47 Ch47: Nhân Loại được Tạo Dựng Theo Hình Ảnh Thiên Chúa
Có thể bạn quan tâm
47. Nhân Loại Được Tạo Dựng theo Hình Ảnh Thiên Chúa
Kinh Tin Kính nói về Thiên Chúa, “Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”; nhưng không nói trực tiếp việc tạo dựng nhân loại. Theo bối cảnh cứu độ học trong lời tuyên tín, nhân loại xuất hiện liên hệ với Việc (Ngôi Lời) Nhập Thể. Đây là điểm đặc biệt rõ ràng trong Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan, tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng “vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi đã từ trời xuống thế ... và đã làm người.”
Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc lại rằng trật tự cứu độ không chỉ đi đôi với công việc tạo dựng, mà thực sự ra khởi nguồn từ công việc tạo dựng.
Nội dung súc tích của lời tuyên tín dẫn chúng ta trở lại với toàn thể chân lý mạc khải về công việc tạo dựng, để khám phá ra vị thế thực sự đơn thuần và trác tuyệt ân ban cho nhân loại.
Sách Sáng Thế có hai trình thuật về việc tạo dựng con người, như chúng ta đã nhắc tới trong những bài giáo lý trước. Theo quan điểm thứ tự niên đại, trình thuật ở Chương II Sách Sáng Thế là việc trước, và trình thuật ở Chương I là việc sau. Gom chung lại, cả hai trình thuật bổ túc lẫn nhau. Cả hai đều có những yếu tố thần học phong phú và quí báu.
Sách Sáng Thế 1:26 kể rằng vào ngày thứ sáu Thiên Chúa phán: “Chúng Ta tạo dựng nhân loại giống hình ảnh Chúng Ta, giống như Chúng Ta; và để con người bá chủ cá biển, chim trời, súc vật, và toàn thể địa cầu, và tất cả mọi loài bò trên mặt (giống vật bò dưới) đất (... thing that creeps upon the earth).”
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng là công việc tạo dựng nhân loại được nói tới sau trình thuật về ý định của Thiên Chúa tạo dựng nhân loại theo hình ảnh Ngài, đúng hơn là “theo hình ảnh Chúng Ta,” ở số nhiều (hợp với động từ “Chúng Ta (hãy) tạo dựng (let us make)”). Theo một số lời giải thích, hình thức số nhiều biểu thị đại từ “Chúng Ta” thần linh của Đấng Tạo Hóa duy nhất.
Theo cách nào đó, danh xưng đại từ “Chúng Ta” trên đây có thể là dấu chỉ xa xa đầu tiên về Thiên Chúa Ba Ngôi. Dù sao đi nữa, theo trình thuật trong Chương I Sách Sáng Thế thì việc tạo dựng nhân loại nối tiếp liền sau lời Thiên Chúa “nói với” chính Ngài, ad intra (hướng nội) theo cách đặc biệt này.
Tiếp theo là hành động tạo dựng. “Thiên Chúa đã tạo dựng nhân loại theo hình ảnh riêng của Ngài, theo hình ảnh Thiên Chúa Đấng tạo dựng nhân loại; Ngài tạo dựng nhân loại là nam và nữ ” (St 1:27). Trong câu này, điều nổi bật đáng chú ý là động từ “tạo dựng (barà)” được dùng tới ba lần. Sự kiện này như có ý nhấn mạnh tính cách quan trọng đặc biệt và “cường độ” của hành động tạo dựng. Cũng kết luận này dường như được rút ra từ sự kiện là mỗi ngày tạo dựng đều kết thúc bằng nhận xét: “Thiên Chúa thấy điều đó tốt lành” (tc. St 1:3, 10, 12, 18, 21, 25), nhưng sau khi tạo dựng con người vào ngày thứ sáu, lời kết thúc nói “Thiên Chúa ngắm nhìn và thấy mọi sự Ngài đã tạo dựng đều tốt đẹp” (St 1:31).
Lời tường thuật về “Yahweh” trong Chương II Sách Sáng Thế là cách mô tả cổ điển hơn. Trình thuật này không dùng cách nói “hình ảnh Thiên Chúa.” Cách nói này gắn liền chặt chẽ với đoạn văn kế tiếp có “tính cách thần học” hơn.
Tuy nhiên, lời miêu tả Yahweh (Thiên Chúa) trình bày cùng một chân lý, mặc dù gián tiếp. Lời miêu tả này nói con người được Thiên Chúa-Yahweh tạo dựng và trong khi con người có thể “gọi tên (đặt tên cho) mọi súc vật” (tc. St 2:19-20), đã không tìm thấy giữa các thụ tạo nơi vũ trụ hữu hình “một trợ tá tương xứng với mình.” Điều này nhìn nhận độc nhất tính (duy độc tính) của con người. Trình thuật trong Chương II Sách Sáng Thế, mặc dầu không nói trực tiếp về “hình ảnh” Thiên Chúa, đã cho thấy một vài trong số các yếu tố căn cốt của hình ảnh Thiên Chúa, đó là khả năng nhận biết chính mình, ý thức về hữu thể riêng của con người nơi vũ trụ, nhu cầu bù đắp sự cô đơn của mình, sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa.
Chia sẻ quyền thống trị
Những yếu tố này cũng cho thấy người nam và người nữ bình đẳng về bản chất và phẩm giá. Trong khi con người (người nam) không thể tìm được nơi bất cứ một thụ tạo nào khác “một phụ tá tương hợp với mình,” thì con người (người nam) tìm thấy “người phụ tá” của mình nơi người phụ nữ đã được Thiên Chúa–Yahweh tạo dựng. Theo Sáng Thế 2:21-22, Thiên Chúa tạo dựng người nữ từ thân thể người nam, từ “một trong những xương sườn người nam.” Điều này cho thấy căn tính (bản sắc) của người nam và người nữ nơi nhân loại, và sự đồng dạng căn cốt của họ mặc dầu hai người riêng biệt. Cả hai người có cùng một phẩm giá là những con người, vì cả hai chia sẻ cùng một bản chất.
Chân lý về con người được tạo dựng “theo hình ảnh Thiên Chúa” cũng thấy trong những đoạn khác của Sách Thánh, ở chính Sách Sáng Thế và trong các Sách Khôn Ngoan (“Thiên Chúa tạo dựng nhân loại theo hình ảnh chính Ngài,” Stk 9:6).
Sách Khôn Ngoan nói: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người và cho họ trường tồn bất diệt, và tạo dựng họ theo hình ảnh bản tính của Ngài” (Kn 2:23). Trong Sách Sirach (Huấn Ca) chúng ta đọc: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người từ bụi đất, và hoàn lại chúng về bụi đất ... Ngài đã ban cho nhân loại sức mạnh giống như của Ngài, và đã tạo dựng họ theo hình ảnh Ngài.”
Con người được tạo dựng để trường sinh bất tử. Con người luôn luôn là hình ảnh Thiên Chúa cả sau khi tội lỗi đã xảy ra và mặc dầu con người phải chết. Con người mang trong chính mình phản ánh quyền năng Thiên Chúa, mà phản chiếu này hiển lộ cách đặc biệt nơi lý trí và ý chí tự do. Con người là một chủ thể tự do. Con người là nguồn gốc mọi hành động của mình, trong khi vẫn duy trì đặc tính phải lệ thuộc (= tính bất tất về bản thể phải lệ thuộc [ontological contingency]) vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Sau khi tạo dựng con người, nam và nữ, Đấng Tạo Hóa “chúc lành cho họ và nói với họ, ‘Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị địa cầu; và bá chủ cá biển, chim trời ... và mọi sinh vật” (St 1:28). Việc tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa là căn bản cho việc thống trị các tạo vật khác trong vũ trụ hữu hình, mà Ngài tạo dựng vì con người và “cho con người.” Nhân loại bắt nguồn từ người nam và người nữ đầu tiên chia sẻ quyền thống trị ghi trong Sách Sáng Thế 1:2. Trình thuật về Thiên Chúa-Yahweh cũng hàm ngụ điều này (St 2:24). Chúng ta sẽ có dịp trở lại trình thuật này. Khi truyền trao sự sống cho con cái họ, người nam và người nữ chuyển trao cho chúng quyền thừa kế “hình ảnh Thiên Chúa” được ban cho con người đầu tiên khi tạo dựng con người.
Theo cách này con người trở nên lời diễn tả đặc biệt vinh quang Đấng Tạo Hóa. Thánh Irenaeus viết: “Con người sinh động là vinh quang Thiên Chúa, nhưng hình ảnh Thiên Chúa là sự sống con người,” (Adv. Haer. IV, 20, 7). Con người là vinh quang Đấng Tạo Hóa. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài. Ngài đặc biệt cho con người đạt tới được sự hiểu biết đích thực về Thiên Chúa hằng sống.
Chân lý dẫn thượng là nền tảng giá trị đặc biệt sự sống nhân loại, và cũng là căn bản giá trị đặc biệt về tất cả mọi nhân quyền, ngày nay được nhấn mạnh rất nhiều.
Vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nhân loại được kêu gọi, giữa các thụ tạo thuộc vũ trụ hữu hình, trở nên loa miệng loan truyền vinh quang Thiên Chúa, và theo một ý nghĩa chắc chắn, là lời tôn vinh Ngài.
Giáo huấn về con người ghi trong những trang đầu Sách Thánh (Stk 1) nối kết với mạc khải Tân Ước về chân lý Chúa Kitô (the truth of Christ). Vì là Ngôi Lời hằng hữu, Chúa Kitô là “hình ảnh Thiên Chúa vô hình,” và đồng thời là “trưởng tử trước muôn loài” (Col 1:15).
Trong chương trình của Thiên Chúa, nhân loại được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa sở đắc mối liên quan đặc biệt với Ngôi Lời, Đấng là Hình Ảnh Thiên Chúa Cha Hằng Hữu, mà khi tới thời gian sung mãn đã trở nên phàm nhân. Thánh Phaolô viết: “Ông Adong là hình ảnh Đấng sẽ tới” (Rom 5:14). “Đối với những người (mà Thiên Chúa Đấng Tạo Thành) đã biết từ trước, Ngài cũng đã tiền định cho trở nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài, để Con của Ngài là trưởng tử giữa một đàn em đông đảo” (Rom 8:29).
Như thế, chân lý về con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa không những chỉ xác định địa vị nhân loại trong trật tự tạo dựng, mà còn nối kết con người với trật tự ơn cứu độ trong Chúa Kitô, Đấng là “hình ảnh” và đồng bản tính với “Thiên Chúa” hằng hữu. Ngay từ khởi đầu Sách Sáng Thế, việc tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa làm chứng cho ơn gọi của Ngài. Ơn gọi này được mạc khải đầy đủ khi Chúa Kitô đến trần gian.
Nhờ tác động của “Chúa Thánh Linh,” chúng ta thấy được viễn ảnh về sự biến đổi trọn vẹn theo hình ảnh đồng bản tính của Thiên Chúa, hình ảnh đó là Chúa Kitô (tc. 2 Cor 3:18). Như thế “hình ảnh” trong Sách Sáng Thế (St 1:27) đạt tới viên mãn trong ý nghĩa mạc khải cao cả.
Buổi gặp chung ngày 9 tháng Tư, 1986
‹ 46 Ch46: Các loài thụ tạo có quyền tự lập chính đáng up 48 Ch48: Con người là hữu thể thiêng liêng và vật chất ›Từ khóa » Hình ảnh Thiên Chúa Cha
-
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi
-
Chúa Cha – Wikipedia Tiếng Việt
-
VÀI Ý KIẾN VỀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA CHA TRONG TƯ TƯỞNG ...
-
Hình ảnh Thiên Chúa đẹp, ý Nghĩa Nhất Dành Cho Mọi Người
-
Hình Ảnh Thiên Chúa Giêsu Đẹp Nhất Trong Công Giáo
-
Hình ảnh Thiên Chúa - Dòng Tên
-
Con Người Là Hình ảnh Của Thiên Chúa - SimonHoaDalat
-
NỖI KHỔ CỦA THIÊN CHÚA CHA - SimonHoaDalat
-
Khái Quát Giáo Huấn Của Hội Thánh Về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Con Người Là Hình ảnh Của Thiên Chúa - Thư Viện
-
Thiên Chúa Cha Và Người Trẻ: Vấn đề Của Sáng Tạo
-
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm C: Các Bài Suy Niệm & Chú Giải ...
-
50+ Hình Ảnh Thiên Chúa Giêsu Đẹp Nhất Làm Hình Nền