5 Bước Xây Dựng Quy Trình Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Việc vận hành quy trình bán hàng một cách trơn tru, bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhanh chóng ghi điểm trong lòng khách hàng.
Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp mọi thắc mắc về quy trình bán hàng là gì? Các bước doanh nghiệp cần xây dựng để có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp?
Mục lục nội dung:
- 1. Quy trình bán hàng là gì?
- 2. Các bước doanh nghiệp xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả
- 3. Kết luận
1. Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng là các hoạt động trong khâu bán hàng của doanh nghiệp được thực hiện theo một trình tự, nguyên tắc nhất định tạo thành chuỗi liên hoàn trong doanh nghiệp đó.
2. Các bước doanh nghiệp xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả
Xây dựng quy trình bán hàng về bản chất là xây dựng các bước thực hiện trong việc bán hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp.
Các bước trong quy trình bán hàng sẽ quyết định được câu chuyện doanh nghiệp có bán được hàng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường và đạt được hiệu quả kinh doanh hay không?
Do đó việc tuân thủ các bước trong quy trình bán hàng là hết sức quan trọng. Nó tạo ra tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo thêm: Gợi ý phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí từ 1200đ/user/ngày
Sau đây là 5 bước bán hàng cơ bản, áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay:
Bước 1: Lên kế hoạch bán hàng cụ thể
Để bán được hàng, trước hết doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và lên kế hoạch bán hàng một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp càng cẩn thận trong giai đoạn đầu thì các công đoạn về sau càng tránh được các rủi ro, sai sót bấy nhiêu.
Để lên kế hoạch chi tiết và xác định rõ mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp, cần chú trọng những nội dung sau:
Thứ nhất, chú trọng chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trên thị trường bền vững khi sản phẩm thật sự chất lượng. Bạn hãy quan tâm hơn về hình thức, bao bì để ghi điểm trong mắt khách hàng.
Thứ hai, xác định khách hàng tiềm năng: Từ việc nắm rõ tính năng, ưu điểm của sản phẩm bạn cần xác định đối tượng khách hàng mình hướng tới.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh mặt hàng sữa bầu thì đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ là phụ nữ mang thai hoặc các chị em đang có con nhỏ.
Thứ ba, chú trọng việc lên giá bán, chính sách khuyến mãi, ngân sách, hình ảnh, quảng cáo…
Nếu bạn đang quan tâm đến thị trường bán lẻ trực tuyến, đừng bỏ qua bài viết Quy trình bán hàng Online cho thị trường Đông Nam Á
Bước 2: Tiếp cận khách hàng
Sau khi bạn chuẩn bị về sản phẩm, ngân sách và lên kế hoạch cụ thể cho công đoạn bán hàng, đây là khâu bạn bắt đầu bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
Khi ra mắt bất cứ một sản phẩm mới nào bạn đừng vội vàng muốn có thêm nhiều khách hàng mới, hãy tiếp cận khách hàng thân thiết của doanh nghiệp trước.
Khách hàng trung thành sẽ là những người mang lại lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai bởi mỗi một khách hàng hài lòng về sản phẩm sẽ có xu hướng giới thiệu cho 3 người thân thiết. Do vậy bạn hoàn toàn có thể có thêm 3 khách hàng tiềm năng nếu bạn chăm sóc khách hàng tận tình.
Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận rằng lượng khách hàng lần đầu rất quan trọng đối với người bán hàng. Do đó doanh nghiệp cần có những chính sách khuyến mãi khi tung sản phẩm mới để thu về nhiều tệp khách hàng hơn trong danh sách khách hàng của mình.
Bước 3: Giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng
Giới thiệu sản phẩm là việc bạn cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, do vậy buổi giới thiệu không được phép là một buổi thuyết trình. Bạn hãy lắng nghe vấn đề của khách hàng nhiều hơn là việc bạn trình bày quá nhiều về sản phẩm của bạn.
Nhân viên bán hàng là người cần am hiểu sản phẩm nhất, sau khi nghe những yêu cầu và vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn hãy đi thẳng vào giải pháp mà sản phẩm của bạn có thể giúp họ.
Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn là một kỹ năng không dễ dàng.
Bởi trước khi biết đến bạn họ đã tìm hiểu rất nhiều đơn vị cung cấp khác. Khách hàng nắm rất rõ về giá cả thị trường và tính năng cơ bản của sản phẩm họ muốn mua. Do đó không nên “ múa rìu qua mắt thợ” lúc này, bạn nên đi sâu giải quyết những khó khăn hoặc đáp ứng những mong muốn của họ thay vì lòng vòng và nói quá nhiều về sản phẩm.
Doanh nghiệp quan tâm đến Quy trình bán hàng chuẩn cho B2B? Hay Quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho B2C?
Bước 4: Tư vấn, giải đáp thắc mắc và chốt đơn hàng
Theo tâm lý thông thường, khách hàng sẽ đưa ra ý kiến và phản đối về giá để giảm giá sản phẩm. Trong trường hợp này, với một người nhân viên giỏi họ sẽ tìm cách để chứng tỏ với khách hàng rằng lợi ích mà sản phẩm mang lại sẽ nhiều hơn so với chi phí họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm đó.
Bước cuối cùng trước khi bán hàng bạn nên hỏi khách hàng của mình về những vấn đề còn khúc mắc và chủ động giải đáp các thắc mắc đó. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ nhưng mang lại cho bạn một điểm cộng trong lòng khách hàng bởi bạn tạo cho họ cảm giác quan trọng và được quan tâm.
Bước 5: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Để xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp, doanh nghiệp không thể bỏ qua bước chăm sóc khách hàng sau bán.
Việc bạn quan tâm, chia sẻ với khách hàng những vấn đề của họ sau khi mua hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm có thể giúp họ giải quyết vấn đề chứ không phải là lợi nhuận.
Hoạt động này sẽ giúp bạn có một lượng lớn khách hàng trung thành và nhận được những phản hồi tích cực. Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và hiệu quả mang về cho doanh nghiệp niềm tin bền vững và lâu dài từ phía khách hàng…
Dành cho Nhà quản lý: Ebook “Hướng dẫn xây dựng bộ quy trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả” – Cung cấp kho quy trình mẫu theo phòng ban từ phòng Nhân sự, phòng Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán đến phòng Hành chính, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ tư vấn & triển khai giải pháp số hóa quy trình tự động FastWork Workflow cho những doanh nghiệp chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Đăng ký nhận Ebook
3. Kết luận
Trên đây là 5 bước cơ bản nhất để xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn và chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tùy vào ngành hàng và định hướng lâu dài, mỗi doanh nghiệp sẽ tạo nên một hệ thống bán hàng phù hợp với văn hóa của mình.
Điều quan trọng nhất trong quy trình bán hàng là đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp phải thực sự am hiểu về sản phẩm và tuân thủ đúng quy trình để tối ưu hóa doanh thu và giữ chân khách hàng.
Ngoài ra để xây dựng quy trình bán hàng chuẩn, quản lý mô hình và dữ liệu khách hàng, nhà quản lý nên tham khảo các công cụ hỗ trợ hoạt động này như FastWork Workflow giúp xây dựng và số hóa quản lý quy trình hay FastWork CRM – gồm các tính năng như quản lý bán hàng, quản lý khách hàng, quản lý cơ hội bán hàng, quản lý hợp đồng, quản lý chăm sóc khách hàng, quản lý hỗ trợ khách hàng,… có thể là “cánh tay đắc lực” giúp bạn vận hành quy trình bán hàng tốt hơn.
Đăng ký tư vấnTags:
doanh thumarketing bán hàngquy trình bán hàngsalesstartupTừ khóa » Ví Dụ Về Quy Trình Bán Hàng Cá Nhân
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì ? Quy Trình Triển Khai Bán ... - Marketing24h
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì? Quy Trình Bán Hàng Cá Nhân Hiệu Quả Hiện ...
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì? Vai Trò, Chức Năng Và Quy Trình
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì? Các Bước Bán Hàng Cá Nhân Hiệu Quả
-
Ví Dụ Về Bán Hàng Cá Nhân Trong Marketing - 123doc
-
Quy Trình Bán Hàng Là Gì? Các Bước Trong Quy Trình Bán Hàng?
-
Quy Trình Bán Hàng Cơ Bản Cần Nắm Vững Trước Khi Khởi Nghiệp
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì? Chi Tiết Về Bán Hàng Cá Nhân Mới Nhất 2021
-
8 Bước Bán Hàng Cá Nhân Giúp Bạn Thành Công
-
Bán Hàng Cá Nhân Và Phát Triển Thương Hiệu | Capro
-
Bán Hàng Cá Nhân Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Vai Trò Của Bán ... - Bizfly
-
Sơ đồ Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Chuẩn Cho Mọi Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Và Giai đoạn Bán Hàng: Cải Tiến Liên Tục Và Tự động Hóa