5 Bài Học Quý Giá Về Cách Tiết Kiệm Tiền Từ Các Tỷ Phú Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để tiết kiệm tiền hiệu quả? Việc kiếm tiền sẽ trở nên vô ích nếu bạn không biết cách tiết kiệm chúng, dù bạn có kiếm được nhiều đến mấy. Bí quyết tiết kiệm tiền của các tỷ phú dưới đây sẽ giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào các bẫy chi tiêu.
Mục lục 5 Bài học quý giá về cách tiết kiệm tiền từ các tỷ phú thế giớiBài học 1. Tiết kiệm trước rồi mới chi tiêuBài học 2. Giảm bớt những thứ xa xỉ và tận dụng những gì bạn cóBài học 3. Cất giữ tiền tiết kiệm sáng suốtBài học 4. Hạn chế các khoản vayBài học 5. Hãy chọn giá đúng!Tóm lại5 Bài học quý giá về cách tiết kiệm tiền từ các tỷ phú thế giới
Bài học 1.Tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu
Hãy vạch ra cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Chẳng ai làm giàu thành công nếu tối ngày ăn uống, la cà quán xá tán dóc với bạn bè và chạy theo những xu hướng công nghệ. Nếu không vạch ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý thì bạn sẽ chẳng mấy chốc mà tiêu hết tiền lương của mình.
Vấn đề ở đây là, hãy lên danh sách những thứ cần mua, cần chi tiêu trong tháng, số dư còn lại hãy bỏ vào sổ tiết kiệm.Tâm lý nhiều người là khi nhận lương thường chi tiêu vào các khoản tiền khác sau đó dư được bao nhiêu thì tiết kiệm. Như vậy, nếu tháng đó bạn lỡ tay tiêu quá số tiền thì chắc chắn khoản tiết kiệm sẽ bằng 0.
Để thay đổi điều này, trong số tiền bạn kiếm được hàng tháng, bạn hãy dành riêng ra một khoản nhất định để dành dụm, rồi sau đó dùng phần còn lại để chi tiêu. Nhờ mẹo nhỏ này, bạn sẽ không thể trở thành triệu phú chỉ sau một đêm nhưng chắc chắn sẽ có trong tay một món tiết kiệm hậu hĩnh.
Tỷ phú Warren Buffett - cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản hơn 50 tỉ USD khuyên rằng : "Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm".
Bài học 2.Giảm bớt những thứ xa xỉ và tận dụng những gì bạn có
Khi gặp áp lực trong công việc, nhiều người có xu hướng chi tiêu quá tay vì cảm thấy đó là phần thưởng xứng đáng cho những công sức họ đang phải bỏ ra. Tuy nhiên, chính điều này lại đẩy bạn vào những áp lực tài chính và gián tiếp tăng thêm áp lực công việc.
Hãy thử nhìn vào tấm gương của các tỷ phú thế giới. Không như phim ảnh và các câu chuyện thần tượng hay đồn đổi, các tỷ phú giàu nhất thế giới không sống cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, mà thực tế họ vẫn là những người sống đơn giản, đạm bạc. Nguyên nhân cốt lõi họ khiến kiếm được nhiều tiền, thoải mái về tài chính là sự cần kiệm.
Tỷ phú Bloomberg, cực thị trưởng thành phố New York, được cả thế giới ngưỡng mộ với gia tài đồ sộ và sự nghiệp lẫy lừng tại công ty truyền thông Bloomberg LP. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong 10 năm qua, ông chỉ sở hữu hai đôi giày làm việc. Ông tiết kiệm tiền cho những nhu cầu quan trọng hơn thay vì tiêu xài hoang phí cho những đôi giày mà ông sẽ không thực sự cần.
Tỷ phú người Thụy Điển Ingvar Kamprad, nhà sáng lập tập đoàn IKEA, người vẫn thường đi công tác xa bằng vé máy bay hạng phổ thông cũng đã viết trong hồi ký của mình: “Chúng tôi không cần những chiếc xe hơi lộng lẫy, những trang phục đắt tiền, những chức danh ấn tượng hay những biểu tượng cá nhân. Chúng tôi dựa vào sức mạnh và ý chí của chúng tôi”.
Một nghịch lý bạn nên biết là hầu hết nhu yếu phẩm đều khá rẻ và phần lớn các chi phí bạn cho là cần thiết đều có thể cắt giảm. Hãy tận hưởng những thứ bạn có, như vậy bạn sẽ thấy không cần phung phí cho việc mua sắm. Khi bạn thay đổi cách suy nghĩ từ mua sắm liên tục thành tận hưởng những thứ đang có, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi rõ rệt trong tài khoản tích lũy của mình
Bạn có thể lập sử dụng các ví điện tử và các app công nghệ để được giảm giá trong chi tiêu.
Đọc thêm ở đây: 3 Ứng Dụng 4.0 Giúp Bạn Tiết Kiệm Hiệu Quả Trong Tiêu Dùng
Bài học 3.Cất giữ tiền tiết kiệm sáng suốt
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng của việc tiết kiệm chính là cất giữ tiền của bạn một cách tập trung và an toàn. Việc phân chia quá nhiều kênh tiết kiệm như gửi ngân hàng, vàng, bất động sản, ngoại tệ,… dễ khiến bạn rối và gây ra nhiều nguy cơ tài chính nếu bạn không phải là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Phương pháp tốt nhất là mở sổ tiết kiệm và tập trung tiền gửi ngân hàng. Con số tăng lên trong tài khoản tiết kiệm sẽ là một động lực không nhỏ để bạn cố gắng tích lũy tiền bạc và có thể đem đến hiệu quả bất ngờ.
Bạn có thể lập sổ tiết kiệm qua ngân hàng số Timo với số tiền từ 1 triệu đồng.
Xem thêm ở đây: Các tính năng chính của ngân hàng số Timo
Bài học 4.Hạn chế các khoản vay
Các tỷ phú đều không muốn vay mượn, trừ khi số tiền ấy dùng cho những thứ đem lại lợi nhuận cho họ trong tương lai như mở rộng sản xuất, đầu tư vào những dự án khả thi…
Việc hạn chế các khoản vay sẽ khiến bạn không phải đau đầu về việc kiếm tiền trả nợ cũng như kiểm soát được việc chi tiêu. Bạn không nên vay tiền của người khác, kể cả những người thân trong gia đình, họ hàng bạn khi bạn nhìn thấy họ có nhiều tiền.
Tỷ phú Warren Buffet khuyên mọi người hạn chế việc vay tiền và cần phải độc lập về tài chính. Ông khẳng định rằng, chẳng có ai giàu nổi nếu phải “sống dựa” vào tiền vay từ người khác. Tỷ phú Warren nhấn mạnh rằng việc vay tiền sẽ không phải là một “sự lựa chọn”. Trong trường hợp bạn thực sự cần đến khoản vay nào đó, thì bạn phải lên kế hoạch cụ thể để trả tiền, thay vì trở thành “nô lệ” của món nợ vay suốt đời.
Bài học 5.Hãy chọn giá đúng!
Đó không phải là trò chơi trên truyền hình, đó là việc bạn nên làm cho mỗi lần quyết định chi tiền mua sắm. Trừ khi bạn muốn mua một món độc chỉ có duy nhất một người bán (những thứ như thế rất hiếm và cũng thường không cần thiết), hãy tham khảo giá trước khi mua, đừng vội vã mua ngay khi bạn thậm chí còn chưa tìm hiểu món này có ai khác bán nữa không.
Nếu bạn đang mua sắm online, Google sẽ giúp bạn tham khảo giá nhanh và đơn giản, các trang cộng đồng mua bán cũng vậy (nhưng nhớ đọc kỹ xuất xứ hàng hoá, điều kiện mua hàng và các khoản phí phát sinh). Nếu bạn mua sắm theo kiểu truyền thống, hãy tham khảo giá vài gian hàng cùng bán món đó tại một khu chợ, hoặc tham khảo giá online trước nếu bạn mua ở cửa hàng lẻ.
Và, đừng chê “hàng thanh lý”, “hàng secondhand” nhưng cũng đừng vì tham hời, tham rẻ mà mua sắm vô độ những thứ bạn thật sự không cần ngay và lâu dài. Hãy tự hỏi mình trước khi mua sắm: “Mình cần nó ngay không? Mình sẽ cần nó bao lâu? Và chỗ nào bán nó rẻ nhất mà đảm bảo?”
Tóm lại
ai cũng nên học cách tiết kiệm. Bạn có thể tiết kiệm bằng cách giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, hạn chế các khoản vay, lựa chọn mua những thứ thực sự cần thiết và việc không thể thiếu đó là gửi tiết kiệm ngân hàng.
tiet kiemYou May Also Like
Bài học Cuộc Sống April 16, 2023Tiết Kiệm Tiền Tỷ Trước Tuổi 40? Hãy Để Chuyên Gia Tài Chính Chỉ Cho Bạn
Bài học Cuộc Sống September 16, 201910 Bài Học Về Tiền Bạc Giúp Thành Công Cho Người Trẻ
Từ khóa » Bài Học Tỷ Phú
-
Hai Bài Học Kinh điển Của Các Tỷ Phú Mỹ | Talent Community
-
9 Bài Học Thành Công Từ Những Tỷ Phú Trên Thế Giới - Phạm Ngọc Anh
-
5 Bài Học Vô Cùng Quý Giá Mà Bạn Có Thể Học Hỏi Từ Các Tỷ Phú
-
7 Bài Học Tài Chính Học được Từ Các Tỷ Phú, Hãy Nhớ Kỹ Nếu Muốn ...
-
Bài Học Hữu ích Về Tiền Bạc Từ 8 Lời Khuyên Của Các Tỷ Phú Giàu Nhất ...
-
Bài Học Từ Các Tỷ Phú: Muốn Kiếm Tiền đừng ăn “xổi”
-
10 Bài Học Tiền Tỷ Từ Các Tỷ Phú Thế Giới
-
Đừng Bỏ Lỡ: 7 Bài Học Quý Giá Từ Những Tỷ Phú Giàu Nhất Hành Tinh
-
10 Bài Học Làm Giàu Kinh Điển Của Tỷ Phú Biết Sớm Giàu Sớm
-
4 Bài Học Thành Công Của Tỷ Phú Từng Là Người Vô Gia Cư | Khởi Nghiệp
-
4 Bài Học Thành Công được Các Tỷ Phú Chia Sẻ Năm 2019
-
3 Bài Học Bạn Có Thể Học Hỏi Từ Tỷ Phú 87 Tuổi Warren Buffett
-
[Chia Sẻ] 5+ Bài Học Kinh Doanh đắt Giá Từ Những Tỷ Phú Nổi Tiếng
-
Bài Học Làm Giàu Kinh điển Từ Tỷ Phú Lý Gia Thành - Vân Nguyên