5+ Cách Dạy Trẻ 4 Tuổi Học Bảng Chữ Cái Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Cần học những gì trong bảng chữ cái tiếng việt

Trước khi tìm ra cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ, thì phụ huynh cũng nên biết được cần phải dạy cho trẻ biết những gì trong bảng chữ cái tiếng việt. Bảng chữ cái được chia ra thành hai phần là nguyên âm và phụ âm, trong mỗi âm có cả âm đơn và đôi, cụ thể như:

Nguyên âm

Các nguyên âm đơn trong bảng chữ cái tiếng việt được phân chia thành 12 ký tự, bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Để khắc phục được những lỗi dễ mắc phải và giúp quá trình học của bé được trơn tru hơn thì phụ huynh nên lưu ý những điều sau:

  • Điều 1: Âm “a” và “ă” là hai nguyên âm đơn với cách phát âm có phần tương tự nhau, khiến trẻ dễ bị nhầm lẫn. Ba mẹ nên hướng dẫn bé phát âm cho đúng và phân biệt về âm sắc phát ra giữa hai âm này.

  • Điều 2: Sự giống nhau đó cũng diễn ra tương tự với hai âm “ơ” và “â”. Ba mẹ có thể chỉ cho bé thêm nét phân biệt ở chỗ âm “ơ” phát ra hơi dài hơn là âm “â”.

  • Điều 3: Trong tiếng Việt, các nguyên âm không thể xuất hiện hai lần trong một từ được. Nếu có thì nó thường sẽ là các từ đi vay mượn được như kẻ soọc, nồi xoong,...

  • Điều 4: Hai nguyên âm đơn “ă” và “â” tuyệt nhiên không thể đứng một mình mà không có các nguyên âm phụ. Phụ huynh nên lưu ý hướng dẫn trẻ điều này.

  • Điều 5: Và điều quan trọng nhất là khi hướng dẫn trẻ học bảng chữ cái, đặc biệt là lúc phát âm thì nên có sự hướng dẫn cách đặt lưỡi, và cách mở khẩu hình miệng sao cho đúng. Nhờ đó, trẻ sẽ dễ hình dung và nắm được cách phát âm chính xác hơn.

Ngoài các âm đơn, tiếng Việt còn tồn tại các nguyên âm đôi như sau: ia-yê-iê, ua-uô, ưa-ươ, được dùng trong nhiều các từ tiếng Việt. Trong đó, cũng có vài âm từ dễ bị lẫn lộn mà phụ huynh nên lưu ý khi dạy bé học như là âm “yê” và “iê”, “âm” “ua” và “ưa”.

Cách đọc đúng từng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn bộ GD-ĐT. (Ảnh: Tin247.com)

Ngoài ra, trong quá trình dạy học chữ cái cho bé 4 tuổi, phụ huynh cũng cần cho trẻ nắm bắt được các kiến thức về phụ âm. Hãy theo dõi tiếp phần bên dưới để bổ sung kiến thức cho bản thân trước khi bắt đầu quá trình dạy trẻ học nhé!

Xem thêm: Giải đáp: Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm?

Phụ âm

Hệ thống phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt có tính đa dạng và chiếm phần lớn sự xuất hiện trong bảng. Hầu hết, được thể hiện bằng một ký tự, như là b, v, s, x, t, r, h,... Đây được xem là các phụ âm đơn.

Về hệ thống phụ âm đôi, người ta chia ra thành 9 phụ âm, được liệt kê và ví dụ như sau:

  • Phụ âm ph: Được dùng trong các từ như là phờ phạc, phúng phính,...

  • Phụ âm th: Được dùng trong các từ như là thông thoáng, thều thào,...

  • Phụ âm tr: Được dùng trong các từ như là trơ trẽn, trong trắng,...

  • Phụ âm gi: Được dùng trong các từ như giảng, giúp,...

  • Phụ âm ch: Được dùng trong các từ như chúc, chào, cháu,...

  • Phụ âm ng: Được dùng trong các từ như ngoan, nguyên, ngon,...

  • Phụ âm nh: Được dùng trong các từ như nhớ, nhà,...

  • Phụ âm kh: Được dùng trong các từ như là khó, khúc khích,...

  • Phụ âm gh: Được dùng trong các từ như ghế, ghe,...

Ngoài ra, đặc biệt có một phụ âm được cấu tạo từ 3 ký tự, đó là âm “ngh”. Âm tiết này thường được dùng trong các từ như nghề nghiệp, nghiêng,...

Bên cạnh đó, trong hành trình dạy bé 4 tuổi học chữ cái đầy gian nan này, bạn cần phải dạy cho trẻ các nhận biết các dạng chữ thường gặp như bên dưới.

Các dạng chữ

Bất cứ bảng chữ cái nào cũng vậy, đều tồn tại 3 kiểu chữ thông dụng nhất, bao gồm: Kiểu chữ in hoa, chữ in thườngchữ viết tay.

Hai dạng chữ in hoa và in thường các chữ cái tiếng Việt. (Ảnh: Vietlam123.vn)

Còn đối với chữ viết in tay thì tiếng Việt chúng ta có các đường nét mềm mại, uốn lượn kiểu cách hơn là các thứ tiếng phương Tây. Để tìm được bảng chữ mẫu thì ba mẹ có thể mua những cuốn luyện viết chữ cái để cho trẻ xem và học viết theo.

Giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc với ứng dụng VMonkey - lựa chọn của hàng triệu ba mẹ Việt thông thái, giúp con đánh vần trọn trịa toàn bộ bảng chữ cái, làm giàu vốn từ, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và cảm xúc nhờ kho truyện tranh, sách nói chọn lọc, mang tính giáo dục.

Top 5 phương pháp dạy trẻ học thuộc nhanh bảng chữ cái

Ba mẹ luôn muốn con mình có thể dễ dàng tiếp thu và học thuộc các chữ cái thật nhanh. Nhưng việc gì cũng cần có phương pháp cụ thể, và sau đây là cách dạy chữ cho bé 4 tuổi nhanh và dễ thuộc nhất mà phụ huynh có thể tham khảo cho con em mình.

Dạy trẻ học từ bảng chữ cái âm thanh

Bảng chữ cái cho bé 4 tuổi có âm thành là loại bảng thể hiện đầy đủ các ký tự chữ cái và được kết hợp thêm hệ thống phát âm thú vị. Để có thể phát huy công dụng của tính năng này thì bé chỉ cần ấn vào chữ cái đó, hệ thống sẽ phát âm thanh tương ứng.

Nhờ vậy mà các bé có thể vừa học nghe vừa học cách đọc các loại chữ cái ấy. Không tốn bao nhiêu thời gian nữa là các bé đã có thể nắm được bảng chữ cái tiếng Việt. Hơn nữa là việc được tương tác với món đồ vừa học vừa chơi này cũng giúp trẻ không dễ nhàm chán. Và còn có thể kích thích khả năng tự học tự tìm tòi ở các bé.

Dạy trẻ học từ bảng chữ cái âm thanh. (Ảnh: Rebatngo.org)

Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên cùng con mình thực hiện việc này thường xuyên để giúp bé làm quen và có thể đem lại hiệu quả tốt hơn. Vì nếu chỉ mua về cho bé tự tìm tòi thì bé sẽ dễ nản chí do không có ai đồng hành cùng mình.

Loại bảng âm thanh bây giờ được bán trên thị trường khá nhiều với các mẫu mã đa dạng và các tính năng thú vị hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một số mức giá sau và lựa chọn loại bảng phù hợp với bé con nhà mình nhé.

  • Shopee: 49,000 Đồng.

  • Lazada: 100,000 Đồng.

  • Tiki: 35,000 Đồng.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học bảng chữ cái hiệu quả hơn với VMonkey

VMonkey được xem là ứng dụng học tập và phát triển khả năng học tiếng Việt tốt nhất ở thời điểm hiện tại bé 4 tuổi học chữ cái ưu việt. Ứng dụng hoàn toàn có thể xây dựng một nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ. Vì phần mềm có các chương trình dạy học tiên tiến và phù hợp với các bé mầm non và tiểu học Việt Nam. Phụ huynh có thể yên tâm rằng các bé nhà mình phát âm và đánh vần tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, trẻ sẽ tránh bị ngọng và tránh bị ảnh hưởng phát âm vùng miền.

Chương trình học của VMonkey được xây dựng thông qua 3 tiêu chí về hình ảnh, âm thanh và trò chơi:

  • Hình ảnh sinh động đem lại trải nghiệm chạm ấn tương tác, kích thích trẻ tư duy.

  • Âm thanh êm dịu, ấm áp từ những bài hát, những câu truyện đọc truyền cảm, ý nghĩa phù hợp với trẻ nhỏ.

  • Những trò chơi từ con chữ đến cách gieo vần, gieo từ sẽ là phương tiện giúp bé vui chơi nhưng không lo bỏ quên bài vở.

Tiếp đến là kho truyện tranh khổng lồ, hình ảnh đáng yêu, bắt mắt và cốt truyện giàu tính trẻ thơ phù hợp với các bé mầm non, tiểu học. Sau thời gian học, trẻ sẽ được giải trí thoải mái với truyện tranh.

Thông qua đó kích thích khả năng tự đọc, tự học cho trẻ và nhờ đó mà trẻ có thể ôn lại các bảng chữ cái. Vừa vui chơi giải trí vừa học nhanh thêm nhiều từ mới và nhớ dai, nhớ lâu hơn nữa. Đây là ứng dụng có tính phí nếu như phụ huynh muốn dùng bản đầy đủ hết các tính năng cho bé. Tuy vậy, ba mẹ có thể tải về dùng thử và trải nghiệm trước cho con em nhà mình trước khi quyết định đặt mua khóa học này nhé.

>>> TẢI VMONKEY NGAY TẠI ĐÂY và nhận tư vấn miễn phí về ứng dụng TẠI ĐÂY.

Các bài viết không thể bỏ lỡ \displaystyle

VMonkey - Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ

\displaystyle

Phương pháp “kỷ luật không đòn roi” khi dạy bé 4 tuổi biết đọc chữ

\displaystyle

Hướng dẫn phương pháp dạy bảng chữ cái tiếng việt cho bé 4 tuổi

Vừa học vừa thực hành giúp bé mau thuộc và nhớ lâu bảng chữ cái

Phương pháp này tưởng chừng như đơn giản, ít đem lại hiệu quả nhưng thực tế nó có thể tác động rất tốt đến trí nhớ của trẻ. Ba mẹ có thể áp dụng cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ này cùng con mình khi rảnh rỗi. Việc mà ba mẹ cần phải làm là khi cùng trẻ học bảng chữ cái, ba mẹ nên thường xuyên dùng tay hoặc thước chỉ vào chữ cái đó. Và miệng thì phát âm, nhờ đó sẽ kích thích trí não của bé nhớ mặt chữ và âm của chữ cái đó nhanh hơn.

Và đồng thời cho bé tự thực hành việc chỉ tay vào chữ cái đó, bé càng tự thực hành được nhiều càng kích thích sự học tập của bé. Ngoài việc chỉ vào chữ cái, bạn có thể chỉ vào các hình minh họa, và đọc tên hình đó cho bé đọc theo.

Vừa học vừa thực hành giúp bé mau thuộc bảng chữ cái. (Ảnh: Incoll4.edu.vn)

Nhờ đó bé sẽ hình dung được chữ cái có trong hình và có thể tiếp thu thêm nhiều điều mới. Sau khi bé đã thuộc được bảng chữ cái, ba mẹ cũng nên cùng bé ôn lại bằng cách chỉ vào từ đó và nhờ bé phát âm lại. Việc này sẽ giúp bé nhớ lâu và dai hơn.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi bắt đầu dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái

Tạo trò chơi “con chữ” kích thích trẻ vừa chơi vừa học

Nhiều bé có tính cách tinh nghịch sẽ không dễ gì ưa thích việc ngồi một chỗ với bảng chữ cái và những bài học. Vì vậy ba mẹ cần tạo ra niềm vui nơi con chữ cho các bé hứng thú hơn với việc học.

Ba mẹ có thể mua các loại bảng chữ cái có con chữ tách rời làm bằng gỗ hoặc xốp trên thị trường. Hoặc ba mẹ cũng có thể làm tại nhà từ các tấm bìa cứng cắt ra hình các chữ cái.

Và việc còn lại là sáng tạo những trò chơi đơn giản từ các con chữ kia. Một số ví dụ cho ba mẹ áp dụng chơi cùng bé con như là trò đoán chữ nhận quà hay dạy cách phát âm bảng chữ cái tiếng việt,... . Mẹ sẽ giữ một phần chữ và bé con giữ một phần, sau đó chuẩn bị các phần quà như là kẹo và bánh mà bé ưa thích. Rồi tiếp theo mỗi bên sẽ có 3 lượt đoán xem đối phương đang giữ chữ cái gì, mỗi lần đúng sẽ nhận được chữ cái và một phần quà.

Ba mẹ tạo trò chơi “con chữ” kích thích trẻ vừa chơi vừa học. (Ảnh: Prudential.com.vn)

Nhờ đó, bé sẽ không cảm thấy nhàm chán mà còn giúp bé ôn lại bài cũ, rèn luyện trí nhớ lâu hơn. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác, bé sẽ luôn cảm thấy hứng thú khi tiếp xúc với các con chữ. Và tất nhiên thì ba mẹ hãy đừng nản lòng khi bé không nhớ kịp hay là chưa biết phối hợp nhé. Khi đó, chỉ cần thực hành vài lần, nhẹ nhàng chỉ bảo thì bé sẽ mau nắm được cách chơi và hợp tác hơn với chúng ta.

Cùng bé học hát bài hát bảng chữ cái sinh động

Giai điệu là thứ âm thanh ngọt ngào dễ dàng đưa vào tâm trí của trẻ nhiều nhất. Vì việc trẻ cần làm chỉ là lắng nghe và nhún nhảy theo điệu nhạc. Do đó nhiều nhạc sĩ đã sáng tác ra các bài hát có giai điệu bắt tay và lợi nhạc là bảng chữ cái tiếng Việt.

Việc này có ý nghĩa rất nhiều đến việc học thuộc bảng chữ cái của trẻ. Vì lúc này đây, ba mẹ có thể mở những bài hát này lên và cùng bá lắng nghe nó. Các bé vừa được giải trí, tận hưởng niềm vui và vừa ôn lại bài cũng như là học thêm chữ cái mới.

Tuy nhiên, để cho phương pháp này thực sự phát huy hiệu quả thì ba mẹ hãy cân nhắc thời gian cho bé sử dụng tivi, điện thoại hay máy tính bảng nhé. Hoặc ba mẹ có thể cùng con học lời bài hát, cùng hát và nhảy múa với nhau. Đây cũng là một cách hay giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé hơn.

Bài viết này đã trình bày top 5 cách dạy trẻ 4 tuổi học bảng chữ cái hiệu quả và nhanh chóng cho phụ huynh. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, ba mẹ sẽ biết được mình nên dùng phương pháp nào là phù hợp nhất cho các bé sau này nhé.

Từ khóa » Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Cho Bé 4 Tuổi