5 Cách Cạo Gió Tại Nhà đơn Giản Mà Cực Công Hiệu - 24H
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết chuyển mùa nhanh chóng sẽ khiến nhiều người dễ bị cảm mạo. Khi không may bị cảm mạo, bạn hãy áp dụng cách cạo gió tại nhà đơn giản mà công hiệu dưới đây nhé!
1. Cạo gió bằng dầu gió
Khi bị cảm mạo, một cách đơn giản nhất là bạn sử dụng dầu gió rồi xoa dầu lên vùng trán, tay chân, lưng ngực.
Sử dụng tay và xoa từ vùng giữa trán sang 2 bên xuống đến cổ, rồi cánh tay đến các đầu ngón tay, vùng ngực bụng, rồi đến mặt ngoài chân xuông đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
Những vùng khác trên cơ thể, bạn nên thực hiện cạo gió theo cách từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngoài ra không nên tiến hành cạo gió mỗi vùng trên cơ thể quá 2-5 phút.
2. Cạo gió bằng đồng bạc
Khi cạo gió, bạn có thể sử dụng những vật dụng bằng bạc, hình tròn, bề mặt nhẵn, vật dụng làm bằng bạc. Bởi những vật dụng này có tác dụng phát tán và lưu thống khí huyết.
Để cạo gió theo cách này, bạn có thể dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc lại cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong. Sau đó, chà xát lên người bệnh từ trên xuống. Bạn có thể cạo gió theo cách này liên tục từ 10-20 phút.
3. Cạo gió bằng gừng
Để thổi bay những cơn cảm mạo và giảm bớt những triệu chứng khó chịu, bớt nhức mỏi, bớt ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể dùng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi giã nát và nhúng vào rượu trắng.
Sau đó, rồi xoa lên người bệnh từ trên xuống. Chắc chắn những dấu hiệu cảm mạo sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
4. Cạo gió bằng lá trầu không
Khi bị cảm mạo, bạn có thể nhanh chóng ra vườn nhà và lấy vài ba lá trầu không. Sau đó, rửa sạch và giã nhỏ lá trầu không rồi bọc trong mảnh vải rồi xoa lên vùng cần cạo gió.
5. Đốt bồ kết với rượu
Khi bị gió, nhiều người cũng thường sử dụng luôn trái bồ kết cóp sẵn trong bếp. Sau đó bỏ hạt và nướng mấy quả bồ kết với rượu trắng rồi cứ thế đánh gió cũng rất công hiệu.
Mách bạn:
Ngoài việc dùng phương pháp đánh gió để chữa cảm mạo, bạn có thể kết hợp dùng nồi nước xông để giải cảm cho cả hai thể phong hàn và phong nhiệt.
Nồi nước xông thường gồm những loại lá nhiều tinh dầu như lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả có tính chất sát trùng hoặc các lá có tính chất kháng sinh như: tỏi, gừng, hành và kết hợp các lá có tính chất thanh nhiệt (hạ sốt) như: lá tre, lá duối.
Cứ cho khoảng 200 - 300g các lá trên và đổ vào nồi 2 - 3 lít nước đun sôi cho lá vào. Đđậy vung kín đun sôi thêm vài phút, trùm chăn kín, mặc quần đùi để da mặt tiếp xúc với hơi nước nhiều. Thời gian xông khoảng 15 - 20 phút, sau đó lau khô, mặc ngay quần áo vào.
Từ khóa » Cạo Gió
-
Cạo Gió – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cạo Gió Giải Cảm Tùy Tiện Có Thể Dẫn Tới Tử Vong
-
Mách Bạn 5 Cách Cạo Gió Chuẩn Cho Từng Loại Bệnh
-
Cạo Gió Bài Bản Và Khoa Học
-
Cạo Gió đúng Cách - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cạo Gió - Đánh Cảm - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lương Y Chỉ Cách Cạo Gió đúng Cách, Không đau - Báo Tuổi Trẻ
-
What Is Skin Coining (Gua Sha)? - Stanford Medicine 25
-
Cạo Gió Bằng Bạc Có Tốt Không? Những điều Bạn Cần Biết để đảm ...
-
Những Ai Không được Cạo Gió ? - VJcare
-
5 Loại Bệnh, 5 Cách Cách Cạo Gió Khác Nhau
-
Hướng Dẫn Cách Cạo Gió ở Cổ Chuẩn Nhất Không Thể Bỏ Qua
-
Cạo Gió Và Những điều Cần Lưu ý - VnExpress Sức Khỏe
-
Có Thai Cạo Gió được Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc