5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

Chiến lược digital marketing

Xây dựng một chiến lược digital marketing đem lại hiệu quả là việc khiến khá nhiều marketer đau đầu, đặc biệt là những bạn còn “non trẻ” chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó, để biết các bước lập kế hoạch marketing (đặc biệt là digital marketing) phù hợp, bạn không thể bỏ qua bài viết sau đây!

Chiến lược Digital Marketing là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đây là chiến lược bao gồm tất cả các hành động giúp doanh nghiệp, thương hiệu truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ hoặc thông điệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, từ đó đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Chiến lược digital marketing
Xây dựng chiến lược digital marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu (Nguồn: Internet)

Việc này được thực hiện thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến (Internet), đây là nền tảng hỗ trợ kế hoạch marketing, tối ưu việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, đưa hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin với khách hàng và chuyển hướng hành vi mua sản phẩm/dịch vụ, điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số một cách hiệu quả.

Tại sao cần có chiến lược Digital Marketing phù hợp?

Thời kỳ công nghệ số như hiện nay, digital marketing ngày càng được chú trọng bởi nó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phủ sóng thương hiệu, tạo uy tín và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, một số yếu tố khiến doanh nghiệp nên triển khai các chiến dịch digital marketing, bao gồm:

Hiệu quả vượt trội

Dựa vào tốc độ lan tỏa của internet, digital marketing không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi quảng cáo mà có thể tiếp cận khách hàng 24/24, phủ sóng thương hiệu mọi nơi, từ đó nâng cao hiệu quả vượt trội về doanh thu.

Xác định rõ phân khúc khách hàng

Digital Marketing bao gồm rất nhiều công cụ như Website, Email Marketing, Social Media Marketing, Mobile Marketing, SMS… và mỗi loại hình sẽ có đặc tính riêng, phù hợp với từng phân khúc, hành vi của khách hàng, do đó, nó sẽ giúp tiếp cận tối đa lượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới theo từng phân khúc rõ ràng.

Tính tương tác cao

Chiến lược digital Marketing tốt sẽ tạo được tính tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ những phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được mình cần cải thiện và khắc phục những vấn đề gì nhằm đáp ứng nhu cầu của khách, điều này sẽ giúp khách hàng hài lòng, kết quả cuối cùng doanh thu sẽ được gia tăng và doanh nghiệp sẽ nhận được sự tin tưởng và gắn bó của khách hàng.

Chiến lược digital marketing
Digital marketing là chiến lược bắt buộc để doanh nghiệp phát triển (Nguồn: Internet)

Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả

Để đạt được hiệu quả trong doanh thu và khả năng phủ sóng thương hiệu, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn phương pháp tiếp thị trực tuyến bằng các chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của họ. Do đó, xây dựng được một kế hoạch digital marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo 5 bước được chia sẻ sau đây:

Bước 1: Đánh giá tình hình doanh nghiệp, đối thủ và khách hàng

“Biết Địch Biết Ta – Trăm Trận Trăm Thắng” – Câu nói luôn đúng khi áp dụng trong kinh doanh. Vì thế, trước khi quyết định đưa ra bất kỳ một chiến lược nào, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh giá lại tình hình và tiềm lực của doanh nghiệp để đưa ra một chiến lược digital marketing phù hợp nhất.

Tiếp theo, bạn nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cùng các đối thủ cạnh tranh, phân tích các thuận lợi và khó khăn, đưa ra các phương án dự trù để khắc phục nếu gặp phải rủi ro. Việc chuẩn bị tốt tất cả mọi thứ sẽ giúp chiến lược của bạn không bị “chết yểu” vì thực tế có thể xảy ra những vấn đề bạn không lường trước được.

Ngoài ra, việc xác định và đánh giá khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có được nội dung chiến dịch xoay quanh đến nhu cầu, đặc trưng của nhóm đối tượng khách hàng đó.

Chiến lược digital marketing
Đánh giá tình hình và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược phù hợp (Nguồn: Internet)

Bước 2: Xác định mục tiêu

Bước tiếp theo trong chiến lược digital marketing là hãy xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến dịch này là gì và mức độ cần thiết của từng phương pháp triển khai.

Thêm vào đó, để kiểm tra những phương pháp dự kiến có đem lại là hiệu quả cho doanh nghiệp hay không, bạn có thể áp dụng mô hình SMART, trong đó:

  • S – Specific: Mục tiêu cần có độ chi tiết, cụ thể và dễ hiểu.
  • M – Measurable: Mục tiêu bắt buộc phải đo lường được.
  • A – Actionable: Thể hiện tính khả thi của mục tiêu trong thực tế.
  • R – Relevant: Sự liên quan trong mục tiêu.
  • T – Time-Bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu được đề ra.

Với phương pháp này, bạn sẽ có khái nhìn chung nhất, nhận định được tính hiệu quả của chiến dịch, nếu chưa, có thể nhanh chóng thay đổi phương pháp triển khai để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 3: Xác định công cụ cần sử dụng

Sau khi tính toán được tính khả quan của chiến lược sắp tới, điều bạn cần chuẩn bị tiếp theo là phân tích các công cụ cần sử dụng trên kênh marketing sẽ triển khai, ví dụ sử dụng SEO website để tạo độ phủ, uy tín cho thương hiệu, Email marketing cho khách hàng cũ, khách hàng mục tiêu, seeding Facebook tạo viral cho thương hiệu, quảng cáo Youtube tiếp cận gần hơn với khách hàng,…

Tùy vào mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được, bạn hãy xem xét các công cụ đáp ứng yêu cầu đó, việc dùng chính xác công cụ sẽ giúp chiến lược trở nên tối ưu hơn.

Bước 4: Lên kế hoạch các kênh truyền thông

Tâm điểm của một chiến lược Digital Marketing chính là hình thức và nội dung. Do đó, bạn cần tạo ra nội dung phù hợp, giúp truyền tải thông điệp đến khách hàng, từ đó, đem đến sự tương tác nhiều hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng, đây là yếu tố giúp nâng cao hình ảnh, uy tín cho thương hiệu.

Vì lẽ đó, bạn cần lên một chiến lược về nội dung, trong đó cần phác thảo các chủ đề, hình ảnh, mục tiêu, định dạng, kênh quảng cáo, mức độ ưu tiên và lý do sử dụng. Ngoài ra, có thể phân loại các kênh digital marketing theo phương tiện truyền thông sở hữu, phương tiện truyền thông kiếm được và phương tiện truyền thông trả tiền.

Sau đó, hãy kết hợp các yếu tố trên để lập ra một chiến lược digital marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Những Giá Trị Cần Biết Về Content Marketing

Bước 5: Phối hợp tất cả lại với nhau

Sau tất cả, bạn cần biết cách kết hợp những điều trên để có một chiến lược chặt chẽ, việc này sẽ là điều kiện giúp bạn vạch ra các hoạt động, công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó giúp quá trình triển khai trở nên nhất quán.

Chiến lược digital marketing
Áp dụng công cụ marketing phù hợp sẽ giúp bạn triển khai chiến dịch đem lại hiệu quả tốt nhất (Nguồn: Internet)

Tùy vào mục tiêu mà các chiến lược digital marketing sẽ có thời hạn khác nhau, chiến dịch nhỏ có thể 1 tuần, 1 tháng, các chiến dịch lớn thường rơi vào 12 tháng trở lên.

Mỗi một chiến lược digital marketing sẽ có tính đặc thù riêng và phù hợp với mỗi doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, hãy dựa trên các cơ sở thực tế và mục đích hướng đến để đưa ra một chiến lược có thể tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng và mang lại lợi ích về nhiều mặt cho doanh nghiệp.

Nguồn Yeads.vn

Từ khóa » Chiến Lược Digital Marketing