5 Cách đơn Giản Nhưng Giúp Giảm Phù Chân Khi Mang Thai Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Thực tế cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, đây là sự thay đổi cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất nuôi dưỡng thai. Trong đó, hiện tượng phù chân khi mang thai khá thường gặp, đây chỉ là hệ quả của việc cơ thể thích nghi dần với sự lớn lên nhanh chóng của thai nhi trong bụng. Vì thế, phù chân thường xuất hiện và nghiêm trọng nhất ở những tháng cuối thai kỳ.
Phù chân là tình trạng thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ
Ngoài phù chân, nhiều thai phụ còn bị phù ở cả những cơ quan khác, thường gặp là tay và mặt. Đa phần thai phụ bị phù chân khi chăm sóc và nghỉ ngơi tốt sẽ không gặp vấn đề sức khỏe đáng ngại nào. Song cần theo dõi hiện tượng này và nhận biết các trường hợp phù chân là dấu hiệu nguy hiểm của hội chứng bệnh lý thai nghén hoặc tiền sản giật.
Mẹ bầu cần lưu ý nếu ngoài bị phù chân còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:
-
Khó thở.
-
Chóng mặt, nôn mửa.
-
Đau đầu dữ dội.
-
Mắt lờ mờ không nhìn rõ.
-
Đau vùng thượng vị và ngay dưới xương sườn phải.
Nếu hiện tượng sưng phù ở chân tăng lên nhanh chóng, đi kèm với nóng, đau, đỏ thì rất có thể mẹ bầu đã mắc bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Bệnh lý này liên quan đến sự xuất hiện bất thường của cục máu đông ở tĩnh mạch chân, cản trở tuần hoàn máu. Trường hợp này cũng cần thăm khám và can thiệp y tế sớm.
Cẩn thận với phù chân là dấu hiệu bệnh lý thai kỳ
Với những mẹ bầu bị phù chân sinh lý trong thai kỳ, có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc đơn giản để giảm sưng phù, tăng khả năng vận động để đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
2. Làm sao để giảm phù chân khi mang thai?
Chắc chắn rằng khi chân bị tích nước và sưng phù bất thường, mẹ bầu sẽ ít nhiều có cảm giác khó chịu, khó di chuyển. Vậy làm sao để giảm phù chân khi mang thai?
2.1. Hạn chế tiêu thụ natri từ thực phẩm và gia vị
Tình trạng tích nước sẽ dẫn đến sưng phù chân khi mang thai, do đó khi cắt giảm lượng natri tiêu thụ (muối) thì triệu chứng thai kỳ này cũng được cải thiện. Hơn nữa, bữa ăn chứa quá nhiều muối cũng khiến thận làm việc vất vả hơn, điều này lâu dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe.
Do đó, mẹ bầu lưu ý chế độ ăn trong thai kỳ nên kiểm soát lượng muối trong gia vị và các thực phẩm, đặc biệt tránh xa thực phẩm đóng hộp, muối chua chứa rất nhiều Natri. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng gia vị từ thảo mộc tự nhiên như kinh giới, hương thảo hay húng tây.
2.2. Tăng hàm lượng Kali
Theo các nghiên cứu, những mẹ bầu bị sưng phù chân nghiêm trọng, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ thường có hiện tượng thừa Natri và thiếu Kali. Vì thế đi đôi với việc giảm Natri thu nạp, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Kali để dịch lỏng trong cơ thể cân đối hơn.
Mẹ bầu nên tăng cường Kali để cân đối dịch lỏng trong cơ thể
Những thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng Kali cao bao gồm: chuối, các loại đậu, khoai tây và khoai lang, sữa chua, cá hồi, nước ép trái cây, cải bó xôi,… Ngoài ra, Kali cũng có thể nạp từ các viên uống bổ sung, song cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về loại viên uống được sử dụng trong thai kỳ cũng như liều lượng phù hợp.
2.3. Uống nhiều và đủ nước
Nhiều người cho rằng, phù chân khi mang thai là do hiện tượng tích nước quá mức nên hạn chế uống nước sẽ cải thiện được tình trạng này. Song thực tế không uống đủ nước sẽ gây tác dụng ngược lại, khả năng loại bỏ muối, dịch thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, khi cơ thể nạp thiếu nước, não sẽ gửi tín hiệu cần tích nước nhiều hơn và từ đó hiện tượng sưng phù càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, thai phụ nên bổ sung ít nhất 8 cốc nước chia đều uống trong ngày. Nếu đặc điểm công việc khiến bạn khó có thể uống thường xuyên, hãy luôn mang theo mình bình nước lớn và uống mỗi khi có thể. Ngoài nước tinh khiết, mẹ bầu có thể uống thay đổi với các loại trà thảo mộc hoặc nước trái cây, vừa kích thích uống nước nhiều hơn vừa tốt cho sức khỏe.
Caffeine là yếu tố làm tăng tích dịch trong cơ thể
2.4. Hạn chế caffeine
Thực tế thai phụ được khuyên hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích như caffeine bởi nó không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Hơn nữa, đây còn là tác nhân lợi tiểu, khiến quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra nhanh và nhiều hơn. Lúc này, cơ thể cũng nhận được tín hiệu cần giữ lại chất lỏng hơn để tránh mất nước do bài tiết nước tiểu nhiều.
Chất lỏng này sẽ một phần tích tụ thành dịch lỏng dẫn đến phù nề chân. Vì thế thay vì tiêu thụ caffein, mẹ bầu nên uống nhiều hơn sữa tươi hoặc trà thảo mộc, tốt nhất là vào các giữa các bữa ăn chính.
2.5. Kê cao chân và nằm nghiêng khi ngủ
Kích thước thai lớn sẽ gây không ít khó chịu cho mẹ bầu khi lựa chọn tư thế ngủ thoải mái. Các chuyên gia sản khoa cho biết, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái, lúc này tuần hoàn máu sẽ tốt hơn và tình trạng sưng phù chân cũng được cải thiện hiệu quả. Nguyên nhân là do tĩnh mạch chủ dưới không phải chịu nhiều áp lực tử cung, khả năng bơm máu từ các chi về tim cũng tốt hơn.
Ngoài ra, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn nên dùng gối để kê chân cao hơn tim so với mặt đất, điều này cũng giúp phòng ngừa tình trạng sưng phù trong những tháng cuối thai kỳ hiệu quả. Nếu có thể, hãy tập động tác nằm ngửa, nâng chân cao lên tường trong khoảng vài phút và vài lần trong ngày.
Tư thế nằm nghiêng sang trái cũng giúp giảm phù chân
Ngoài những biện pháp giúp giảm phù chân khi mang thai trên, mẹ bầu có thể tìm đến các phương pháp massage chân để vừa cải thiện sưng phù, vừa tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Chắc chắn những tháng thai kỳ cuối cùng này sẽ dễ chịu và đáng nhớ hơn.
Từ khóa » Giảm Chân Phù Nề
-
Tại Sao Chân Bị Phù Nề? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
8 Cách Giảm Phù Nề Chân Hiệu Quả Mà Bạn Có Thể Tham Khảo
-
5 Cách Tự Nhiên, đơn Giản Tại Nhà Giúp Chữa Triệu Chứng Phù Nề
-
Cách Giảm Phù Chân Giúp Bà Bầu Dễ Chịu | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Phù Nề Cơ Thể | Vinmec
-
7 Liệu Pháp Tự Nhiên Giúp Chữa Chứng Phù Nề
-
Phù Nề Chân Là Bệnh Gì? 10 Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
5 Bước đơn Giản Giúp Bạn Hạn Chế ứ Nước Và Giảm Sưng Phù Hiệu ...
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Sự Phù Nề | BvNTP
-
7 Biện Pháp Tự Nhiên Giúp điều Trị Phù Nề - Giáo Dục Việt Nam
-
Những Cách đơn Giản Giúp Mẹ Bầu Giảm Phù Chân - VnExpress
-
Làm Thế Nào để Giúp Mẹ Bầu Giảm Phù Chân Khi Mang Thai? | Medlatec
-
#322. Bệnh Sưng Phù Chân: Các Lý Do Và Cách Chữa Trị - YouTube
-
Phù Chân Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục