5 Cách Làm Mứt Tắc Màu Vàng óng, Không Bị đắng Ngày Tết
Có thể bạn quan tâm
Mứt tắc không những là món ngon ngày Tết được ưa chuộng mà còn có công dụng trị ho rất tốt. Cách làm mứt tắc khá đơn giản từ những nguyên liệu dễ tìm. Nếu có thời gian bạn có thể tranh thủ làm món mứt Tết ngon, lạ miệng này để đón Tết 2020.
Mục lục- 1. Cách làm mứt tắc dẻo không bị đắng
- 1.1 Nguyên liệu làm mứt tắc dẻo
- 1.2 Cách làm mứt tắc (quất) dẻo không bị đắng
- Bước 1: Chọn tắc làm mứt
- Bước 2: Làm sạch tắc và ngâm nước muối
- Bước 3: Cách khứa tắc
- Bước 4: Ngâm tắc với nước vôi
- Bước 5: Chần tắc qua nước sôi
- Bước 6: Ướp tắc với đường và mật ong
- Bước 7: Sên mứt tắc
- Bước 8: Sấy khô mứt tắc
- 2. Cách làm mứt tắc không cần vôi
- 2.1 Nguyên liêu làm mứt tắc không cần vôi
- 2.2 Cách làm mứt tắc không cần vôi
- Bước 1: Chọn tắc làm mứt
- Bước 2: Làm sạch tắc và ngâm nước muối
- Bước 3: Cách khứa tắc
- Bước 4: Ngâm tắc với đường 3 - 4 ngày
- Bước 5: Sên mứt tắc
- 3. Cách làm mứt tắc xí muội mật ong
- 3.1 Nguyên liệu làm mứt tắc xí muội
- 3.2 Cách làm mứt tắc mật ong
- 4. Cách làm mứt tắc ngâm đường phèn trị ho
- 4.1 Nguyên liệu làm nước tắc ngâm
- 4.2 Cách làm tắc ngâm đường phèn
- 5. Cách làm nước dừa tắc đơn giản tại nhà
- 5.1 Nguyên liệu làm nước dừa tắc
- 5.2 Cách làm mứt tắc nước dừa
- 6. Bảo quản mứt tắc
- 7. Lợi ích của mứt tắc tốt cho sức khỏe
1. Cách làm mứt tắc dẻo không bị đắng
Ngoài cách làm mứt dừa phổ biến hay mứt vỏ bưởi mới lạ thì mứt tắc cũng ngon không kém. Nhiều người thường không nghĩ loại trái cây dùng để trang trí ngày Tết này lại được làm mứt ngon và có nhiều công dụng đến thế. Dưới đây là các cách làm mứt tắc ngon nhất.
Cách làm mứt tắc tại nhà đơn giản
1.1 Nguyên liệu làm mứt tắc dẻo
Để làm mứt tắc dẻo thì cần chuẩn bị nguyên liệu
- 1 kg quả tắc (hay còn gọi là quả quất)
- 500 gr đường
- 100 gr mật ong
- 20 gr vôi tôi
- 1 thìa nhỏ phèn chua
- 1 thìa nhỏ muối
Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt tắc dẻo
Vậy là đã chuẩn bị xong các nguyên liệu chính để làm món mứt tắc. Cùng bắt tay vào thực hiện quy trình làm mứt tắc ngay thôi.
1.2 Cách làm mứt tắc (quất) dẻo không bị đắng
Bước 1: Chọn tắc làm mứt
Để làm món mứt tắc ngon trước tiên cần lựa chọn những trái to đều, có màu vàng đậm. Để mứt sau khi sên lên màu đẹp nhất. Nên chọn những trái đã già, không nên quá non hay quá già. Tránh chọn những trái bị hư, dập sẽ làm mứt không được thơm ngon chuẩn vị.
Chọn những trái to và đều nhau, có màu vàng đậm
Bước 2: Làm sạch tắc và ngâm nước muối
Tắc sau khi hái trên cây hoặc mua về đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng từ 20 - 30 phút. Sau khi ngâm nước muối, rửa sạch qua nước 1 lần nữa và để ráo.
Tắc mua về bỏ cuống và ngâm nước muối loãng 20'
Bước 3: Cách khứa tắc
- Dùng dao khứa các cạnh quả tắc thành 4 hay 5 cánh tùy ý. Không nên khứa nhỏ quá dễ làm tắc bị nát. Cũng không nên khứa quá sâu sẽ làm tắc bị đứt và nát khi sên mứt.
- Chuẩn bị một cái chén để đựng nước ép tắc. Dùng tay ấn nhẹ 2 đầu tắc để nước ép và hạt rơi ra ngoài. Những hạt còn lại dùng tăm để khều ra vì nếu còn hạt thì mứt tắc sẽ bị đắng.
Khứa tắc thành 5 - 6 cạnh, ấn nhẹ 2 đầu để bỏ nước và hạt
Khứa 5 cánh là đẹp nhất
Lưu ý: giữ lại chén nước ép tắc để sên mứt ngon hơn (nhớ loại bỏ hạt).
Bước 4: Ngâm tắc với nước vôi
- Cho 20gr vôi tôi vào hòa tan với 100ml nước, chờ đến khi nước vôi tôi lắng xuống thì bỏ phần cặn dưới đáy.
- Cho tắc vào ngâm chung với nước vôi và để trong vòng 4 tiếng. Sau đó vớt ra ngoài và rửa sạch với nước lạnh để loại bỏ bớt mùi hôi của vôi.
Ngâm tắc với nước vôi trong khoảng 4 tiếng
Bước 5: Chần tắc qua nước sôi
- Cách làm mứt tắc tiếp theo là chuẩn bị một nồi nước to, cho phèn chua vào đun đến khi sôi. Cho tắc vào chần qua và vớt nhanh ra, rửa qua nước sạch một lần nữa.
Bước 6: Ướp tắc với đường và mật ong
- Bạn ướp tắc với 500 gr đường và 100 gr mật ong để trong vòng 1 tiếng. Chờ đường tan hoàn toàn và đã ngấm vào trong trái tắc thì chuyển sang công đoạn sên mứt tắc.
Ướp tắc với đường và mật ong để 1 tiếng
Bước 7: Sên mứt tắc
- Dùng chảo có đáy dày để sên mứt dễ và ngon hơn. Cho hỗn hợp tắc ướp với đường, mật ong vào chảo và sên ở lửa vừa. Đến khi cạn bớt nước thì đổ chén nước cốt tắc đã chuẩn bị ở bước 3 vào chung.
- Không nên đảo tắc quá nhiều trong lúc sên sẽ làm mứt bị nát và mất dạng cánh hoa đã khứa ban đầu. Đến khi nước cạn, mứt trong hơn và chuyển sang màu vàng óng thì tắt bếp.
Sên mứt tắc trên lửa vừa
Bước 8: Sấy khô mứt tắc
- Mứt tắc sau khi sên thì gắp từng miếng cho lên vỉ hoặc giá để nước đường chảy xuống. Có thể làm khô bằng lò nướng hoặc phơi ngoài nắng cho ráo bớt lớp nước đường. Phải phơi mứt trên cao để mứt được an toàn vệ sinh hơn, vì vừa sên xong thì mứt rất dễ bắt bụi.
Phơi mứt tắc lên vỉ cho khô
Đến khi mứt chuyển màu trong và ráo hơn thì hoàn thành
- Đợi mứt khô thì bảo quản mứt tắc trong lọ thủy tinh đậy kín. Nên cho một lớp đường lót dưới đáy lọ để lớp đường hút ẩm, do đó bảo quản mứt được lâu hơn. Vậy là đã hoàn thành xong món mứt tắc dẻo ngon mà không bị đắng rồi, việc còn lại là bày mứt ra đĩa để nhâm nhi thôi.
Mứt tắc thành phẩm có màu đẹp mắt, vị chua chua ngọt ngọt @Bluefan's
2. Cách làm mứt tắc không cần vôi
Với cách làm mứt tắc dẻo như trên thì mứt sẽ không bị đắng nhưng cần sử dụng đến vôi. Nhưng nhiều người thường không muốn làm mứt tắc với vôi vì phải mất công chuẩn bị nguyên liệu này. Bạn yên tâm rằng vẫn có cách làm mứt tắc thơm ngon dẻo vị mà không cần dùng đến vôi đâu nhé.
Mứt tắc không cần đến vôi vẫn làm được mà không bị đắng
2.1 Nguyên liêu làm mứt tắc không cần vôi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tắc: 400gr
- Đường kính trắng: 100gr
- Đường phèn: 100gr
- Muối
Cách làm mứt tắc dẻo không cần vôi
Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì hãy bắt tay ngay vào quy trình làm mứt tắc mà không cần dùng đến vôi mà vẫn dẻo ngon theo hướng dẫn dưới đây.
2.2 Cách làm mứt tắc không cần vôi
Bước 1: Chọn tắc làm mứt
- Để làm món mứt tắc ngon trước tiên cần lựa chọn những trái to đều, có màu vàng đậm. Để mứt sau khi sên lên màu đẹp nhất. Nên chọn những trái đã già, không nên quá non hay quá già. Tránh chọn những trái bị hư, dập sẽ làm mứt không được thơm ngon.
Tắc phải có màu vàng chín thì khi sên mới đẹp
Bước 2: Làm sạch tắc và ngâm nước muối
- Tắc sau khi mua về bỏ cuống và đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng từ 10 - 20 phút. Sau khi ngâm nước muối, rửa sạch qua nước 1 lần nữa và để ráo.
Ngâm tắc với nước muối loãng từ 10 - 20 phút
Bước 3: Cách khứa tắc
- Dùng dao khứa các cạnh quả tắc thành 5- 6 cánh đều nhau. Không nên khứa nhỏ quá dễ làm tắc bị nát. Cũng không nên khứa quá sâu sẽ làm tắc bị đứt và nát khi sên mứt.
- Chuẩn bị một chén nhỏ để đựng nước ép tắc. Dùng tay ấn nhẹ 2 đầu tắc để nước ép và hạt rơi ra ngoài. Những hạt còn lại dùng tăm để khều ra vì nếu còn hạt thì mứt tắc sẽ bị đắng.
Cách làm mứt tắc dẻo không cần vôi
Bước 4: Ngâm tắc với đường 3 - 4 ngày
- Xếp tắc vào một chiếc hộp và rắc đường theo tỷ lệ 1 lớp tắc thì 1 lớp đường. Ngâm tắc trong khoảng 3 - 4 ngày để đường ngấm hoàn toàn vào tắc.
Xếp tắc vào lọ và ngâm với đường 3 - 4 ngày
Bước 5: Sên mứt tắc
- Sau 3 - 4 ngày ngâm tắc, đổ hỗn hợp tắc và đường lên nồi hay chảo dày để sên. Hòa tan đường phèn vào nước, cho thêm nước đường phèn vào đun cùng với tắc. Đun mứt ở lửa vừa, trong lúc sên thì đảo đều tay để mứt không bị cháy. Đến khi nước cạn, mứt chuyển sang màu vàng trong thì tắt bếp.
Tiến hành sên mứt tắc
- Đợi mứt tắc nguội thì có thể cho vào lọ đậy kín để bảo quản. Cách làm mứt tắc thành phẩm có vị chua chua của tắc, ngọt ngọt của đường kính và hương thơm khó cưỡng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Phơi mứt qua nắng để ráo đường
Mứt tắc dẻo thơm đã thành công
Mứt tắc rim thêm chút muối ớt cũng rất ngon
3. Cách làm mứt tắc xí muội mật ong
Ngoài mứt tắc dẻo ngon thì cách làm mứt tắc xí muội mật ong (hay còn gọi là mứt tắc sợi) cũng được tìm kiếm rất nhiều. Món ngon này vừa gây nghiện lại vừa rất tốt cho sức khỏe với các công dụng như trị ho, cung cấp vitamin C,...
Cách làm mứt tắc xí muội mật ong lạ miệng
3.1 Nguyên liệu làm mứt tắc xí muội
- Tắc (quất): 1 kg
- Đường kính trắng: 400gr
- Mật ong
- Muối
Chuẩn bị nguyên liệu để làm mứt tắc xí muội
3.2 Cách làm mứt tắc mật ong
- Tắc mua về bỏ cuống, rửa thật sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 - 15 phút.
- Cắt đôi quả tắc, vắt nước ra một chén riêng. Phần vỏ còn lại cắt thật mỏng.
Bổ đôi quả tắc, vắt nước để riêng
Vỏ tắc cắt thành sợi
- Cho nước tắc và vỏ tắc đã cắt mỏng vào chung một cái nồi nhỏ.
- Cho tiếp đường trắng và muối vào nồi đựng tắc. Đậy kín và để trong vòng 3 - 4 tiếng.
- Cho nồi lên bếp sên thật nhỏ lửa trong vòng 30 - 40 phút đến khi nước đường cạn dần, chuyển sang dạng sền sệt và vỏ tắc trong hơn.
Sên mứt 30 - 40 phút
- Hạ lửa nhỏ, cho thêm 3 thìa mật ong vào sên chung với tắc tầm 5 phút thì tắt bếp.
- Để mứt nguội thì cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín để dùng dần. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc múc ra ly pha với nước ấm để làm nước tắc xí muội mật ong ngon tuyệt.
Cho mứt tắc vào lọ thủy tinh để bảo quản
4. Cách làm mứt tắc ngâm đường phèn trị ho
Ngoài được dùng để làm món mứt chua chua, ngọt ngọt thì tắc còn được đem đi ngâm để làm nước uống trị ho. Nước tắc ngâm với đường phèn rất tốt cho sức khỏe, có công dụng giải nhiệt trong những ngày hè, trị ho, trị viêm cổ, rát họng,...
Tắc ngâm đường phèn rất tốt cho sức khỏe
4.1 Nguyên liệu làm nước tắc ngâm
- 400 gr tắc (quất)
- 80 gr đường trắng
- 80 gr đường phèn
- Muối
Nguyên liệu làm tắc ngâm đường phèn
4.2 Cách làm tắc ngâm đường phèn
- Tắc mua về ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút, rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Dùng dao khứa lên quả tắc theo chiều dọc từ trên xuống dưới, thành 6 - 7 cánh. Có thể để nguyên quả hoặc cắt thành 3 lát theo chiều ngang.
Cách làm mứt tắc ngâm đường phèn
- Dùng tăm khều hạt để món tắc ngâm ngon hơn. Nếu cảm thấy tốn thời gian bạn vẫn có thể bỏ qua bước này.
- Xếp 1 lớp tắc vào lọ thủy tinh, rắc lên 1 lớp đường tiếp tục 1 lớp tắc, 1 lớp đường đến khi đầy bình. Đậy nắp kín và để ngâm trong vòng 3 - 4 ngày cho đường tan hoàn toàn.
Xếp tắc vào lọ, ngâm đường 3 - 4 ngày
- Cho thêm chút nước và đường phèn vào hỗn hợp tắc ngâm đường, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 15 phút. Đến khi tắc trong và săn hơn, hỗn hợp tắc đường hơi sánh lại thì tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm mứt tắc ngâm đường phèn thơm ngon và trị ho rất tốt rồi đấy.
Cho thêm nước và đường phèn vào hỗn hợp
Sên tắc từ 10 - 15 phút khi hỗn hợp hơi sánh lại, tắt bếp
Tắc ngâm đường phèn trị ho, giải nhiệt rất tốt
5. Cách làm nước dừa tắc đơn giản tại nhà
Nước dừa tắc là món giải khát rất được yêu thích đặc biệt vào những ngày hè oi bức. Học sinh, sinh viên hay người lớn đều say mê hương vị thơm ngon của loại thức uống này. Vị thanh mát của nước dừa hòa quyện với vị chua chua của tắc ngon khó lòng mà cưỡng lại.
Cách làm nước dừa tắc siêu dễ tại nhà
5.1 Nguyên liệu làm nước dừa tắc
- Dừa xiêm tươi: 1 quả
- Tắc (quất): 2 - 4 quả
- Đường trắng: 100gr
- Muối
- Đá viên
Nguyên liệu làm dừa tắc
Cùng bắt tay vào thực hiện thức uống nước dừa tắc đơn giản tại nhà ngay thôi.
5.2 Cách làm mứt tắc nước dừa
- Dừa xiêm chặt lấy nước đổ vào một tô lớn và nạo lấy phần cơm để riêng.
Để phần nước và cơm dừa riêng
- Tắc sau khi mua về rửa sạch. Chia làm 2 phần: 1 phần vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Phần còn lại thái mỏng, ướp với 30gr đường trong vòng 1 - 2 tiếng. Sên vỏ tắc trên lửa vừa đến khi hỗn hợp sánh lại và vỏ tắc chuyển màu trong.
Tắc rim như cách làm mứt tắc ở trên
- Để pha nước tắc, rớt dừa xiêm vào ly cho thêm 1 muỗng cà phê đường và khuấy đều cho đường hòa tan. Cho tiếp phần cơm dừa đã nạo vào chung.
- Rót nước cốt tắc vào ly nước dừa và nêm nếm thêm đường, muối sao cho độ chua ngọt vừa uống.
- Cho mứt tắc rim và đá viên vào khuấy đều là đã hoàn thành xong nước dừa tắc thanh mát. Có thể gắn thêm lát tắc thái mỏng trên thành ly để trang trí ly dừa tắc cho đẹp mắt hơn.
Vậy là đã có 1 ly dừa tắc mát lạnh cho ngày hè
6. Bảo quản mứt tắc
- Trước khi cho mứt tắc vào lọ thì tốt nhất nên rửa lọ thủy tinh qua nước sạch, trụng sơ qua nước sôi và để lọ khô ráo hoàn toàn.
- Lọ mứt tắc phải được đậy nắp kín, để nơi thoáng mát và khô ráo. Có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để giữ mứt lâu hơn.
- Nên cho 1 lớp đường dưới đáy lọ để hút ẩm, hạn chế mứt chảy nước.
Bảo quản mứt tắc trong lọ thủy tinh đậy kín
7. Lợi ích của mứt tắc tốt cho sức khỏe
Quả tắc là loại họ cam duy nhất có thể ăn nguyên trái. Bởi các loại trái cây khác như cam, bưởi hay quýt có phần vỏ khá dày và đắng vì thế thường bỏ vỏ khi ăn. Còn vỏ tắc thì mỏng hơn và có vị hơi ngọt, rất dễ ăn. Người ta thường chế biến ra các loại mứt hay nước uống từ tắc thơm ngon và bổ dưỡng.
Mứt tắc có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà quả tắc còn có 5 lợi ích tuyệt vời mà ít ai biết như cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì một làn da tươi trẻ, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và còn cải thiện sức khỏe thị giác rất tốt. Hãy làm phong phú thực đơn hàng ngày của mình bằng những món ăn hay thức uống từ các loại trái cây tốt cho sức khỏe nhé.
Còn chần chờ gì mà không bắt tay làm món mứt Tết này ngay
Cách làm mứt tắc khá đơn giản phải không nào. Bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà để có món mứt Tết thơm ngon chiêu đãi khách. Đảm bảo ai ăn xong cũng đều trầm trồ cho mà xem. Chúc các bạn thành công!
Trúc Phương.
Từ khóa » Tắc Làm Mứt
-
Cách Làm Mứt Tắc (mứt Quất) Không Bị đắng Dẻo Ngọt Cho Ngày Tết ...
-
Cách Làm Mứt Tắc Xắt Sợi Thơm Ngon Không Bị đắng, để được Lâu
-
Cách Làm Mứt Tắc Không Cần Nước Vôi Trong Và Phèn Chua
-
Cách Làm Mứt Tắc Dẻo Không Bị đắng Và Không Dùng Nước Vôi Trong ...
-
Cách Làm Mứt Tắc Không Bị đắng, Dẻo Ngon Mà Không Cần Vôi
-
Chia Sẻ 2 Cách Làm Mứt Tắc Ngon Không Tưởng
-
3 Cách Làm Mứt Tắc (mứt Quất) Không Bị đắng Lại Dẻo Ngon - Digifood
-
2 Cách Làm Mứt Tắc Thơm Dẻo Ngon Không Bị đắng
-
2 Cách Làm Mứt Tắc Trong Veo, Vàng Ruộm, Chua Ngọt, Dẻo Thơm
-
Mứt Tắc Chua Ngọt Và Cách Làm Mứt Tắc Không Bị Đắng, Bảo ...
-
BẬT MÍ CÁCH LÀM MỨT QUẤT NGON KHÔNG BỊ ĐẮNG DỄ ...
-
Cách Làm Mứt Tắc Không Bị Đắng Mà Không Cần Vôi
-
4 Cách Làm Mứt Tắc (quất) Không Bị đắng, Không Cần Vôi Trong
-
Cách Làm Mứt Tắc Nguyên Trái Chuẩn Vị Ngày Tết | Phụ Nữ & Gia Đình