp khách.

Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng
Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng nhỏ đẹp
  • Trần thạch cao phòng khách nhà gác lửng có ban công: Đối với nhà gác lửng có ban công, gia chủ hãy ưu tiên những mẫu trần thạch cao đơn giản để tận dụng nguồn sáng từ bên ngoài. Bạn có thể trang trí thêm bằng đèn led hoặc đèn thả trần tùy theo diện tích cho phép.

  • Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 gác lửng có phòng thờ: Phòng thờ đặt trên gác lửng ở nhà cấp 4 cần giữ được sự trang nghiêm và yên tĩnh. Vì vậy, nên thiết kế trần giật cấp đơn giản để tăng thêm khoảng cách với trần nhà. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm đèn led với màu sắc sao cho phù hợp với khu vực thờ tự.

Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 có phòng thờ
Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 gác lửng có phòng thờ
  • Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 gác lửng bố trí thêm đèn: Đèn luôn là yếu tố trang trí vừa đáp ứng công năng vừa tăng thêm điểm nhấn cho phòng khách. Bạn có thể chọn đèn ẩn âm trần hoặc đèn chùm thả tùy theo sở thích và diện tích, phong cách thiết kế.

Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 gác lửng
Trần thạch cao phòng khách nhà cấp 4 gác lửng bố trí thêm đèn

Trần thạch cao phòng khách liền bếp

  • Đặc Điểm: Với những căn hộ có không gian mở giữa phòng khách và bếp, trần thạch cao được thiết kế để phân chia không gian một cách tinh tế mà không cần sử dụng vách ngăn. Thường sử dụng các thiết kế trần thạch cao với hoa văn hoặc màu sắc khác nhau giữa hai khu vực.
  • Lợi Ích: Giúp tạo ra sự phân biệt chức năng giữa các khu vực trong không gian mở mà vẫn giữ được tính liên kết và thông thoáng. Điều này cũng góp phần tạo nên sự hài hòa trong thiết kế tổng thể của ngôi nhà.

Có hai loại trần thạch cao thường được dùng cho kiểu bố trí phòng khách liền bếp, đó là:

  • Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi: Đây thực chất là mẫu trần thả với thiết kế phần khung xương lộ ra ngoài khi hoàn chỉnh. Mẫu trần này lấy tạo hình khung xương làm điểm nhấn, chúng cũng có công dụng giấu đi các chi tiết thừa của đường ống và đường dây điện một cách tinh tế và gọn gàng hơn.

Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi
  • Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng chìm: Mẫu trần này còn được gọi là trần chìm với khung xương được ẩn bên trong, nhìn qua khá giống với lớp bê tông. Người ta thường tạo điểm nhấn cho chúng bằng việc lắp đặt thêm đèn âm trần. Kiểu thiết kế trần chìm này rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, hẹp.

Mẫu trần thạch cao chìm phòng khách liền bếp cho nhà phố
Kiểu thiết kế trần thạch cao chìm phòng khách liền bếp cho nhà phố nhỏ hẹp

Trần thạch cao phòng khách tân cổ điển

  • Đặc Điểm: Trần thạch cao phong cách tân cổ điển thường được trang trí với các họa tiết hoa văn phức tạp, kết hợp với đèn chùm để tạo nên một không gian phòng khách sang trọng và đẳng cấp. Màu sắc thường sử dụng là các tông màu trung tính, tạo nên sự thanh lịch và quý phái.
  • Lợi Ích: Mang lại vẻ đẹp vượt thời gian cho phòng khách, phù hợp với những không gian yêu cầu sự sang trọng và tinh tế. Thiết kế này cũng giúp phòng khách trở nên nổi bật và ấn tượng hơn, phản ánh phong cách sống đẳng cấp của gia chủ.

Đặc điểm của trần thạch cao tân cổ điển:

  • Màu sắc: Cần đảm bảo sự hài hòa giữa màu sắc của trần, tường và nội thất khác. Thông thường người ta sẽ sử dụng các màu trung tính cho trần thạch cao như: trắng, kem, be. Điều này nhằm làm nổi bật các đường nét trang trí, chạm khắc bằng màu vàng phía trên.

  • Phào chỉ và họa tiết: Các đường viền bằng phào chỉ là đặc trưng không thể thiếu trong các trang trí của phong cách Tân cổ điển. Tuy nhiên, các hoa văn, họa tiết sẽ được khắc họa theo cách thanh mảnh và mềm mại hơn so với thiết kế cổ điển.

  • Cách phối hợp với vật liệu khác: Để tạo nên điểm nhấn sang trọng cho phần trần thạch cao, người ta có thể kết hợp thêm các vật liệu trang trí khác bằng thủy tinh hay kim loại. Trong đó, các hoa văn mạ vàng hay đèn chùm thủy tinh là những lựa chọn khá thông dụng.

Trần thạch cao phòng khách theo kiểu tân cổ điển
Trần thạch cao phòng khách tân cổ điển
Trần thạch cao màu trắng cùng tone
Trần thạch cao màu trắng cùng tone với thiết kế phòng khách Tân cổ điển
Phào chỉ vàng giúp nổi bật trần thạch cao phòng khách
Sử dụng phào chỉ vàng để trang trí làm nổi bật trần thạch cao phòng khách

Xem thêm: 99 Mẫu trần thạch cao tân cổ điển sang trọng, đẹp nhất hiện nay

Lưu ý quan trọng khi làm trần thạch cao phòng khách

Khi thiết kế trần thạch cao phòng khách, cần lưu ý các yếu tố như phong cách thiết kế, mục đích sử dụng, và khung xương phù hợp. Dưới đây là những phân tích chi tiết từ Nhân Thủy để đảm bảo trần thạch cao của bạn không chỉ đẹp mà còn bền vững và phù hợp với không gian sống.

Chọn Vật Liệu Phù Hợp

Việc lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố tiên quyết để đảm bảo chất lượng và độ bền của trần thạch cao. Thạch cao phải có chất lượng cao, không bị mục, cong vênh hay nứt nẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Khung xương cũng cần được chọn từ các loại thép không gỉ, có độ bền cao để tránh hư hỏng sau thời gian dài sử dụng.

Thiết Kế và Lắp Đặt

Thiết kế trần thạch cao cần phù hợp với phong cách tổng thể của phòng khách. Ví dụ, nếu phòng khách theo phong cách hiện đại, nên chọn trần thạch cao đơn giản với các đường nét tinh tế. Ngược lại, nếu phòng khách theo phong cách tân cổ điển, các mẫu trần với họa tiết cầu kỳ sẽ là lựa chọn lý tưởng. Độ cao của trần cần được tính toán kỹ lưỡng, sao cho không gian không bị quá thấp hoặc quá cao, ảnh hưởng đến sự cân đối của căn phòng.

Khi lắp đặt, việc bố trí hệ thống đèn cũng rất quan trọng. Sự kết hợp hài hòa giữa đèn âm trần và đèn thả sẽ tạo nên không gian ấm cúng và sang trọng. Đặc biệt, hệ thống điện cần được lắp đặt an toàn, tránh tình trạng dây điện bị hở hoặc không được bảo vệ tốt.

Bảo Dưỡng và Bảo Trì

Sau khi hoàn thiện, trần thạch cao cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo vẻ đẹp và độ bền lâu dài. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề như nứt, thấm nước, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi vệ sinh, nên sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hoặc hỏng bề mặt trần. Nếu cần thiết, việc sơn lại trần sẽ giúp duy trì tính thẩm mỹ và đồng nhất với màu sắc của tường.

Đảm Bảo An Toàn

An toàn luôn là yếu tố hàng đầu khi thi công trần thạch cao. Khung trần phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo không có nguy cơ sập trần do vật liệu xuống cấp hoặc thi công kém chất lượng. Ngoài ra, việc lựa chọn các vật liệu chống cháy, chống thấm cũng là một phần không thể thiếu để tăng cường sự an toàn cho không gian sống. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, hệ thống chống thấm cần được chú trọng để ngăn ngừa hư hỏng và duy trì độ bền của trần.

Cách Lựa Chọn Trần Thạch Cao Phù Hợp Phòng Khách

Việc lựa chọn trần thạch cao phải dựa trên nhiều yếu tố, từ diện tích phòng khách đến phong cách thiết kế tổng thể của ngôi nhà.

Phù Hợp Với Diện Tích Phòng Khách

  • Phòng Khách Nhỏ: Nên chọn các mẫu trần thạch cao đơn giản, ít họa tiết để tạo cảm giác không gian rộng hơn.
  • Phòng Khách Lớn: Có thể lựa chọn các mẫu trần thạch cao phức tạp hơn, kết hợp với đèn chùm hoặc đèn thả để tạo điểm nhấn mạnh mẽ.

Lựa Chọn Theo Phong Cách Thiết Kế

  • Phong Cách Hiện Đại: Các mẫu trần thạch cao với đường nét đơn giản, màu sắc trung tính sẽ phù hợp với những phòng khách có thiết kế hiện đại.
  • Phong Cách Cổ Điển: Những mẫu trần thạch cao có họa tiết hoa văn, kết hợp với đèn chùm cổ điển sẽ làm nổi bật phong cách sang trọng của phòng khách.

Báo giá thi công trần thạch cao phòng khách tại TPHCM giá rẻ

Dưới đây là bảng báo giá thi công trần thạch cao được niêm yết công khai tại Xây dựng Nhân Thủy:

Hạng mục

 ĐVT

 Đơn giá

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Thi công trần thạch cao khung xương thường

M2

 130,000 VNĐ

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

145,000 VNĐ

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm khung xương thường

M2

130,000 VNĐ

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm khung xương Vĩnh Tường

M2

140,000 VNĐ

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm khung xương thường

M2

145,000 VNĐ

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm khung xương Vĩnh Tường

M2

155,000 VNĐ

Vách thạch cao 1 mặt khung xương Vĩnh Tường

M2

200,000 VNĐ

Vách thạch cao 2 mặt khung xương Vĩnh Tường

M2

230,000 VNĐ

Lưu ý:

  • Đơn áp dụng cho đơn hàng tối thiểu 30m2 trở lên. Nhỏ hơn 30m2 thỏa thuận theo điều kiện thực tế
  • Đơn giá trên là đơn giá cho phần thô (chưa bao gồm sơn bả đối với trần chìm và vách thạch cao) chưa bao gồm thuế GTGT 10%.

Đơn giá phần sơn bả hoàn thiện:

  • Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2

  • Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 70.000đ/m2

  • Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 80.000đ/m2

  • Sơn JOTUN Jotaslap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 90.000đ/m2.

Quy trình thi công trần thạch cao phòng khách đúng kỹ thuật

Trần thạch cao thả

Bước 1: Công tác xác định cao độ + lắp thanh viền tường

1. Dùng máy laser xác định cao độ treo trần

2. Đánh dấu vị trí của thanh viền tường bằng bút chì.

3. Liên kết thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường bằng bằng đinh thép với khoảng cách liên kết tối đa 150mm hoặc vít nở thích hợp với khoảng cách liên kết tối đa 300mm.

Bước 2: Công tác lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần chìm Vĩnh Tường TopLine

Trần thả thạch cao phòng khách
Thi công trần thả thạch cao phòng khách

Trần thạch cao giật cấp

  • Bước 1: Cố định thanh viền tường VTC 20/22 thuộc phần giật cấp.

  • Bước 2: Móc ty treo lên thanh chính cách tường bé hơn hoặc bằng 400mm.

  • Bước 3: Cố định thanh VTC 20/22 mặt dựng của trần giật cấp hạ lên đáy khung xương trần thường bằng cách sử dụng vít liên kết khung.

  • Bước 4: Liên kết thanh chính và thanh phụ bằng khóa liên kết. Hai đầu còn lại liên kết bằng thanh VTC 20/22 hoặc bắn vít khung, khẩu độ thanh phụ bé hơn hoặc bằng 406mm. Tiếp theo, nẹp thêm thanh VTC vào góc dưới cạnh mặt dựng và mặt đáy trần hạ.

  • Bước 5: Căn chỉnh lại hệ thống khung trần thạch cao Vĩnh Tường chắc chắn.

  • Bước 6: Gia cố lại cạnh góc bằng thanh V lưới. Sau khi gia cố xong, vệ sinh trần nhà và nghiệm thu.

Thi công trần thạch cao giật cấp
Quy trình thi công trần thạch cao giật cấp

Nhân Thuỷ - đơn vị thi công thiết kế trần thạch cao chất lượng

Với sự ưa chuộng của thị thường, rất nhiều đơn vị thi công trần thạch cao ra đời với giá cả và chất lượng khác nhau. Điều này gây ra không ít khó khăn cho khách hàng khi lựa chọn đơn vị đáng tin cậy. Gia chủ cần tìm hiểu những địa chỉ thiết kế và thi công uy tín, sử dụng vật liệu chính hãng, kỹ thuật thi công tốt để đảm bảo chất lượng và tính hoàn mỹ cho ngôi nhà.

Bài viết trên đây đã giới thiệu các thông tin chi tiết và hữu ích về trần thạch cao. Mong rằng các mẫu trần thạch cao phòng khách mà Xây dựng Nhân Thủy đã chia sẻ cũng giúp bạn có thêm ý tưởng để thiết kế trần nhà theo mong muốn.

Đừng quên liên hệ Nhân Thủy để được tư vấn chi tiết về cách thức thi công trần thạch cao phù hợp với cấu trúc ngôi nhà của bạn cũng như tham khảo thêm về dich vụ sửa nhà giá rẻ TPHCM nhé.

Thông tin liên hệ Công Ty TNHH TM – DV – XD Nhân Thủy

  • MST: 0315858955

  • Hotline: 0981 878 997 – 07 7899 7898 (Mr Nhân)

  • Hỗ trợ tư vấn qua Zalo: 0981878997

  • Email: xaydungnhanthuy@gmail.com

Từ khóa » Các Mẫu La Phông Trần Thạch Cao