5 Cách điều Trị Da đầu Nhờn, Tạm Biệt Tóc Bết Dính Cấp Tốc - Khỏe Đẹp
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng bã nhờn trên da đầu làm tóc bết dính, là nguyên nhân làm xuất hiện nhiều gàu và gây nên hiện tượng rụng tóc. Muốn có được da đầu luôn khô thoáng và mái tóc luôn suôn mượt thì nên áp dụng những nguyên liệu tự nhiên.
Đối với những phụ nữ có mái tóc bị ảnh hưởng bởi bã nhờn quá nhiều sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tạo mốt làm đẹp với các kiểu tóc khác nhau. Khi sử dụng dầu gội thông thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Dưới đây là 5 nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn thoát khỏi hiện tượng da đầu nhờn bạn nên tham khảo:
1. Trị tóc bết với giấm
Giấm là một loại chất tẩy rửa nhẹ loại bỏ các chất bẩn trên sợi tóc và da đầu. Do đặc tính tẩy nhẹ nên khi sử dụng chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của da đầu. Ngoài ra, thành phần axit acetic còn giúp làm se khít lỗ chân lông và ức chế quá trình tiết bã nhờn trên da đầu. Cách áp dụng là hòa khoảng 1 thìa giấm trắng hoặc giấm táo cùng với một bát nước lọc sau đó sử dụng để xoa bóp lên da đầu trước khi gội đầu. Thực hiện theo cách này cùng với những lần gội đầu trong tuần bạn sẽ kiểm soát hiệu qủa hiện tượng bã nhờn và giúp mái tóc khỏe mượt, không còn đối mặt với tóc bết dính.
2. Da đầu hết dầu với nước trà xanh
Nước trà xanh không chỉ có tác dụng làm tăng quá trình hưng phấn của hệ thần kinh, kéo dài tuổi thọ làn da mà còn giúp mái tóc khô thoáng. Trong nước trà xanh ngoài thành phần chống oxy hóa, còn có chất axit tannic có tác dụng kiểm soát hiệu quả việc sản xuất bã nhờn trên da đầu. Sử dụng nước trà xanh để xoa bóp lên mái tóc và da dầu và ủ trong vài phút trước khi gội đầu là cách mà bạn chăm sóc hiệu quả đối với da đầu nhiều bã nhờn.
3. Kiểm soát lượng dầu bằng sữa chua và nước chanh
Nước chanh có tính năng làm sạch bụi bẩn trên da đầu và trên sợi tóc, đồng thời còn giúp kiểm soát lượng dầu trên da đầu. Sữa chua giúp da đầu và sợi tóc luôn có được độ ẩm thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự khô thoáng của da đầu. Trộn 1 thìa sữa chua cùng với 1 quả chanh vắt lấy nước tạo thành hỗn hợp nhuyễn sau đó áp dụng lên mái tóc và ủ trong 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước mát và gội lại với dầu gội nhẹ.
4. Loại bỏ dầu thừa bằng gel lô hội
Gel lô hội có đặc tính dưỡng ẩm tuyệt vời đối với làn da mà không ít chị em phụ nữ đã từng biết tới. Bên cạnh đó, đối với da đầu, nó còn giúp loại bỏ lượng dầu thừa trên da và sợi tóc, đồng thời còn ngăn chặn hiệu quả sự viêm nhiễm trên da đầu. Nếu bạn có hiện tượng bã nhờn trên da đầu quá mức, hãy thay thế dầu gội bằng gel lô hội có thể cải thiện vấn đề trên và đem lại sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc.
Xem thêm: Tổng hợp các kiểu tóc đẹp và hot nhất không thể bỏ qua
5. Hạn chế da đầu tiết dầu với lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tính năng làm se tuyệt diệu đối với làn da. Do đó, nó góp phần hạn chế tối đa việc tiết quá nhiều lượng dầu cần thiết là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của sợi tóc. Dùng 1-2 lòng trắng trứng đã được đánh loãng và xoa bóp lên da đầu và mái tóc. Ủ chúng trên mái tóc khoảng 15 phút rồi xả sạch với nước, cuối cùng gội lại với dầu gội nhẹ để loại bỏ hết mùi khó chịu trên tóc.
Xem thêm: 4 kiểu tóc đẹp cho mái tóc dầu
Từ khóa » Giảm Dầu Trên Tóc
-
Mách Bạn 9 Cách Trị Tóc Dầu Hiệu Quả Tại Nhà - Maxxhair New
-
7 Cách Trị Da đầu Dầu Giúp Giảm Nhờn, Cho Tóc Suôn Mượt Bất Chấp ...
-
7 Cách Trị Da đầu Nhờn (đổ Dầu) Tại Nhà Và 6 Nguyên Nhân Phổ Biến
-
Bật Mí 8 Mẹo Hay “chữa Cháy” Cho Mái Tóc Bết Dầu Vào Mùa Hè
-
8 Cách Chữa Trị Tóc Dầu, Tóc Nhanh Bết Và Mồ Hôi Dầu ở Tóc Hiệu Quả
-
Mẹo Giảm Và điều Chỉnh Lượng Dầu Tiết Ra ở Tóc
-
6 Mẹo Xử Lý Mái Tóc Bớt Tiết Dầu Hiệu Quả Chỉ Sau 1 Tuần
-
Bí Quyết, Cách Trị Tóc Nhanh Bết Hiệu Quả Tức Thì - Chanh Tươi
-
Những Bí Quyết Giúp Bạn "khống Chế" Mái Tóc Bết Dầu - Kenh14
-
Những điều Cần Biết Da đầu Nhờn, Và Biện Pháp Tạm Biệt Tóc Bết Dính
-
5 Mẹo đánh đuổi Bụi Bẩn, Dầu Thừa Trên Tóc Trong Vòng “1 Nốt Nhạc”
-
Nguyên Nhân & Cách Trị Tóc Bết Dầu Cực Hiệu Quả | VinID
-
5 Cách Khắc Phục Tóc Bết Dầu - VnExpress Sức Khỏe
-
Bí Quyết Chăm Sóc Tóc Dầu Hiệu Quả - Bệnh Viện Hồng Ngọc