5 Bước Vệ Sinh Bể Cá Cảnh Mini, Hồ Cá Nhỏ Sạch Bong Cặn Bẩn Vi ...
Bạn có nhận thấy nước trong bể cá trông có vẻ xanh và hơi bị đục? Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần vệ sinh bể cá ngay lập tức. Để sinh sống trong môi trường nước, cá cần lượng ôxy trong nước (khoảng 6mg ôxy trong 1 lít nước đối với cá nước ngọt và 5mg đối với cá nước mặn); nhưng nếu bể cá càng bị bụi bẩn thì lượng ôxy trong nước sẽ ngày càng giảm.
Khi tảo và rong rêu bắt đầu héo và chết, nó sẽ lấy đi rất nhiều ôxy. Vì thế, những chú cá đáng thương sẽ rơi vào mối nguy hiểm nếu thiếu ôxy trầm trọng. Vậy cách vệ sinh bể cá cảnh như thế nào, cùng xem nhé!
Những gì bạn cần:
- ✦
Máy nạo / gạt tảo
- ✦
Lưỡi dao cạo (lưỡi bằng nhựa cho bể acrylic)
- ✦
Chất tẩy trắng
- ✦
Xi phông nước (máy hút sỏi)
- ✦
Xô (sử dụng xô mới chỉ dành cho bể cá)
- ✦
Chất tẩy vôi / nước lau kính (dành cho bể cá)
- ✦
Bộ lọc phương tiện
- ✦
Bàn chải lọc
- ✦
Khăn tắm cũ
- ✦
Khăn giấy
- ✦
Chất khử clo (chất điều hòa nước hồ cá)
Làm sạch bể cá của bạn theo thứ tự sau:
- ✦
Kính trong
- ✦
Đồ trang trí (đá, thực vật, v.v.)
- ✦
Sỏi
- ✦
Kính bên ngoài và đồ đạc
- ✦
Bộ lọc
Một bể cá sạch sẽ không chỉ trông tuyệt vời mà còn giúp giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc cho đàn cá của bạn. Điều này là do theo thời gian, nitrat và các chất chuyển hóa có thể tích tụ, có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bể và sức khỏe của vật nuôi của bạn. Mặc dù hầu hết các chủ sở hữu bể cá đều mua các bộ lọc để giúp giữ nước sạch, nhưng ngay cả những phiên bản tốt nhất trên thị trường cũng không đủ để giữ cho bể của bạn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Đối với những người có sở thích nuôi cá cảnh, việc làm sạch bể cá định kỳ là một điều cần thiết. Một bể cá sạch sẽ vừa giúp làm đẹp không gian, đảm bảo không khí trong lành vừa tạo môi trường tốt cho đàn cá sinh sống.
Theo thời gian, nitrat và các hoạt chất chuyển hóa trong nước có thể tích tụ, lắng xuống gây mùi hôi và làm dơ nước bên trong hồ sơ. Mặc dù hầu hết các chủ sở hữu bể cá đều trang bị bộ lọc nước nhưng điều này cũng chỉ đem lại giải pháp tạm thời. Vì thế, bạn cần lên kế hoạch làm sạch toàn diện bể cá cảnh.
Trước khi bắt đầu vệ sinh, tốt nhất là bạn nên giữa cá của mình trong bể khi đang làm sạch để tránh tác động gây hoảng sợ, hoang mang cho cá của bạn. Hơn nữa, bạn cũng không cần đổ hết nước ra khỏi bể. Thực tế, thay hoàn toàn nước trong bể là một ý tưởng tồi bởi lẽ nó sẽ loại bỏ vi khuẩn có lợi sống trong bể và thiết lập lại chu trình nitơ, có thể gây hại cho cá. Vì thế, thay nước một phần là giải pháp vệ sinh bể cá tốt nhất.
Tại sao bể cá nhà bạn xuất hiện căn bẩn?
Bể cá lâu ngày không vệ sinh chắc chắn sẽ xuất hiện cặn bẩn. Nhưng có những trường hợp dù có dọn dẹp nhưng bể vẫn không thể sạch trong. Nguyên nhân có thể phát xuất từ những lý do đơn giản như chất thải và lượng thức ăn thừa của cá còn tồn tại trong bể.
Cá cần duy trì sự sống của mình bằng cách ăn và thải cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã này chưa thể phân hủy được ngay nên chúng thường chia ra thành nhiều mảnh nhỏ và đi khắp bể nước. Chúng chính là một trong những nguyên nhân khiến bể nước bị đục trắng cho dù khi đó bạn mới dọn dẹp không lâu.
Một nguyên nhân nữa khiến bể cá đục trắng, nhiều cặn bẩn đó là các vật liệu thủy sinh trước khi đưa xuống hồ chưa được xử lý và làm sạch đúng cách. Những bụi bẩn từ chúng sẽ hòa vào nước khiến nước trong bể không thể trong.
Dụng cụ vệ sinh bể cá
Dụng cụ vợt cá
Dụng cụ vợt cá giúp bạn di chuyển cá dễ dàng mà không làm cá bị thương. Bạn có thể tìm mua các vợt cá dễ dàng trên hầu hết các trang mua sắm điện tử. Hoặc tại các cửa hàng bán đồ dùng chăm sóc cá.
Trước khi dùng vợt cá, bạn nên vệ sinh vợt sạch để tránh bẩn bể cá, cũng như ảnh hưởng đến đàn cá trong bể.
Dụng cụ cạo rêu
Dụng cụ cạo rêu là một thanh dài, có một đầu lưỡi dùng để vệ sinh, cạo sạch cặn bẩn dưới bể và các rong rêu bám quanh thành bể.
Cây cạo rêu thường được làm bằng inox hoặc các kim loại không gỉ. Sau mỗi lần sử dụng cần được vệ sinh sạch, cất ở nơi khô ráo.
Đồ hút cặn bể cá
Dụng cụ hút cặn bể cá bằng tay là một ống dài có hai đầu. Một đầu có rọ lọc đế đặt vào bên trong bể cá, một đầu có đồ bơm để hút nước và cặn ra ngoài.
Đặt đầu ống có rọ lọc vào bể cá, đầu kia để bên ngoài và thấp hơn, bóp vào phần cao su để tạo lực hút đưa nước và cặn bẩn ra bên ngoài. Bạn có thể tháo rọ lọc ra để có thể hút nước mạnh hơn. Sau một thời gian sử dụng ống hút nước dễ bị đứt, gãy, bạn có thể chỉ cần mua ống mới để thay thế.
Ngoài ra bạn có thể mua một số loại máy hút vệ sinh bể cá. Máy hút sẽ có sức hút mạnh và nhanh hơn so với đồ hút cặn bằng tay.
Nam châm cọ bể
Nam châm cọ bể là dụng cụ thông minh giúp bạn vệ sinh mặt kính của bể cá mà không cần chạm tay vào nước.
Cách dùng nam châm cọ bể rất đơn giản, bạn cần gắn mặt nhám (phần nam châm phẳng) vào phía trong mặt kính bể cá, mặt mịn (tay cầm) ở bên ngoài bể cá. Tránh để cát, bụi bẩn, vật lạ bám vào mặt nhám, để đảm bảo hai mặt hút nhau chắc chắn. Khi cần vệ sinh bạn chỉ cần di chuyển tay cầm bên ngoài bể cá, khi không dùng nữa bạn chỉ cần gạt thanh cọ này vào một góc bể.
Tùy theo độ dày của thành bể mà bạn có thể chọn các loại nam châm cọ bể cho phù hợp. Để mua nam châm cọ bể bạn có thể tìm kiếm trên các trang mua sắm online hoặc tại các shop bán dụng cụ vệ sinh bể cá.
Khăn lau bể cá
Khăn lau bể cá nên là các loại khăn vải thấm nước, không có bụi vải, và chất liệu mềm mại, tránh làm xước mặt kính. Trước khi dùng khăn lau bể cá cần đảm bảo khăn đã được giặt sạch, tránh nấm mốc, vi khuẩn làm ảnh hưởng sức khỏe của đàn cá.
Cách vệ sinh bể cá cảnh từ A-Z
Khi tìm hiểu về cách làm sạch bể cá, có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc này rất phức tạp. Tuy nhiên trên thực tế, vệ sinh bể cá rất đơn giản và dễ dàng. Nếu thường xuyên thau dọn bể cá, bạn sẽ giảm được tần suất phải dọn bể kĩ càng. Dưới đây là một vài hướng dẫn nhanh và đơn giản để vệ sinh bể cá.
Vệ Sinh bộ lọc bể cá
Để vệ sinh hệ thống lọc bể cá, đầu tiên bạn cần tháo bộ lọc. Việc này sẽ dễ hơn nếu bạn tháo bớt nước trong bể cá và miếng mút trong bộ lọc ra trước. Sau đó, rửa sạch bộ lọc trong nước lạnh để lấy hết cặn bẩn, dùng bàn chải dài để vệ sinh bên trong ống lọc. Bộ lọc sạch sẽ giúp nước trong bể sạch lâu hơn.
Vệ sinh sỏi bể cá
Dù trông các viên sỏi dưới đáy bể cá có vẻ sạch đấy nhưng thực tế có thể là không phải vậy. Sỏi rất dễ bám bẩn các thức ăn thừa và chất thải của cá rơi xuống. Nếu để sỏi bẩn quá lâu, có thể khiến nấm mốc tích tụ lại.
Cách làm sạch sỏi trong bể cá rất đơn giản. Bạn chỉ cần tháo nước bể cá cho đến khi chỉ còn cách mặt sỏi khoảng 1cm. Sau đó, dùng tay kỳ cọ sơ chất bẩn bám trên sỏi và xả sơ lại dưới vòi nước. Trong quá trình vệ sinh sỏi, bạn không cần chà sạch chúng quá kỹ lưỡng. Bởi chúng ta cần giữ lại một lượng vi khuẩn có lợi cho cá.
Làm sạch đồ trang trí
Nếu bạn đang tìm hiểu về mẹo dọn bể cá, có lẽ bạn cũng biết rằng tuyệt đối không nên dùng hoá chất để vệ sinh bể cá. Tuy nhiên đôi khi sẽ an toàn hơn cho những chú cá cảnh nếu các đồ vật trang trí trong bể được làm sạch bằng một loại chất tẩy vệ sinh, thay vì cứ để bám cặn bẩn quá lâu trong bể.
Hãy lấy hết đồ trang trí ra khỏi bể và ngâm trong dung dịch thuốc tẩy và nước nóng theo tỷ lệ 1:9. Và lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ sản phẩm chất tẩy. Bạn nhớ đừng quên rửa sạch lại các đồ trang trí với nước nóng một lần nữa trước khi đặt lại vào bể nhé!
Cách vệ sinh kính bể cá
Cách vệ sinh bể cá thủy sinh như thế nào? Lau kính có lẽ là một trong những nhiệm vụ đơn giản nhất trong quy trình vệ sinh bể cá cảnh. Để giúp lau sạch mặt trong của kính, bạn có thể dùng dụng cụ lau kính nam châm vệ sinh bể cá làm từ tảo biển để lau mặt kính phía trong và phần đáy.
Để lau mặt ngoài của kính, bạn có thể dùng nước xịt kính (như dung dịch lau cửa kính Cif). Sau đó, lau lại bằng khăn khô để mặt kính được sạch bóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm cách tẩy kính bể cá bị ố tại đây.
Những điều cần lưu ý khi thay nước bể cá
Mặc dù việc lau dọn sơ qua cũng rất hiệu quả và thường là một trong những phương pháp tốt với các gia đình có vật nuôi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lau dọn kỹ vài tuần một lần. Việc lau dọn kỹ bao gồm thay nước trong bể cá nhưng không đơn thuần chỉ là tháo nước bể ra và thay nước mới vào.
Các chú cá cảnh thường chỉ quen với môi trường sống của chúng. Vì thế, nếu môi trường này bị đột ngột thay đổi, cá rất dễ bị ốm và chết. Do đó, bạn nên cân bằng giữa việc vệ sinh bể cá và duy trì môi trường sống quen thuộc cho chúng.
Nếu bạn thường thay nước hai tuần một lần, bạn chỉ nên thay 15% lượng nước trong bể là vừa đủ cho bể sạch mà lũ cá không cảm thấy bị “lạ nhà”. Còn nếu bạn không thường xuyên dọn bể, bạn có thể thay nhiều nước hơn, khoảng 25% lượng nước trong bể.
Thay nước trong bể cá rất đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ đi một lượng nước cũ trong bể và thay lại đúng bằng một lượng nước sạch. Nhưng cần chú ý nước không được nhiễm bất cứ chất tẩy vệ sinh nào. Ví dụ như, bạn không được sử dụng nước trong chậu giặt đồ. Trước khi đổ nước mới vào lại bể cá, bạn nên làm nước ấm lên để phù hợp với thể trạng loại cá bạn đang nuôi.
Bạn có thể hỏi thêm thông tin về nhiệt độ nước ở các cửa hàng bán cá cảnh. Nhưng ở mức thông thường thì sẽ là 18 độ C đối với loại cá nước lạnh; và khoảng 25 độ C đối với cá nhiệt đới quen sống trong môi trường nước ấm.
Làm sạch kính trong bể cá
Bạn hãy bắt đầu bằng việc lau sạch mặt kính bên trong bằng miếng chà tảo. Dù kính là chỉ là bề mặt xung quanh bể cá nhưng lại bám khá nhiều rêu và bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cá dễ chết lại gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của không gian. Bên cạnh việc sử dụng miếng chà tảo, bạn có thể sử dụng máy nạo tảo hoặc dao cạo kính.
Đối với các lớp cặn bẩn cứng đầu, bạn hãy dùng dao cạo để cạo sách. Bạn cần lưu ý nếu hồ các của bạn làm bằng kính acrylic, hãy sử dụng dạo cào bằng nhựa, bởi dao cạo tiêu chuẩn có thể làm xước acrylic.
Làm sạch đồ trang trí và đá bể cá
Cách vệ sinh đáy bể cả như thế nào? Sau khi làm sạch lớp kính bên trong, hãy tiến hành loại bỏ đá, cây nhân tạo hay đồ trang trí có rong rêu bị bẩn quá nhiều, làm sạch phụ kiện ít vết bẩn. Đặc biệt, bạn cần lưu ý không làm sạch chúng bằng xà phòng hay chất tẩy rửa. Điều này sẽ gây hại cho cá. Thông thường, bạn chỉ cần dùng dụng cụ cạo tảo trong nước ấm là có thể loại bỏ tảo và chất bẩn bám trên đá và thực vật.
Nếu bạn cần dùng chất tẩy rửa để loại bỏ cặn bẩn cứng đầu, hãy chuẩn bị dung dịch vệ sinh bể cá tẩy 10% và ngâm các vật dụng đó trong 15 phút. Sau đó cọ sạch và các vết bẩn còn sót lại. Xả sạch lại với vòi nước đến khi thấy nước trong và để khô tự nhiên trong không khí. Đừng đặt chúng trở lại bể cá cho đến khi không còn mùi clo nữa. Bạn có thể ngâm chúng trong nước có thêm chất khử clo (natri thiosunfat) giúp loại bỏ clo.
Ngoài ra, một số thực vật sống như lá, cây dương xỉ có thể tẩy trắng bằng dung dịch thuốc tẩy 5%, ngâm cây từ hai đến ba phút, sau đó rửa sạch. Ngoài ra, trong quá trình hút sạch sỏi, bạn nên đem các phụ kiện đá, đồ trang trí và cây cối ra khỏi bể để đảm bảo không có mảnh vụn nào khuấy lên từ sỏi sẽ đọng lại trên chúng.
Hơn nữa, hãy mua một cái xô mới và chỉ sử dụng để vệ sinh bể cá. Nếu bạn sử dụng một cái xô có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trong đó, bạn có thể đưa các hóa chất vào bể cá cảnh yêu quý của mình.
Syphon để làm sạch sỏi hồ cá
Cách làm sạch hồ cá tại nhà như thế nào? Thay vì sử dụng hóa chất để làm sạch sỏi hồ cá thì bạn có thể sử dụng Siphon bể cá để hút sạch các mảnh vụn. Trên thị trường có khá nhiều loại siphon có sẵn, bạn có thể tìm mua nhanh chóng. Phương pháp giúp làm sạch đống sỏi trong hồ cá của bạn dễ dàng. Hãy đảm bảo bạn hút bụi toàn bộ bề mặt của sỏi để tất cả bụi bẩn được loại bỏ.
Kết hợp với việc hút sỏi, bạn có thể tiến hành thay nước trong bể cá của bạn bằng nước khử Clo. Khi thay nước, hãy lưu ý đến nhiệt độ nước thay thế cùng nhiệt độ với nước trong hồ cá. Bạn cũng nên rút phích cắm máy sưởi trong khi thay nước để tránh tình trạng tiếp xúc không khí gây giảm mực nước. Bạn chỉ cần thay khoảng 25% lượng nước hàng tháng là phù hợp.
Lau kính và các phụ kiện bên ngoài
Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh bên trong bể cá, bạn hãy tiến hành làm sạch bên ngoài bể. Lau sạch máy hút mùi, đèn chiếu sáng, nắp bể và cả mặt kính bên ngoài. Vì nước lau kính thông thường chứa amoniac gây hại cho cá, bạn nên sử dụng giấm hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng có thành phần an toàn cho bể cá. Đừng quên lau lại các bề mặt kính bằng khăn ẩm sạch.
Cách vệ sinh bộ lọc bể cá sau hai tuần
Cách vệ sinh bể cá mới mua như thế nào? Sau khi bạn vệ sinh bể cá từ trong ra ngoài, bạn nên đợi hai tuần rồi mới tiến hành làm sạch bộ lọc. Nguyên nhân là bởi mỗi khi vệ sinh toàn diện bể cá, bạn sẽ làm xáo trộn các khu vực có vi khuẩn có lợi như cây thủy sinh, đá và sỏi. May mắn là nhiều vi khuẩn có lợi cũng cư trú trong bộ lọc, điều này giúp cân bằng lại hệ sinh thái trong bể cá. Tuy nhiên, việc thay luôn bộ lọc cùng lúc sẽ gây mất cân bằng. Vì vậy, 2 tuần là khoảng thời gian thích hợp để thay thế bộ lọc mới.
Nếu phương tiện lọc của bạn có chứa carbon, chất hấp thụ amoniac hoặc nhựa trao đổi ion, bạn nên thay thế chúng sau 3 tuần. Trong khi những bộ lọc cơ học như gốm lọc, sợi lọc, bọt biển chỉ cần rửa nhẹ và lắp lại bộ lọc là được. Bạn đừng quên làm sạch ống lọc và các bộ phận khác. Hãy sử dụng bàn chải vệ sinh ống lọc nước để loại bỏ cặn bẩn tích tụ trong các khe nhỏ.
Chu kỳ vệ sinh bể cá
Chu kỳ thay nước cho bể cá hợp lý là thay 20 - 50% nước bể cá mỗi lần một tuần. Nếu cá đang có vấn đề về sức khỏe thì nên thay thường xuyên 1 đến 2 lần một tuần, và mỗi lần thay nước cần thay 50 - 70% nước hoặc thay toàn bộ nước trong bể cá.
Ngoài vệ thay nước, vệ sinh bể cá cũng cần có chu kỳ, vệ sinh ít nhất mỗi tuần 1 lần sẽ đảm bảo được cá có môi trường sống lành mạnh.
Các điểm chính trong cách vệ sinh bể cá mini
- 1
Bạn đang muốn biết cách làm sạch bộ lọc bể cá? Đây là một mẹo nhỏ! Hãy tháo bớt nước trong bể cá trước để dễ dàng tháo rời miếng mút và bộ lọc hơn.
- 2
Làm sạch bể cá bằng cách cọ rửa các viên sỏi và lau dọn bể kính là biện pháp tốt nhất để loại trừ vi khuẩn. Đồng thời, thường xuyên thay nước bể cá hai tuần một lần. Hoặc có thể dùng thuốc vệ sinh hồ cá để làm sạch bể, tất nhiên với liều lượng nhỏ.
- 3
Bạn nên hết sức lưu ý khi lựa chọn các công cụ và chất liệu để thay nước cho bể cá. Đồng thời, cố gắng đừng để nước sạch bị vấy bẩn các chất tẩy rửa.
Xem thêm:
- ✦
Vệ sinh nhà cửa
- ✦
Cách vệ sinh ghế sofa
- ✦
Cách vệ sinh tủ lạnh
- ✦
Vệ sinh thảm
- ✦
Cách vệ sinh giày da lộn
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Bỏ đá Lạnh Vào Hồ Cá
-
9 CÁCH LÀM MÁT CHO BỂ CÁ TRONG NHỮNG NGÀY HÈ
-
Làm Sao để Giảm Nhiệt độ Trong Hồ Cá Mùa Này ? | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
HƯỚNG DẪN GIẢM NHIỆT ĐỘ BỂ THỦY SINH
-
Bí Kíp Làm Mát Nước Bể Cá Vào Mùa Hè
-
Bộ Chiller Làm Mát Nước Bằng Sò Nóng Lạnh 120w - YouTube
-
Tự Lắp Bộ Làm Mát Nước Hồ Cá Hồ Thủy Sinh | Điện Tử DAT - YouTube
-
Làm Thế Nào Và Làm Thế Nào để Làm Mát Nước Trong Bể Cá?
-
Hướng Dẫn Chống Lạnh, Nuôi Cá Cảnh Mùa đông - Betta Thủy Sinh
-
Một Số Cách Giảm Nhiệt Cho Hồ Thủy Sinh
-
Hướng Dẫn Làm Chiller Cho Bể Thủy Sinh Giá Rẻ - điều Hòa Trane
-
Làm Thế Nào để Giữ Cho Cá Của Bạn Khỏe Mạnh Trong Mùa đông
-
Làm Thế Nào để Làm Mát Các Nước Trong Bể Cá? Phương Pháp Làm Mát
-
Giải Nhiệt Mùa Hè Nắng Nóng Cho Bể Cá Cảnh - Extra-bio
-
Máy Làm Lạnh Nước Cho Bể Cá Cảnh
-
Máy Làm Lạnh Nước Hồ Cá, Bể Thuỷ Sinh | Shopee Việt Nam
-
Hướng Dẫn Nuôi Cá Cảnh Trong Phòng Lạnh - Agriviet
-
Nguyên Nhân Hồ Cá Cảnh Bị đục Và Cách Làm Nước Hồ Cá Trong Vắt