5 Amino Axit Thường Gặp - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu trả lời chính xác nhất: 5 amino axit thường gặp là: Glyxin, alanin, valin, tyroxin, lysin
Để hiểu rõ hơn về amino axit, mời bạn đến với nội dung dưới đây nhé.
Mục lục nội dung 1. Amino axit là gì?2. Phân loại amino axit3. Các amino axit thường gặp4. Tính chất hóa học5. Tác dụng của amino axit6. Các nguồn bổ sung amino axit tự nhiên1. Amino axit là gì?
Axit amin (Alpha Amino axit) là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)
Công thức chung: (H2N)x–R–(COOH)y
Cấu trúc của axit amin
Cấu trúc chung của một phân tử axit amin, với nhóm amin ở bên trái và nhóm axit cacboxylic. Trong hóa sinh, thuật ngữ này còn để chỉ alpha amino axit: những axit amin mà trong đó nhóm amin và cacboxylic gắn vào cùng một cacbon, nên gọi là α–cacbon
Phần dư còn lại của một axit amin là phần mà sau khi đã loại bỏ phân tử nước (một H+ ra khỏi nitơ và một OH− khỏi cacbon) và tạo thành liên kết peptit.
2. Phân loại amino axit
Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino axit cơ bản thành các nhóm. Một trong các cách phân loại là 20 amino axit được phân thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: các amino axit có gốc R không phân cực kị nước, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Gly (G), Ala (A), Val (V), Leu (L), ILe (I), Pro (P)
Nhóm 2: các amino axit có gốc R là nhân thơm, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Phe (F), Tyr (Y), Trp (W)
Nhóm 3: các amino axit có gốc R bazơ, tích điện dương, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Lys (K), Arg (R), His (H)
Nhóm 4: các amino axit có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Ser (S), Thr (T), Cys (C), Met (M), Asn (N), Gln (Q)
Nhóm 5: các amino axit có gốc R axit, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2 amino axit: Asp (D), Glu (E)
>>> Xem thêm: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử?
3. Các amino axit thường gặp
Một số amino axit thường gặp
Glyxin: NH2- CH2-COOH
Alanin: CH3-CH(NH2)- COOH
Valin:
Tyroxin:
Lysin:
4. Tính chất hóa học
Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:
- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu
- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh
- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ
Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit
Thể hiện tính chất lưỡng tính
- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH
Phản ứng este hóa nhóm COOH
Tương tự như axit cacboxylic, amino axit cũng có phản ứng với ancol (xt: H+) tạo este
Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2
H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2–COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic
Phản ứng trùng ngưng
Phản ứng trùng ngưng của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit
nH2N – [CH2]5-COOH to→→to -(NH – [CH2]5 – CO)-n + nH2O
Axit - aminocaproic policaproamit
5. Tác dụng của amino axit
Từ việc tìm hiểu Amino axit là gì thì tác dụng của amino axit cũng là vấn đề được quan tâm. Có thể thấy, amino acid có nhiều loại và mỗi loại lại mang đến những tác dụng khác nhau, cụ thể như sau:
Alanine là amino acid giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời cũng cho phép cơ bắp cũng như các mô khác lấy năng lượng từ các amino acid.
Aspartic Acid lại giúp chuyển hóa tinh bột thành năng lượng cho các cơ bắp. Bên cạnh đó, Aspartic Acid còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế lượng ammonia trong cơ thể.
Cystine giúp cải thiện sức mạnh của các mô liên kết, cải thiện chứng viêm. Không chỉ thế, nó còn giúp tạo bạch cầu cũng như cải thiện quá trình tự phục hồi và tái tạo của cơ thể.
Glutamic Acid đóng vai trò quan trọng với não bộ và sự trao đổi chất amino acid.
Glutamine lại giúp cải thiện trí nhớ, giúp tăng sự tập trung. Glutamine cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho các cơ quan như ruột, thận …
Glycine lại giúp cơ thể tổng hợp các amino acid khác. Ngoài ta, Glycine có thể giúp làm mất cảm giác thèm đồ ngọt.
Ornithine có tác dụng giúp tạo hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá trình tái tạo, đồng thời tăng cường sức miễn dịch và hỗ trợ gan.
Proline với nhiều công dụng cho tim và các mô liên kết, nó cũng tạo nhiều năng lượng cho cơ bắp hơn và tạo thêm.
Serine giúp cơ thể tái tạo năng lượng cho tế bào hoạt động, vì thế, Serine cũng giúp ích cho hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ.
Taurine lại giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể một cách đáng kể.
6. Các nguồn bổ sung amino axit tự nhiên
Trứng cung cấp đầy đủ các amino acid thiết yếu cũng như rất nhiều choline gan bảo vệ.
Cá hồi cung cấp các axit amin thiết yếu và một liều chất béo không bão hòa đa khỏe mạnh.
Đậu nành là một nguồn thực vật quý hiếm của các axit amin thiết yếu và các chất béo không bão hòa đơn cũng giúp trái tim khỏe mạnh.
Thịt bò là một nguồn protein hoàn chỉnh có tất cả các axit amin thiết yếu cũng như một liều creatine cơ - tăng .
Gà tây cung cấp tất cả các amino thiết yếu cộng với mức độ cao của khả năng miễn dịch - tăng cường selen.
---------------------
Qua bài viết trên Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về 5 amino axit thường gặp. Chúng tôi mong rằng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt
Từ khóa » Các Amino Axit Thường Gặp
-
Amino Axit Là Gì? Tính Chất, Công Thức, Vai Trò Của Các Amino Axit
-
Lý Thuyết Amino Axit: Các Gọi Tên, Tính Chất Hóa Học, ứng Dụng
-
Amino Axit Là Gì? Công Thức Các Amino Axit Cần Nhớ - VietChem
-
20 Loại Axit Amin Cấu Thành Nên Protein - Ajinomoto
-
Amino Axit - Khái Niệm, Danh Pháp, Cấu Tạo Phân Tử, Tính Chất Vật Lí
-
Tổng Hợp Các Amino Axit Cần Nhớ Và Các Dạng Bài Tập Về Amino Axit
-
Axit Amin Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Axit Amin
-
Amino Acid – Wikipedia Tiếng Việt
-
Amino Axit Là Gì? Vai Trò Của Amino Axit đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Axit Amin Là Gì? Vai Trò Và Tác Dụng | Vinmec
-
Các Loại Axit Amin Thiết Yếu Gồm Những Loại Nào? | Vinmec
-
Amino Axit Tính Chất Hoá Học, Công Thức Cấu Tạo Và Bài ... - Hayhochoi
-
Lý Thuyết Về Amino Axit. | SGK Hóa Lớp 12