5 Bước Cơ Bản Giúp Bạn Tự Tiêm Cho Cún Cưng Tại Nhà Một Cách Dễ ...
Có thể bạn quan tâm
Việc tự tiêm cho chó tại nhà không quá khó, nhưng không phải ai cũng biết những kĩ thuật tiêm cơ bản. Các bạn muốn biết thế nào là tiêm đúng cách và tiêm cho chó cần lưu ý những điều gì thì hãy để Bệnh viện thú y ThiThi Pet Clinic giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- Những lợi ích của việc tự tiêm cho chó tại nhà
- Các bước cơ bản để tiêm cho chó
- Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic
Những lợi ích của việc tự tiêm cho chó tại nhà
- Tự tiêm cho chó giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian đi lại lúc cún cưng của bạn bị bệnh.
- Bạn có thể tự tiêm vacxin phòng bệnh cho chó theo định kì để tránh được những bệnh nguy hiểm
- Trong một số trường hợp chó của ta bị bệnh quá nặng hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm. Trong khi đó nhà chủ nuôi chó quá xa với trạm thú y thì ta cần tiêm ngay lập tức cho chó. Đó là việc cần thiết phải làm ngay để cứu sống vật nuôi của mình.
Các bước cơ bản để tiêm cho chó
- Xác định loại thuốc và lượng thuốc tiêm cho chó
- Đối với chó bị bệnh bạn nên xác định rõ cún cưng của bạn đang bị mắc bệnh gì để có thể tự tiêm cho chó đúng loại thuốc. Cách tốt nhất là bạn nên đưa cún cưng của bạn đến các phòng khám thú y gần nhất để được thăm khám.
- Đối với việc tiêm vacxin hoặc tiêm những loại thuốc đã được các bác sĩ thú y uy tín chỉ định thì khi tiêm các bạn cần tiêm đúng liều lượng.
- Chọn kim tiêm phù hợp với cún cưng của bạn
Việc chọn kim tiêm khá quan trọng trong việc chích ngừa cho chó. Bởi nếu bạn chọn kim tiêm không đúng với kích cỡ cún sẽ khiến các bé bị đau. Bạn có thể tìm mua những bơm kim tiêm này ở hiệu thuốc và xin tư vấn.
Nếu chó của ta dưới 2 kg thì ta sẽ sử dụng kim tiêm 1cc. Bởi vì lượng thuốc chích cũng sẽ không đến 1cc. Và mũi kim này rất nhỏ, khi tiêm cho chó sẽ ít đau.
Nếu chó lớn hơn, nặng khoảng 2kg đến 4kg thì ta có thể dùng kim tiêm 1cc hoặc 3cc. Tùy vào lượng thuốc mà ta tiêm phù hợp. Nếu lượng thuốc dưới 1cc thì ta nên dùng kim tiêm 1cc. Còn nếu lượng thuốc lớn hơn 1 cc thì ta bắt buộc phải dùng kim tiêm 3cc.
Nếu chó nặng khoảng trên 4kg thì ta sẽ dùng kim tiêm 3cc hoặc 5cc. Tùy vào lượng thuốc tiêm để chọn kim tiêm phù hợp với chó.
- Xác định các đường tiêm cho chó
Cách tiêm cho chó được phân ra thành các loại khác nhau theo các đường tiêm cho chó. Thông thường có 3 đường chính nếu bạn muốn tiêm cho chó.
- Tiêm dưới da: Tiêm ở khu vực dưới da chó là đường tiêm dễ nhất. Đồng thời đây cũng là đường tiêm đa số trên chó. Đa số những người nuôi chó thường tiêm cho chó ở dưới da. Và cách tiêm cũng rất đơn giản nên không cần lo lắng quá nhiều về đường tiêm này. Để tiêm dưới da cho chó, ta nên kéo lớp da ở bên hông chó hoặc ở bên sống lưng của chó. Sau đó ta đâm kim vào khoảng giữa 2 lớp da và cách khoảng góc 45 độ.
- Tiêm ở bắp: Đường tiêm này tiêm sẽ khó hơn so với đường tiêm ở dưới da. Và nếu ta nhát tay thì sẽ rất khó thực hiện được. Nếu ta không xác định được chính xác chỗ tiêm thì sẽ tiêm nhầm. Nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chó của ta. Đối với chó thường thì tiêm ở bắp chân hoặc ở hai bên sống lưng chó. Và tiêm ở bắp sẽ đau buốt hơn so với tiêm ở dưới da. Để tiêm vào bắp, ta sẽ chích ở bắp đùi chân chó hoặc cơ lưng ở 2 bên của chó. Sau đó đâm thẳng mũi tiêm xuống. Vị trí này hơi khó tiêm và khó hình dung. Nên nếu ta nhát tay hoặc ít kiến thức hiểu biết thì nên đưa chó đến trạm thú y.
- Tiêm ở ven: Đây là cách tiêm thậm chí còn khó hơn cả việc tiêm ở bắp. Những nơi thường dùng để lấy ven là vị trí bốn chân. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tìm được ven để tiêm xuôi theo chiều tĩnh mạch. Nếu tiêm sai vị trí sẽ dẫn đến vỡ ven và làm chỗ tiêm hỏng sưng phù lên. Chú chó của bạn sẽ bị đau nhiều và bạn sẽ phải tìm ven khác để tiêm. Cách tiêm cho chó ở ven thường không được khuyến khích thực hiện bởi người không có chuyên môn. Bạn nên đưa cún đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiêm tránh sai sót. Đặc biệt không nên thử chích ngừa cho chó con bằng chích ven.
- Cần giữ chó chắc chắn khi tiêm cho chó
Khi tiêm cho chó, chó của ta có thể bị hoảng hoặc bị đau. Chính vì vậy cần giữ chó chắc chắn khi tiêm. Khi tiêm cần ít nhất hai người , một người giữ chó và một người tiêm cho chó. Nếu như chó của bạn bị bệnh quá nặng nên cơ thể yếu hoặc không có cảm giác đau thì mới cần 1 người vừa tiêm vừa giữ.
Để tiêm cho chó, ta sẽ dùng 1 tay túm nhẹ ở gãy chó. Tay còn lại sẽ ôm giữ chó. Đồng thời tay sẽ gãi gãi cho chó và nói chuyện với nó để nó sẽ không để ý đến kim tiêm. Chúng ta nên giữ chó một cách nhẹ nhàng, không nên giữ quá mạnh. Vì khi đó chó sẽ phản ứng lại.
Hoặc ta sẽ dùng 2 tay đặt vào nách hai chân trước của chó. Sau đó bế bổng chó lên, không để chân sau chạm đất. Hoặc cũng có thể cho chó đứng bằng 2 chân sau rồi ôm nhẹ chó vào lòng hay đặt lên đùi. Rồi sau đó ta bắt đầu mới tiêm cho chó.
Một lưu ý khi tiêm cho chó là ta phải đeo rọ mõm cho chó. Nó sẽ giúp an toàn cho người tiêm và cho cả chính con chó.
- Cách cầm kim tiêm đúng khi tiêm cho chó
Khi tiêm cho chó, ta cần phải cầm chắc cây kim tiêm. Ta đặt mũi hở đầu kim hướng lên trên. Chú ý không đặt úp mũi hở đầu khi xuống dưới khi tiêm cho chó. Bởi vì như vây thuốc bơm trong ống bơm sẽ nghẹt, và thuốc sẽ không bơm được. Khi đó, ống chích bơm sẽ rất cứng. Nếu ta cố gắng bơm thì chó sẽ đau và giãy gây ra gãy kim tiêm.
Cách cầm kim tiêm đúng khi tiêm chó.
Khi ta rút thuốc vào ống tiêm, ta phải đẩy thuốc lên trên hết. Không nên để chừa bất kì khoảng trống nào ở đầu ống tiêm. Đồng thời ta nên búng nhẹ vào ống tiêm để loại bỏ bọt khí trong ống tiêm.
Vừa rồi bệnh viện thú y ThiThi Pet Clinic đã giúp các bạn có được những kiến thức khi tiêm cho chó tại nhà hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc cún cưng của bạn. Để tốt nhất chúng tôi khuyên bạn khi tiêm cho chó cần được sự tư vấn từ các bác sĩ thú y giỏi để tránh được những hậu quả nghiêm trọng.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!
Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic
- Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
- Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
- Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
- Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.
- Hotline: 0978899004
- Email: vovietlinh@gmail.com
Phú Cao
Từ khóa » Cách Tiêm Bắp
-
Các Kỹ Thuật Tiêm Chích Cơ Bản Trong Y Khoa | Vinmec
-
Tiêm Bắp: Định Nghĩa Và Giáo Dục Bệnh Nhân | Vinmec
-
Kỹ Thuật Tiêm Bắp Là Gì? Vị Trí Tiêm Và Quy Trình Thực Hiện - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tiêm Bắp - Điều Dưỡng Viên - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Tiêm Bắp Và Xác định Vị Trí Tiêm An Toàn
-
Kỹ Thuật Tiêm Bắp Thịt | BvNTP
-
[DOC] Bài 10 KỸ THUẬT TIÊM BẮP NÔNG
-
KỸ THUẬT TIÊM BẮP NĂM 2016 Technical Intramuscular
-
Cách để Tiêm Bắp - WikiHow
-
Thực Hành điều Dưỡng – Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tiêm Bắp
-
CÁCH TIÊM THUỐC THÚ Y CHO GIA CẦM - Vetvaco
-
CÁCH TIÊM VÀ CHO GIA SÚC UỐNG THUỐC - Vetvaco
-
Hội Người Điều Dưỡng Trẻ - TIÊM BẮP ĐAU HAY ... - Facebook