481. Vua Cha Bát Hải Động Đình - Lược Sử Tộc Việt

Là vị Vua đứng đầu Thủy phủ, Ngài còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động đình, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ, thuộc vùng đất Tổ Động Đình, ngày nay là miền Nam Trung Quốc. Không gian của truyền thuyết khi người Việt trở về Việt Nam, đã được “co hẹp” vào không gian miền Bắc Việt Nam, nên Động Đình hồ được cho rằng là một vùng đất ở gần biển Đông, nhưng ở vùng Động Đình mới chính là địa điểm gốc diễn ra truyền thuyết họ Hồng Bàng cũng như truyền thuyết về Vua cha Bát Hải Động Đình.

Vua cha Bát Hải Động Đình là cha của Thủy phủ Thánh mẫu Xích Lân Long nữ. Ngài chính là Nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.

Ngài có một giáng sinh vào thời Hùng Duệ Vương – Hùng Vương thứ 18 phù dân cứu nước mà dấu tích mà chứng tích Ngài còn lưu lại tại đền Đồng Bằng (An Lễ – Quỳnh Phụ – Thái Bình).

Hùng Duệ Vương đã lớn tuổi, mà không sinh được con trai để nối ngôi, có 2 con gái đều đã đi lấy chồng, nguy cơ mất hết cơ đồ Hồng Bàng đang đến gần, các nước láng giếng lăm le xâm chiếm nước ta. Trời cao thấy vậy, mở đường hiếu sinh cho Công chúa tên là Ngọc nữ giáng hạ trần gian tại Hoa Đào Trang, để Ngài mượn cửa ứng cứu dân Việt.

Ngày đó, có hai vợ chồng ông Phạm Túc và Trần Thị người Trang An Cố (Thụy Anh – Thái Bình) lớn tuổi mà không con, một hôm nhân đi đánh cá đến đất An Lễ tình cờ gặp được cô gái nhỏ, ông bà đón về nuôi tại An Cố, đặt tên Quý nương. Một lần Quý nương ra sông tắm, tự nhiên có một con Hoàng long quấn chặt lấy mình, về bà thụ thai. Lúc đó cha mẹ cũng đã mất, nàng Quý về quê cũ Hoa Đào Trang sinh sống. Nàng có thai 13 tháng mới sinh, khi sinh thì lại sinh ra cái bọc, sợ hãi Quý nương vứt bọc đó ra sông Vĩnh. Đêm đó, có một người cất vó tên Nguyễn Minh thấy bọc mang lên, ông rạch bọc ra, thấy bên trong có 3 con Hoàng long sáng chói, một con (Chính là đức Vua cha Bát Hải) chui vào náu thân trong giếng nước (chính là giếng trong hậu cung đền Đồng Bằng), một con chui vào Thanh Do Trang, con nhỏ nhất về An Cố Trang.

Thời gian sau đó, quân phương Bắc tập hợp binh lực chuẩn bị ý đồ thôn tính Văn Lang. Biết được điều đó, nhưng do tuổi già sức yếu, Hùng Duệ Vương không biết làm sao, bèn lập đàn cúng tế, Thanh y Tiên ông trên trời mới giáng xuống phán rằng về Đào Hoa Trang mà tìm nhân tài. Sứ giả về Đào Hoa Trang tìm, dân làng đem chuyện Hoàng Long ra kể, Sứ giả bèn tới bên giếng kia để tuyên truyền sắc chỉ, tức thì Hoàng long xuất hiện biến hóa ra chàng trai lực lưỡng. Người báo với Sứ giả sẽ truyền thêm 2 em, tập hợp mười tướng và chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày rồi sẽ xuất quân, đảm bảo 3 ngày giặc tan.

Ngài bày binh bố trận tinh tường, khéo dùng quân sĩ, lại được các Thiên binh thần tướng ủng hộ, đúng 3 ngày sau giặc dữ tan tành, bình trị thiên hạ. Hùng Duệ Vương triệu Ngài về kinh đô phong là “Vĩnh Công Nhạc phủ Thượng đẳng thần” ban thưởng 10 hốt vàng và có ý mong Ngài ở lại kinh đô. Vĩnh Công cáo từ về quê nuôi mẹ già, khai khẩn duyên hải, chiêu dân lập ấp, dạy dân nghề nông tang, trồng dâu nuôi tằm.

Thấm thoát thoi đưa, môt hôm Ngài gọi hương lão trong trang tới căn dặn rằng: “Ta vốn là Thủy Quốc Thần tiên, nay phải về nơi chốn xưa gốc cũ, nếu nhớ đến ta, nơi ta ở đây là đền, ngày ta đi là ngày giỗ …” Ai ai có mặt đều bùi ngùi, nức nở. Bỗng đâu trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội, mưa như đổ nước, được một thoáng thì tạnh hẳn, mọi người chỉ còn thấy khăn áo của Vĩnh công, đó là ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần. Dân dâng biểu về cung, Hùng Duệ Vương đau xót vô hạn, lại truyền ban phong mỹ tự: “Trấn Tây An tam kì linh ứng Đại vương”. Các đời vua chúa sau này đều có sắc phong Ngài.

Cũng theo lưu tryền trong dân gian thì 10 tướng của Vua Cha bát Hải sau này được coi là con của Đức Vua Cha Bát Hải. Một số các tướng lĩnh này tiếp tục được giáng trần để giúp đời. Các tướng này hầu hết là các Thánh Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng như: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười….

Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ ở đâu?

Vua Cha Bát Động Đình được thờ chính tại Đền Đồng Bằng – Khu Du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng. Ngoài ra, tại khu Quần thể du lịch Tâm Linh Phủ Dầy cũng có đền Vua Cha Bát Hải. Tại Phủ Vân Cát – Phủ Dầy cũng có một đền nhỏ thờ Vua Cha Bát Hải….Một số ngôi đền khác Vua Cha Bát Hải Động Đình cũng được phối thờ.

Chuyến đi thăm đền thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình

Từ Hà Nội thân thương chúng tôi đặt chân đến Quảng Châu trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất tỉnh Quảng Đông. Từ Quảng Châu chúng tôi đi tầu điện cao tốc tới Trường Sa sau đó chuyển tàu đi Nhạc Dương như bản đồ đường đi đã được định ra trước.

mg_8962
Đua thuyền rồng một trong những hình ảnh mà chúng tôi được nhìn thấy khi đến Yue yang

Chúng tôi đến Nhạc Dương đã  là 20h tối sau khi di chuyển hơn 6 tiếng đồng hồ mệt lả vì đói trên tàu cao tốc từ Quảng Châu với vận tốc cực đại 315km/h. Việc đầu tiên là tìm và thuê chỗ tá túc đã, tôi với vốn tiếng Trung tay chân đỡ mồm miệng sau một hồi với anh tài xế đã tìm được chỗ chú chân như ý. Ăn tối rồi tính tiếp – món ăn gì bây giờ nhỉ khi các bạn tôi đều là người không quen khẩu vị món lạ: Lẩu cá là quyết định sau một hồi thực đơn bằng mắt. Bàn chúng tôi được may mắn ngồi vào chiếc bàn duy nhất có in hình rồng chầu ( kiến trúc đậm nét Nhạc Dương – Long Vương) sau quãng đường hơn 2000 km nên chúng tôi ăn qua quít rồi đi nghỉ để mai tiếp tục hành trình.

Sáng ngày thứ hai của chuyến đi tôi tỉnh giấc khi ánh sáng ngày mới vén lên qua khung cửa sổ – úi chà một biển hồ nhưng không hẳn là thế một bức tường thành cổ với kiến trúc phong kiến độc đáo. Đây là đâu nhỉ vì là lần đầu đến nên tôi băn khoăn tự hỏi mình, mà biết hỏi ai bây giờ khi mà lục nát cả đầu tôi với vốn từ vựng ít ỏi cũng không thể diễn đạt với người bản xứ đi tìm đền thờ Vua Cha Bát Hải. Nhưng bất ngờ đã đến lần thứ hai trong chuyến đi tôi gặp may mắn, mà không phải thế chứ vận may sao lại nhiều như vậy hay là có sự dẫn đường chỉ lối của thế giới siêu nhiên (chiều hôm sau tôi mới biết khách sạn chúng tôi nằm ở đối diện với Nhạc Dương Lầu và ở chỗ cửa sổ đó có thể nhìn bao quát toàn cảnh Nhạc Dương và Hồ Động Đình)

mg_8899
Một buổi sáng bên góc Lầu Nhạc Dương

mg_8919

Thời tiết Hà Nội và Quảng Châu đầu hạ với nhiệt độ trung bình 30 độ C, chúng tôi hoan hỉ với không khí ấm nóng chưa được bao lâu thì khi đặt chân đến Nhạc Dương nhiệt độ hạ xuống 13 độ và hôm sau xuống 9 độ. Chúng tôi mặc hết những gì có thể mang lên mình được nhưng cũng không xua đi cái lạnh đột ngột mà mùa đông chúng tôi vẫn thường gặp. Cuối cùng chúng tôi may mắn tìm thấy  cửa hàng bán đồ lao động tự chọn lấy 4 chiếc áo bông màu xanh bộ đội.

Việc đầu tiên chúng tôi tìm đường đến đền thờ Vua Cha ở trên  Đảo Quân Sơn (Junshan, 君山).

mg_8643

Có hai cách đi ra đảo: đi tàu thủy và đi đường bộ. Gió to và sóng ghập ghềnh nên chúng tôi đi taxi qua cây cầu mới xây ra đảo. Đảo Quân Sơn nguyên gốc gọi là núi Động Đình hay Tương Sơn (Xiangshan). Đảo cách thị trấn Lạc Dương bên bờ khoàng 13 km, chiều rộng 1 km, có 72 đỉnh núi, 36 đình quán và 48 đền. Phong cảnh ở đây đi cùng với hồ thật thần tiên như chốn bồng lai tiên cảnh, đã nổi danh hàng ngàn năm nay. Tương truyền rằng ngày xưa có tiên xuất hiện ở đây. Cảnh sắc thay đổi theo bốn mùa. Về mùa xuân hoa cỏ muôn mầu muôn sắc. Mùa hạ, trời quang mây tạnh là lùc thấy rõ toàn cảnh hồ. Mùa thu khói sương huyền ảo như chốn thiên thai. Đêm đêm văng vẳng vọng lại tiếng hát câu hò của người dân chài trong thinh lặng. Mùa đông là lúc những loài di điểu trở về…

Đền thờ Vua cha nằm trong khu danh lam bảo tồn, ngoài cửa có một bài thơ của thi tiên Lý Bạch được khắc lên bức tường đá ở đây:

mg_8555mg_8557

mg_8559
Cổng vào khu Đảo Quân Sơn

mg_8568
Nơi Thờ Long Vương

mg_8608mg_8583mg_8570

Thường ở những chốn tâm linh như nơi đây rất khó có thể chụp ảnh phía bên trong. Kinh nghiệm từ những lần đi trước tôi cất máy vào balo thành tâm thắp hương, công đức cùng đoàn, đứng trật tự ngắm nhìn kiến trúc. Đợi thời cơ vắng khách ra cầu xin với Pháp sư, các vị thủ đền xin chụp ảnh làm tư liệu. May mắn tôi cũng ghi lại được kiến trúc bên trong đền.

mg_8577

mg_8579
Ảnh Long Vương ngày gặp lại Con Gái

mg_8595

Mong muốn nhất là tôi tự chụp được tượng thờ Long Vương đó cũng là tâm đắc cả chuyến đi này.

mg_8591
Vua cha Bát hải Động đình Hưng tế Long cung

mg_8597
Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được thờ ở đây
mg_8594
Quan Vân Trường Thần Tài.
mg_8596
Hộ Pháp Thiện Thần Thiên Long Bát Bộ ở hai bên

mg_8605
Năm trăm vị La Hán được thờ bên  lối đi ra Hậu Cung

Chúng tôi tiếp tục sang thăm quan ngôi đền kế tiếp. Lần này kinh nghiêm vào đền đã được cập nhập nên chúng tôi có vẻ đi dễ dàng hơn.

mg_8616

Đền Tưởng Niệm Tương Phi ngày xưa gọi là Đền Tương Sơn. Đền được xây cất đầu tiên vào thời Chiến Quốc để thờ vị thần ở Quân Sơn và sông Tương.  Theo truyền thuyết kể lại thì vua Thuấn (Shun,舜) đi tuần thú và bị bệnh chết ở đây, rồi hai nàng ái phi là Nga Hoàng- 娥皇và Nữ Anh-女英 đi tìm và cũng chết nơi đây và được chôn cất nơi này. Sau nầy Khuất Nguyên- 屈原 làm thơ gọi là Tương Quân (Xiangjun 湘君) và Tương Phu Nhân- (Xiang Furen, 湘夫人). Tương Quân lại được cho là “thần sông” của Sông Tương, Tương Phi – 湘妃 là chỉ chung hai nàng ái phi của Vua Thuấn vì đi tìm chồng, đến ngày hẹn “hội ngộ” tại đây mà không gặp rồi mòn mỏi chờ ngã bệnh mà chết theo chồng.

Vì vậy nên từ đời nhà Đường đền được đổi tên là Đền Tưởng Niệm Tương Phi. Đền được trùng tu lại vào đời vua Jia Qing triều nhà Thanh. ( nguồn http://vi.wikipedia.org )

mg_8612
Ảnh chụp gian giữa của đền Tương Phi

mg_8613
Tượng hai nàng ái phi là Nga Hoàng- 娥皇và Nữ Anh-女英

Ra khỏi đền thờ hai nàng ái phi, chúng tôi đi qua rừng trồng tre rất có quy hoạch. Tre mọc ở đây rất lạ trên thân có một đốm đặc biệt. Loại tre này tôi chỉ biết có nguồn gốc ở đây. Tương truyền rằng sau khi nghe vua Thuấn chết hai bà vương phi ôm thân tre khóc thương thảm thiết. Nước mắt của hai bà nhỏ xuống thân tre biến thành đốm hình giọt nước mắt. Vì thế tre này còn được gọi là Tương Phi trúc hay Tương trúc.

mg_8636

Tôi đứng sững sờ trước vườn trúc lòng đầy trắc ẩn xem ra có khá nhiều điều tôi còn chưa được biết.

mg_8643 (1)
Hồ Ái Ân

mg_8646mg_8685

mg_8694
Đền Nguyệt Lão nằm bên hồ ái ân.

Phối thất chi tế, vạn phúc chi nguyên (Việc hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc)

Theo Điển tích xưa thì Tơ hồng Nguyệt Lão là vị thần cai quản về chuyện tình duyên hôn nhân nam nữ. Theo sách U quái lục có ghi lại một sự tích sau “Đời đường (618-907), Điền Vi Cố là khách trọ ở Tống Thành đi kén vợ. Một đêm nọ gặp một ông lão vai mang một cái túi to ngồi hướng về phía mặt trăng xem sách. Vi cố liền đến hỏi sách gì? Ông lão đáp: Đó là quyển sổ biên tên tuổi từng cặp vợ chồng. Vi Cố lại hỏi thế cái túi to kia đựng vật gì. Ông lão đáp: Đó là túi đựng dây tơ hồng dùng để buộc chân hai người có duyên với nhau. Thấy thế Vi Cố liền hỏi. Vậy ông có biết tôi lấy con gái nhà ai không? Ông lão bèn xem sổ một lúc rồi nói: Vợ anh là con gái họ Vương mới lên 3 tuổi và Vi Cố thấy hình ảnh cố bé do một người phụ nữ chột một mắt ãm đang đi giữa chợ. Ông lão lại chỉ đứa bé và bảo nó chính vợ của anh. Thấy vậy Vi Cố nghĩ rằng minh là người gia thế như thế này mà số lại phải lấy một đứa bé gái con nhà bình dân nghèo khó thì giận quá liền bảo đầy tớ hôm sau tìm đứa bé đó giết đi. Người đầy tớ hôm sau ra chợ tìm thấy đứa bé như được Vi Cố tả do một người

* Thái Mỹ Thần Chủ

* Danh Cần Mẫu Thương Thần Chủ

phụ nữ chột mắt đang bế đi giữa chợ liền lẻn đến đâm đứa bé một nhát vào giữa mặt rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau quan Thái Sử Trương châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Cô tiểu thư xinh đẹp, giữa ông mày có đính trang điểmmột bông hoa vàng trông càng duyên dáng.  Trong đêm tân hôn Vi Cố chỉ vào bông hoa khen và hỏi vợ sao lại đính bông hoa vào chỗ đó, cô dâu họ Vương mới bảo: Thủa còn bé, một bà vú nuôi họ bế vào chợ bị một đứa cuồng tặc lẻn đến đâm một nhát may số thiếp mệnh lớn nên không chết nhưng có để lại một vết sẹo đó. Vi Cố giật mình hỏi:Có phải bà vú đó họ Trần bị chột một mắt không? Người vợ ngạc nhiên xác nhận: Đúng thế! Vi Cố lúc ấy mới vỡ lẽ về nhân duyên tiền định liền kể lại toàn bộ sự việc trước đó cho người vợ nghe”.

Hôn nhân: Theo Thuyết văn và Lễ ký thì “Hôn” có nghĩa là buổi chiều, khi cưới vợ người ta thường rước dâu vào buổi chiều nên gọi là Hôn. Còn “Nhân” là người chồng tức là chú rể, người vợ theo lễ cưới mà về nhà chồng để ở thì gọi là “Nhân”. Vì thế hai từ Hôn Nhân được ghép chung với nhau để diễn tả sự kết hợp chung sống của đôi trai gái, mà vị thần Hôn Nhân chính là Tơ Hồng Nguyệt Lão

dsc00169
Tượng thờ Nguyệt lão

mg_8697
Ổ Khóa Tình Yêu nằm khuôn viên đền Nguyệt Lão

mg_8698

mg_8683
Giếng dãi rồng

Giếng Liễu Nghị nguyên gốc gọi là giếng Cam vì gần đó có cây cam được xây cất đầu tiên vào thời nhà Tùy. Truyền thuyết kể rằng một sĩ tử ở Hồ Nam tên là Liu Mingying trên đường về thủ đô đi thi gặp nàng con gái Long Vương. Nàng bị một người giầu có tên là Jin Baiwan hành hạ bắt đi chăn cừu. Liu giúp nàng. Nàng chỉ cho Liêu dùng giếng Cây Cam xuống gặp Long Vương và đưa thư của nàng cho Long Vương. Long Vương cứu con gái và nhận chết chìm Jin Baiwan. Về sau Liu lấy con gái Long Vương. Câu chuyện về sau được Li Zhaowei viết thành truyền thuyết và phổ biến rộng dãi trong dân gian, trở thành một trong sáu câu chuyện dân gian nổi tiếng của Trung Hoa. Tới thời nhà Tống, giếng được đổi tên là Giếng Liễu Nghị. Ngày nay được xem là một di sản văn hóa.( nguồn internet)

mg_8660

mg_8670
Giếng xuống gặp Long Vương

mg_8661

Tạm biệt Đảo Quân Sơn chúng tôi lên xe buýt đi về trung tâm thánh phố nghỉ lấy sức cho chuyến đi tiếp theo.

hienphs Bản gốc

Chia sẻ với bạn bè:

  • Facebook
  • Twitter
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » đền Thờ đức Vua Cha Bát Hải