5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Đơn Giản, Hiệu Quả
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Khế là loại cây rất thân thuộc tại Việt Nam. Ngoài tác dụng cung cấp trái để ăn và làm cây cảnh, lá khế còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay. Vậy chữa mề đay bằng lá khế có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này, đồng thời giới thiệu giải pháp điều trị hiệu quả bệnh mề đay từ thảo dược tự nhiên.
Mối liên hệ giữa bệnh mề đay và tác dụng của lá khế
Cây khế hay còn được gọi là cây ngũ liễm, tên khoa học là Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me (Oxalidaceae). Đây là loại cây thân gỗ, thường phát triển ở khu vực nhiệt đới và có thể thu hoạch khoảng 9 – 10 vụ/năm. Thân khế cao 3 – 5 mét tùy vào khu vực được trồng, lá khế thuộc loại lá kép, dài khoảng 5cm. Hoa khế có màu hồng tím, thường xuất hiện ở đầu cành hoặc ở nách lá. Quả khế non có màu xanh, quả chín có màu vàng được chia thành 5 múi. Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hạt nhỏ màu nâu, hạt có hình bầu dục và được bao bọc bởi 1 lớp nhầy bên ngoài.
Giá trị dinh dưỡng của quả khế ước tính trên 800–1250 mg/100 g khế:
- 300 – 430 mg axit tartric
- 300 – 500 mg axit oxalic
- 140 – 220 mg axit succinic
- 4 – 70 mg axit oxalic
Ngoài ra, quả khế cũng chứa một lượng nhỏ khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, magie, photpho,… Hơn nữa, trong khế chua còn chứa lượng lớn vitamin C và flavonoid chống oxy hóa như acid gallic, epicatechin, quercetin.
Tại Ấn Độ, người ta thường dùng quả khế để cầm máu, hạ sốt, lợi tiểu và ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ. Người dân Brazil thì dùng cành lá khế để trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Ngoài ra, hạt khế chua giã nát có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc và an thần rất tốt.
Theo các nghiên cứu Đông y, quả khế có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng sinh tân dịch, lợi tiểu, giải khát, trị phong nhiệt, giải độc… Ngoài ra, các bộ phận khác của quả khế cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, các bệnh ngoài da nhờ đặc tính lạnh, vị chát.
Tuy không có tác dụng chấm dứt hoàn toàn triệu chứng mề đay, nhưng dùng lá khế đúng cách giúp làm giảm nhẹ biểu hiện bệnh. Để giải quyết triệt để mề đay, người bệnh cần có bài thuốc kết hợp cùng lúc nhiều thảo dược, tăng cường sức mạnh dược tính.
Có thể bạn chưa biết: Mề đay phù mạch – Một dạng thường gặp nhưng ít người biết
5 cách trị mề đay bằng lá khế hiệu quả nhất
Ở Việt Nam, khế là một loại cây khá phổ biến và được trồng ở rất nhiều nơi. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp thực hiện được gợi ý sau đây.
1. Tắm nước lá khế cải thiện triệu chứng mề đay
Tắm nước lá khế là một phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến cho trẻ em. Cách thực hiện đơn giản với các bước sau:
- Dùng 1 nắm lá khế (cả cành cũng được) đem ngâm với nước muối loãng và rửa sạch bụi.
- Vò nát lá khế, cho vào nồi nước để nấu cho sôi khoảng 3 – 5 phút.
- Đợi cho nước nguội thì lọc lấy phần nước, để riêng phần lá.
- Dùng nước lá khế để tắm mỗi ngày 1 lần, có thể tận dụng lá khế để massage vùng da bị mề đay.
Đây là mẹo của dân gian có thể áp dụng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi mà không lo gây ra tác dụng phụ. Khi có biểu hiện mề đay kéo dài hoặc có hiện tượng phù nề cổ họng, hô hấp kém thì phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
Xem thêm: Nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?
2. Hỗ trợ điều trị mề đay bằng lá khế sao vàng
Một cách nữa để cải thiện triệu chứng mề đay khó chịu đó là dùng lá khế sao vàng và chườm lên vùng da nổi sẩn. Cách thực hiện như sau:
- Hái 1 nắm lá khế, đem đi rửa sạch bụi và để cho ráo nước.
- Dùng 1 nắm lá khế vừa tay cho vào chảo nóng và đảo đều tay.
- Khi lá khế nóng già và khô quắt lại thì cho ra tấm khăn sạch, để nguội bớt thì hãy chườm lên da.
- Sau khi lá khế nguội hẳn, dùng bột lá khế rang đắp lên những vùng da nổi mẩn.
Chỉ bằng những thao tác đơn giản mà bạn có thể cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy do mề đay. Kiên trì thực hiện vài ngày, các đốm sần trên da sẽ dần lặn hết.
3. Cách chữa nổi mề đay bằng cách xông hơi với lá khế
Ở cách này, các bạn cũng cần chuẩn bị nguyên liệu lá khế như các cách ở trên. Tuy nhiên, khi đun sôi lá khế, thay vì dùng nước để tắm thì chúng ta có thể dùng để xông trước.
- Dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch, cho vào nồi nước sạch để nấu sôi.
- Nấu thêm 3 – 5 phút thì nhắc xuống và kê nồi nước ở nơi an toàn.
- Lấy ghế ngồi cạnh nồi nước lá khế vừa đun xong, sau đó trùm chăn phủ kín người và nồi nước.
- Cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể dùng để tắm.
Cách này có thể giúp cho hơi nước thẩm thấu vào da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ các tác nhân có nguy cơ kích ứng, hi vọng triệu chứng mề đay sẽ sớm được cải thiện.
4. Phương pháp trị mề đay bằng lá khế và muối biển
Để thực hiện mẹo chữa mề đay bằng lá khế các bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá khế, 1 thìa muối biển loại hạt to. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Lá khế mang đi rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá khế vào cối, giã nhuyễn cùng với muối hạt.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay, sau đó đắp lá khế vừa giã lên, massage nhẹ.
- Thư giãn với hỗn hợp lá khế khoảng 20 phút thì tắm lại với nước ấm.
- Kiên trì thực hiện sẽ giúp cho bệnh mề đay được đẩy lùi.
Mách bạn: Mẹo chữa mề đay đơn giản bằng muối dễ thực hiện
5. Mẹo trị mề đay bằng lá khế chua
Ở mẹo này, các bạn có thể kết hợp lá khế với các bộ phận khác như rễ hoặc vỏ cây khế đều được. Nhưng để thực hiện mẹo này, các bạn cũng cần:
- Rửa sạch nguyên liệu và để cho ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào ấm cùng với nước và đem đun với lửa nhỏ, khoảng 1 tiếng.
- Chắt lấy nước, bỏ bã và dùng nước này để uống 2 lần/ngày.
- Kiên trì sử dụng khoảng 3 – 5 ngày để cải thiện mề đay.
Nhiều bệnh nhân phân vân rằng liệu việc uống nước lá khế có gây ra tác dụng phụ gì không? Câu trả lời đã được tìm thấy ở gợi ý trên đây, bởi đây là một loại nguyên liệu thiên nhiên lành tính, vì vậy các bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Với tình trạng mề đay cấp tính, phương pháp này sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình trạng.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo chữa mề đay bằng lá khế
- Đây là mẹo dân gian chưa được kiểm nghiệm cụ thể, vì vậy nó chỉ mang lại hiệu quả hỗ trợ tạm thời và không có tác dụng điều trị căn nguyên bệnh. Ngoài việc cải thiện bằng các phương pháp tự nhiên, bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn mề đay tái phát.
- Để duy trì tác dụng của lá khế đối với bệnh mề đay, tốt nhất các bạn nên kết hợp trong uống ngoài xông, đắp.
- Những trường hợp không tìm được lá khế tươi để áp dụng, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm đông y có thành phần lá khế, tuy nhiên hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Không được tự ý kết hợp lá khế với các loại tân dược tránh gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Chữa mề đay bằng lá khế thực chất là một phương pháp hỗ trợ cải thiện tạm thời. Phương pháp này không giúp điều trị dứt điểm tình trạng mề đay, vì thế bệnh có thể tái phát lại nhanh chóng với mức độ nghiêm trọng hơn. Để chữa dứt điểm căn bệnh nổi mề đay mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa nổi mề đay bằng lá kinh giới đơn giản, hiệu quả tức thì
- Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác
Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Khế Sao Vàng
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Lá Khế để Chữa Mề đay
-
Chữa Mề đay Bằng Lá Khế Có Hiệu Quả Như Lời đồn? Tham Khảo Ngay
-
#6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả
-
Cách Trị Mề đay Bằng Lá Khế đơn Giản - Hiệu Quả
-
Lá Khế Có Tác Dụng Gì? Những Cách Sử Dụng Lá Khế để Trị Mẩn Ngứa
-
5 Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế An Toàn Cực Hiệu Quả
-
[ Hướng Dẫn ] Cách Trị Mề đay Bằng Lá Khế Chữa Khỏi 90% ! - 2Bacsi
-
Lợi ích Bất Ngờ Từ Cây Khế
-
Tắm Lá Khế Cho Bé Có Tốt Như Lời đồn? Cách Tắm Lá Khế để Tối ưu ...
-
Lá Khế Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả Từ Lá Khế
-
Lá Khế Chua Tươi 1kg | Shopee Việt Nam
-
Lá Khế: Vị Thuốc Chữa Mề đay Và Hơn Thế Nữa - YouMed
-
Cây Khế Và Công Dụng Trị Bệnh Của Lá, Quả, Bông Khế