5 Cách để Bé Say Mê đọc Sách - Gợi ý Từ Ghế Lười Babykid

Nuôi dạy con thực sự là một thử thách. Có trăm ngàn câu hỏi và băn khoăn đến từ các ông bố bà mẹ như: Con mình 5 tuổi, nên đọc sách gì cho con nghe, đọc như nào; mình không biết biết kể chuyện cho hấp dẫn thì phải làm sao. Rồi cũng có rất nhiều mẹ thì than phiền kiểu như là “chắc con mình không thích sách”, con không chịu chú ý. Con không tập trung, làm sao để con chịu ngồi nghe kể truyện hoặc thích đọc sách” …

Ai cũng biết đọc sách là vô cùng quan trọng, nhưng nếu không đọc sách liệu có sao không? Để hình thành thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống. Cùng Ghế lười Babykid tìm hiểu một số tips để khơi dậy và duy trì niềm đam mê với sách của con thơ.

1. Tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách

Các chuyên gia khuyên rằng ba mẹ nên dành thời gian đọc sách cho con ngay khi có thể; và bạn sẽ phải ngạc nhiên rất nhiều với mỗi sự thay đổi. Từ khi vừa sinh bé, ba mẹ đã có thể mua những cuốn sách bìa cứng dành cho trẻ em và nói chuyện với con về những bức tranh. Vì con còn quá nhỏ nên thời điểm này không cần thiết phải quá chú trọng đến những chữ xuất hiện trong sách; nhưng việc tạo thói quen tiếp xúc với sách cho con lại mang ý nghĩa rất lớn về sau.Hãy dẫn trẻ đến thư viện thường xuyên bởi thư viện công cộng được đầu tư xây dựng khá quy mô và sạch đẹp. Bên trong thư viện thường có khu vực dành riêng cho trẻ nhỏ vui chơi; thường được thiết kế rất sáng tạo và có tính giáo dục rất cao. Việc thường xuyên tiếp xúc với sách theo cả cách vô thức và ý thức sẽ khơi dậy niềm thích thú với sách.

2. Lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi, cá tính và sở thích của bé

Lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi, nghe tưởng chừng rất dễ; vì hầu hết các sách truyện cho trẻ con bây giờ đều có ghi độ tuổi. Nhưng tôi cam đoan là có vô vàn ông bố bà mẹ vẫn sẽ “cố tình” lựa mua cho con những cuốn sách “vượt tuổi”.

Mỗi trẻ là một cá thể khác biệt, không bé nào giống bé nào, mỗi bé có một cá tính và sở thích khác nhau; nên dù bất cứ làm gì ba mẹ cũng nên dựa vào tính cách, sở thích của CHÍNH BÉ để có lựa chọn phù hợp với con mình. Việc mua sách truyện cũng thế, giờ có ti tỉ thể loại sách truyện cho các bạn bé; nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với con bạn.

3. Tạo một không gian đọc phù hợp

Một trong những cách tạo niềm hứng thú khi đọc sách là tạo một không gian đọc Đồ nội thất sáng màu kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp góc đọc sách nhà bạn thêm phần thoáng đãng hơn đấy.

Một công thức dễ dàng và nhanh chóng tạo không gian dễ thương dành cho bé là thêm một chiếc ghế lười; bố trí rèm trông giống phòng của công chúa dành cho các bé gái.

4. Cha mẹ hãy là tấm gương đọc sách cho trẻ

Trong giáo dục, cha mẹ cần để tâm lấy hành vi, lối sống, cách ứng xử của mình để con trẻ noi theo chứ không thuần là lời răn dạy. Muốn con làm điều gì, học điều gì, trước tiên mình phải làm điều đó; học điều đó hoặc có kiến thức, kinh nghiệm về điều đó. Không thể chỉ nói suông, nói qua loa, lấy lệ. Không thể bắt buộc con cái phải như thế này, thế khác; còn mình thì dễ dãi với chính mình, phóng túng. Bạn thường xuyên đọc sách báo, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức; thì con trẻ quan sát, cảm nhận rồi sẽ tự động có cái nhìn va noi theo.

5. Hãy tương tác với trẻ về sách

Hãy đọc sách cùng con: Khi con đã có thể cầm sách tự đọc; ba mẹ cũng đừng nên để mặc con với thế giới riêng. Hãy chọn cho con những cuốn sách dễ hiểu với từ ngữ thông dụng và ngồi đọc cùng con. Khi trẻ ở giai đoạn đã có thể đọc xong một đoạn hay một quyển sách; bạn hãy thường xuyên trao đổi với con về nội dung mà chúng đọc được. Bạn nên đặt ra những câu hỏi đơn giản như: “Theo con thì nhân vật này có điểm gì tốt?”, “Con hãy tóm tắt lại nội dung mà con đã đọc?”, “Theo con thì nội dung của câu chuyện có gì hay? Qua câu chuyện này con học được điều gì?”. Đây là những câu hỏi giúp trẻ phát huy trí não, phát triển về ngôn ngữ và cách diễn đạt. Lúc này, trẻ sẽ hăng hái trình bày với bạn về những gì chúng nghĩ.

Tất nhiên là bạn không nên chỉ tán thưởng mỗi khi trẻ làm được một điều gì đó; mà chúng đã áp dụng vào thực tế từ những kiến thức chúng đã được hấp thụ từ sách.

Bài viết liên quan:

Tín đồ của handmade – tự tay làm ghế lười hạt xốp 10 bản vẽ ghế lười nhìn là mê, làm là chất Tết rồi hãy tự tưởng cho 1 năm cố gắng nỗ lực Tips thật ý nghĩa cho ngày 8/3 – từ Babykid

Từ khóa » Ghế Lười đọc Sách Cho Bé