4P Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Marketing Mix đỉnh Nhất Cho Sản ...

Quản trị kinh doanh
28/12/2021 7 Phút đọc 4P là gì? Xây dựng chiến lược marketing mix đỉnh nhất cho sản phẩm mới
  1. Trung Thành Người viết Trung Thành

Chiến lược 4P hay marketing mix là khái niệm cơ bản và quá quen thuộc với ngành kinh tế nói chung và marketing nói riêng. Ngày này, càng có nhiều sản phẩm mới ra đời làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Vậy cần xây dựng chiến lược 4P như thế nào để  đạt được hiệu quả cao trong việc truyền thông, quảng bá sản phẩm. Trong bài viết hôm nay, Cloudify sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược marketing 4P cho sản phẩm mới.

Nội dung bài viết

  • 1, 4P là gì?
  • 2, 4P marketing có ý nghĩa gì?
  • 3, Xây dựng chiến lược 4P cho sản phẩm mới
  • 4, Phần kết

1, 4P là gì?

Khái niệm 4P trong marketing lần đầu xuất hiện trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964 dưới thuật ngữ marketing mix. Lúc này marketing mix bao gồm rất nhiều yếu tố như sản phẩm, chiến lược marketing, phân phối, giá sản phẩm, thương hiệu, đóng gói bao bì, quảng bá, khuyến mãi, tính cá nhân hóa. Tuy nhiên, sau đó chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã lựa chọn bốn phương án cốt lõi nhất được gọi là 4P marketing. Bốn nhân tố này đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị cho đến ngày nay.

4P trong marketing
4P trong marketing

4P gồm có:

  • Product (sản phẩm): Doanh nghiệp của bạn sẽ bán sản phẩm/ dịch vụ gì?
  • Price (giá cả): Bạn sẽ bán/ tính bao nhiêu phí cho sản phẩm?
  • Place (phân phối): khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
  • Promote (xúc tiến): Khách hàng hiểu, biết về sản phẩm như thế nào?

2, 4P marketing có ý nghĩa gì?

Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng hơn 

Chiến lược 4P là nền tảng giúp doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, sẽ có những sản phẩm sáng tạo hơn, đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của con người. Cụ thể, khi marketer nghiên cứu 4P về các yếu tố nhân khẩu học thì sản phẩm ra đời sẽ đáp ứng được nhiều lứa tuổi khác nhau, đảm bảo chất lượng tốt, mang đến lợi ích lớn như sự mong đợi của khách hàng.

Giúp gia tăng lợi ích người tiêu dùng

Trong kinh doanh hay marketing sản phẩm, khi lợi ích của khách hàng được đặt lên hàng đầu thì sản phẩm đó mới thu hút được thị hiếu người tiêu dùng. Mô hình 4P marketing cũng vậy. Khi có sản phẩm mới, có tính năng tốt, giá cả phù hợp người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền phù hợp để sở hữu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. 

Đọc thêm: Bật mí 4 bước xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất

Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

Mục tiêu của chiến lược 4P là quảng bá, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng. Khi áp dụng 4P thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được phân phối rộng khắp. Khi quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp dễ dàng gia tăng độ nhận diện. Đồng thời, sẽ xây dựng được lòng tin khách hàng nhờ độ uy tín. Từ đó, tạo tiền đề cho những bước phát triển xa hơn trong tương lai.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động chung trong một lĩnh vực. Vậy nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, nắm rõ nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó ra mắt những sản phẩm mới với chất lượng tốt nhất, tính năng tiên tiến, ưu việt nhất.

Không chỉ vậy, vấn đề giá cả cũng được cạnh tranh rất lớn, vậy nên doanh nghiệp sẽ không ngừng phải giải quyết để tạo lợi thế cho mình. Việc cạnh tranh công bằng cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Đọc thêm: Kênh phân phối là gì? Phát triển kênh phân phối hiệu quả 

3, Xây dựng chiến lược 4P cho sản phẩm mới

Xác định điểm bán hàng độc nhất

USP (Unique selling point) là những điểm đặc biệt, chỉ có ở doanh nghiệp, sản phẩm của bạn. Đây là điểm mấu chốt để doanh nghiệp phát triển, gia tăng giá trị cạnh tranh. Để xác định chính xác USP từ đó tạo ra một chiến lược phát triển hiệu quả doanh nghiệp cần thông qua khảo sát, nghiên cứu thị trường người tiêu dùng theo nhiều tiêu chí

Thấu hiểu khách hàng

Doanh nghiệp phải thấu hiểu khách hàng qua những tiêu chí sau:

  • Họ là ai?
  • Họ đang gặp vấn đề gì?
  • Họ cần gì?

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Việc đối thủ cạnh tranh đưa ra các chiến lược giảm giá, khuyến mãi,… thì doanh nghiệp của bạn cần phải phân tích và nắm rõ để có những chiến lược cụ thể về giá, chất lượng từ đó tăng cơ hội cạnh tranh.

Đánh giá các kênh phân phối

Doanh nghiệp phải xác định được:

  • Khách hàng mua sản phẩm ở đâu?
  • Họ quan tâm đến sản phẩm nhiều nhất ở trang social nào?

Từ đó marketer sẽ đẩy mạnh chiến lược quảng bá ở nơi tập trung nhiều người mua sản phẩm

Xây dựng chiến lược quảng cáo

Dựa trên việc xác thực khách hàng tiềm năng, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện để làm nổi bật tính năng, lợi ích của sản phẩm.

Kết hợp các yếu tố, đánh giá tổng thể

Đến bước này bạn cần phân tích những vấn đề sau:

  • Các yếu tố có khớp nhau không?
  • Các kênh phân phối, marketing có củng cố giá trị sản phẩm hay không?
  • Chiến lược quảng cáo đã phù hợp ở nơi bán sản phẩm không?

4, Phần kết

Chiến lược 4P trong marketing là cơ bản nhưng cũng rất quan trọng. Để tham khảo thêm những kiến thức về marketing và kinh doanh hãy theo dõi chúng tôi tại đây.

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Các Sản Phẩm Của 4p