5 Bước Lập Mục Tiêu Tài Chính Cá Nhân | Prudential Việt Nam Trang chủ » Hoạch định Tài Chính Là Làm Gì » 5 Bước Lập Mục Tiêu Tài Chính Cá Nhân | Prudential Việt Nam Có thể bạn quan tâm Hoa Chè Hoa Chè Cảnh Hoa Chè đá Hoa Chè để Làm Gì Hoa Chè đỏ JavaScript is off. Please enable to view full site. Blog Nhịp Sống Khỏe Lập kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời chỉ với 5 bước Đăng ký tư vấn ngay Nội dung bài viết Bạn đã hiểu rõ kế hoạch tài chính cá nhân là gì? Vì sao nên lập kế hoạch tài chính cá nhân càng sớm càng tốt? Chi tiết các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân Bước 2: Tìm cách cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu Bước 3: Xác định những điều bạn cần và muốn trong tương lai Bước 4: Lựa chọn những mục tiêu giúp bạn hiện thực hóa kế hoạch của mình Bước 5: Đặt ra một ngân sách cho kế hoạch tài chính cá nhân Kế hoạch tài chính của bạn đã thật sự đúng? Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân Hơn hai năm sau đại dịch Covid-19, nhiều người nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời, biết tính đến các trường hợp khẩn cấp và rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên việc lập kế hoạch tài chính chưa bao giờ dễ dàng nếu bạn không biết đến 5 bước được đề cập trong bài. 1. Bạn đã hiểu rõ kế hoạch tài chính cá nhân là gì? Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản kế hoạch về việc sử dụng ngân sách cân đối dòng tiền thu nhập - chi tiêu - tích lũy - đầu tư của một cá nhân, thường gắn với tình hình tài chính hiện tại và có tính đến các rủi ro tài chính hoặc các sự kiện trong tương lai. Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm: Mục tiêu Khoản thu chi theo ngày/tháng/quý/năm Khoản tiết kiệm, đầu tư Thời gian hoàn thành mục tiêu. Bạn có thể tự lập kế hoạch tài chính cá nhân hoặc nhờ đến chuyên gia để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các chuyên gia cho biết việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời nên được thực hành ở mọi lứa tuổi và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. 2. Vì sao nên lập kế hoạch tài chính cá nhân càng sớm càng tốt? Dưới đây là những lợi ích “vàng” bạn cần hiểu ngay: Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư: Với một bản kế hoạch tài chính chỉn chu, bạn sẽ nắm rõ dòng tiền của mình đang đi về đâu, từ đó không còn phải lo lắng việc thiếu trước hụt sau. Chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong đời: Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian chi tiết giúp bạn tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian để đạt được các mục tiêu đã đề ra như kết hôn, sinh con, kinh doanh, du lịch, chu cấp cho cha mẹ… Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ: Biến động cuộc sống là điều khó tránh. Ai cũng có thể bị thất nghiệp, phá sản hoặc gặp vấn đề sức khỏe vào bất kỳ lúc nào. Thế nhưng nếu đã có một bản kế hoạch tài chính cá nhân đến trọn đời, bạn chỉ cần tuân theo và sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố mà không cần phụ thuộc vào ai. Hạn chế áp lực tiền bạc trong cuộc sống: Khi đã có một kế hoạch tài chính hiệu quả, bạn sẽ không còn quá áp lực về tiền bạc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Đặc biệt nếu biết cách quản lý tài chính ngay từ lúc còn trẻ, khi về già bạn sẽ tận hưởng một cuộc sống an nhàn và độc lập. 3. Chi tiết các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời Dưới đây là 5 bước quan trọng cần có cho một kế hoạch tài chính: Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân Thu thập tất cả các hoá đơn định kỳ trong vòng 6 tháng gần nhất. Ghi chú lại toàn bộ các khoản thu nhập trong 6 tháng gần nhất. Liệt kê các chi phí định kỳ và những khoản chi tiêu đột xuất thành những mục riêng biệt. Ví dụ: tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe… là chi phí định kỳ; trong khi đó tiền thuốc chữa bệnh, tiền sửa xe… là chi tiêu đột xuất. Xác định những khoản chi nào thực sự cần thiết và những khoản chi nào quá xa xỉ. Bước 2: Tìm cách cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu Tìm kiếm các công ty mới có nhiều ưu đãi cạnh tranh hơn cho các sản phẩm hay dịch vụ bạn dùng định kỳ như: thẻ tín dụng, xăng dầu, cước phí di động và dịch vụ Internet. Ví dụ, bạn có thể sử dụng Viber / Skype / Facetime… để liên lạc thay cho việc gọi bằng di động. Cắt giảm bớt các thú tiêu khiển tốn kém nhiều như truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ, chẳng hạn như xem phim truyền hình với laptop mạng Internet. Hãy tận dụng tối đa các phiếu giảm giá trong các dịp mua sắm. Bước 3: Xác định những điều bạn cần và muốn trong tương lai Việc xác định mục tiêu tương lai giúp bạn có nhiều động lực hơn để tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Hãy lựa chọn một mục tiêu duy nhất vào mỗi thời điểm để không tự gây áp lực quá lớn cho bản thân. Một số mục tiêu bạn có thể cân nhắc bao gồm: mua sắm nội thất, mua xe hơi, học cao học, lập gia đình, có con, xây sửa nhà, đi du lịch… Bước 4: Lựa chọn những mục tiêu giúp bạn hiện thực hóa kế hoạch của mình Bạn không nhất thiết phải tiết kiệm đủ số tiền để thực hiện được tất cả các kế hoạch của mình ngay lập tức. Hãy cân nhắc đến việc mua trả góp cho những món lớn như xe hơi hoặc thậm chí là một căn nhà. Nếu bạn cần một số tiền đáng kể cho kế hoạch của mình, hãy chia ra thành từng mục tiêu tiết kiệm nhỏ theo tháng hoặc theo quý để dễ thực hiện hơn. Hãy chia sẻ mục tiêu trong kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời của mình với những người xung quanh (gia đình, bạn bè), biết đâu họ có thể hỗ trợ bạn. Bước 5: Đặt ra một ngân sách cho kế hoạch tài chính cá nhân Ngân sách này sẽ bao gồm tất cả các nhu cầu thiết yếu bạn đã liệt kê từ bước 1 sau khi cắt giảm tối đa các chi phí khác. Tuy nhiên, đừng loại bỏ hết tất cả các nhu cầu giải trí hay mua sắm bởi nó sẽ dễ khiến bạn nản chí với kế hoạch của mình. Trích một khoản từ ngân sách hằng tháng của bạn cho mục tiêu tài chính cá nhân. Mở một tài khoản tiết kiệm riêng cho việc thực hiện mục tiêu đó và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động mỗi tháng để tránh tiêu xài vào khoản tiền này. Hãy nhớ khen thưởng bản thân mỗi lần đạt được một mục tiêu nào đó nhằm tăng thêm động lực cho mình nhé! 4. Kế hoạch tài chính của bạn đã thật sự đúng? Kế hoạch tài chính của bạn đã đề ra cần đạt các chỉ tiêu trong quy tắc SMART: S - Specific: Mục tiêu cụ thể. M - Measurable: Có thể đo lường. A - Attainable: Mục tiêu thực tế, có thể đạt được. R - Relevant: Mục tiêu liên quan đến mục đích cuối cùng (có thể là tự do tài chính). T - Time based: Thời gian hoàn thành mục tiêu. 5. Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân Để lập kế hoạch tài chính thành công, các chuyên gia dành một số lời khuyên cho bạn: Luôn theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, hiểu rõ từng giai đoạn diễn ra giúp bạn chủ động khắc phục rào cản hợp lý và nhanh tiến đến mục tiêu cuối cùng. Sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để kế hoạch tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại… Kiên trì thực hiện kế hoạch, tránh trì hoãn, không bỏ cuộc. Bảo hiểm nhân thọ nên có trong kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời, vì giải pháp này có tính ổn định trong dài hạn và vai trò dự phòng rủi ro hiệu quả. Trường hợp không có rủi ro xảy ra, giá trị tích lũy của hợp đồng sẽ là một khoản tiết kiệm giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu kế hoạch tài chính của mình. Bên cạnh dòng sản phẩm truyền thống, bạn cũng có thể chọn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư để gia tăng tài sản và quản lý tài chính hiệu quả hơn. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn có thể hình dung việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời khá dễ dàng. Không nên do dự nữa, mà hãy hành động ngay hôm nay nhé! >>> Xem thêm: Bật mí bí quyết quản lý tài chính cá nhân dành riêng cho gen Z Sản phẩm tham khảo Sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung PRU- VỮNG CHẮC Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG Bài viết mới nhất Tài chính cá nhân Những ngôi sao nói gì về tài chính của chúng ta năm 2021 Nếu bạn thắc mắc những cung hoàng đạo nào sẽ trúng số độc đắc ở mọi lĩnh vực trong năm nay thì hãy khám phá tình hình tài chính của các cung hoàng đạo tại đây! Tài chính cá nhân Lời khuyên tài chính cho 12 cung hoàng đạo trong những tháng còn lại của năm 2020 Hãy cùng Prudential tham khảo những gợi ý quản lý tài chính cho 12 cung hoàng đạo trong những tháng còn lại của năm... Tài chính cá nhân 4 điều cần cân nhắc trước khi mua căn nhà thứ hai 4 điều cần cân nhắc trước khi mua căn nhà thứ hai gồm vị trí lý tưởng, chi phí hợp lý, đầu tư thiết kế, nguồn thu từ việc cho thuê. Xem chi tiết tại đây! Tài chính cá nhân Bí quyết cân bằng tài chính trong thời gian chuyển việc Chuyển việc là trải nghiệm mà hầu hết ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Thay đổi để sự nghiệp để tìm cơ hội thăng tiến là cần thiết... Tài chính cá nhân Quản lý chi tiêu hằng tháng không khó như bạn nghĩ! Bạn là “tay hòm chìa khóa” của gia đình? Bạn đau đầu cân đối các khoản thu chi hàng tháng với thu nhập tăng không kịp theo mức vật giá leo thang... Tài chính cá nhân Quản lý tài chính cá nhân bắt đầu từ đâu? Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân này, bạn sẽ không còn lăn tăn về việc làm cách nào để quản lý chi tiêu hợp lý...Xem ngay! Tài chính cá nhân Làm gì để chuẩn bị cho một tuổi hưu an nhàn? Nghỉ hưu không phải là dấu chấm hết mà là khoảng thời gian để an nhàn tận hưởng cuộc sống, thực hiện các dự định còn dang dở và tự do làm điều mình thích... Tài chính cá nhân 3 ứng dụng điện thoại hữu ích cho quản lý chi tiêu Quản lý chi tiêu cá nhân đang trở thành nhu cầu và thói quen hàng ngày của người Việt trẻ sống tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên... Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất * Là các thông tin bắt buộc Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc * Là các thông tin bắt buộc Nhập thông tin của bạn Họ và Tên Country Số điện thoại Địa chỉ email Chọn thành phố Nơi sinh sống Nơi sinh sống Hà Nội TP Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin. Gửi thông tin Từ khóa » Hoạch định Tài Chính Là Làm Gì Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Liên Quan Hoạch định Tài Chính Là Gì? Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? Làm Sao để Thành Công? Hoạch định Tài Chính Là Gì Và Tầm Quan Trọng Trong Doanh Nghiệp? Hoạch định Tài Chính Là Gì? Vai Trò Của Hoạch định Tài ... - MISA AMIS Tất Tần Tật Về Chuyên Viên Hoạch Định Tài Chính Là Gì? - Glints Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? Làm Công Việc Gì? Hoạch định Tài Chính Là Gì? - Thịnh Vượng Tài Chính [Giải đáp] Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? Mô Tả Công Việc ... Khái Niệm Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? - FreeC Blog Hoạch định Tài Chính Là Gì? Vai Trò Của Hoạch định Tài ... - Wiki Fin Công Việc, Yêu Cầu Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Cá Nhân Là Gì? Chuyên Viên Hoạch định Tài Chính Là Gì? Họ Làm Những Công Việc Gì? Hoạch định Tài Chính Cá Nhân- đường Ngắn Nhất đến Tự Do Tài ...