5 Bước Làm Văn Nghị Luận Về Sự Việc, Hiện Tượng đời Sống - VnExpress

Nghị luận là dạng bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ hai và thi vào 10 THPT mà học sinh cần lưu ý. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn bạc, trình bày ý kiến, quan điểm về một sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, cô Đỗ Khánh Phượng - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi chia sẻ 5 bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Bước 1: Giải thích

Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề...

Bước 2: Nêu hiện trạng

Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao...

5 bước làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống 5 bước làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Bước 3: Lý giải nguyên nhân

Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội...) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người...).

Bước 4: Đánh giá hậu quả/ kết quả

Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

Bước 5: Giải pháp

Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

Thế Đan

Từ khóa » Các Bước Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng đời Sống