5 Cách Làm Trà Sữa Phô Mai Tươi Thơm Ngon, Chuẩn Vị 07 / 2022

Trà sữa phô mai tươi là món trà sữa được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà béo ngậy, hòa quyện hoàn hảo giữa vị ngọt của sữa và đắng nhẹ của trà. Hôm nay, cùng theo chân chúng mình vào bếp thực hiện ngay món trà sữa phô mai tươi mới nhất 11/2024 để chiêu đãi gia đình vào cuối tuần nhé!

Pho mai là gì?

Cheese là một sản phẩm mà trong thành phần có chứa nhiều protein và chất béo từ sữa, thường là các loại sữa bò, dê, cừu. Cheese có nguồn gốc từ phương Tây, người VN vẫn gọi cheese với tên gọi chung là Pho-mát hoặc Phô-mai (có lẽ là do cách đọc chệch đi của từ tiếng Pháp “fromage” – có nghĩa là cheese). Có hàng trăm loại cheese khác nhau trên thế giới, được sử dụng rất phổ biến trong các món Tây. Chỉ đơn cử món Ý, nếu không có cheese thì sẽ không có thứ gọi là ẩm thực Ý.  Hai món ăn nổi tiếng nhất thế giới của Ý là pasta và pizza sẽ không tồn tại nếu thiếu cheese.

Tác dụng của Phô mai

Giúp xương chắc khỏe

Chứa nhiều hàm lượng canxi, vitamin D cao, cùng với các khoáng chất như acid folic, vitamin A, B2, B12, và K2. Phô mai giúp bảo vệ xương chắc khỏe và tránh được các tình trạng loãng xương ở người có tuổi.

Phòng ngừa sâu răng

Sử dụng phô mai sẽ kích thích sản xuất ra nước bọt trong miệng, giúp loại bỏ các thức ăn dính trên răng, nướu giúp răng bạn trở nên sạch sẽ hơn. Ngoài ra, trong phô mai có một lượng lớn canxi giúp bảo vệ men răng và giúp răng trở nên chắc khỏe hơn.

Ngăn ngừa ung thư

Trong phô mai có chứa chất phòng ngừa ung thư là axit linoleic. Ngoài ra, vitamin B trong phô mai có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa bệnh suy nhược thần kinh.

Giảm nguy cơ gây đột quỵ

Phô mai còn chứa một loại axit có thể ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn động mạch giảm nguy cơ gây đột quỵ.

Bạn nên chọn phô mai ít béo như phô mai tươi (cottage) và phô mai dê thì có thể làm giảm huyết áp, theo The Health Site.

Giảm căng  thẳng

Phô mai có chứa tryptophan, một loại axit amin thiết yếu hỗ trợ sản xuất serotonin, có thể có tác dụng làm dịu bằng cách điều chỉnh tâm trạng và mức độ lo lắng của bạn.

Các loại phô mai phổ biến hiện nay

PARMESAN CHEESE

Là tên gọi tắt của loại cheese Parmigiano-Reggiano. Đây là loại cheese đặc trưng nhất trong món Pasta – Mì Ý. Parmesan là loại cheese cứng, làm từ sữa bò và phải mất tối thiểu 1 năm, thường là 2 đến 3 năm ủ để cheese đạt độ “chín”.

Parmesan có thể dùng để ăn ngay hoặc để nấu trong các món ăn. Khi ăn, parmesan thường phải bào vụn, bào sợi, thái lát hoặc cắt thành vụn nhỏ. Các bạn  nên mua Parmesan nguyên khối, khi nào dùng thì mới đem bào nhỏ, loại này ngon hơn và giữ được hương vị cheese tốt hơn là mua loại bào vụn sẵn.

CHEDDAR CHEESE

Đây cũng là một loại cheese cứng, màu vàng nhạt ngà trắng hoặc màu vàng xuộm, có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, là loại cheese phổ biến nhất ở Anh và cũng là loại cheese được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới. Cheddar càng ủ lâu thì càng “sắc”, thời gian để cheddar đạt độ “chín” là từ 9 đến 24 tháng. Cheddar lát thường dùng trong burger, các loại bánh mì sandwich, dùng trong các món nướng như pasta nướng hay pizza, hoặc casserole, risotto.

Thường dùng cheddar cho các món nướng bánh mì để ăn sáng. Khi làm pizza, cho thêm những lát cheddar kết hợp với Mozzarella để chiếc pizza thêm thơm và ngậy vị cheese.

MOZZARELLA CHEESE

Loại cheese này có nguồn gốc từ Italy, còn được xếp chung vào nhóm cream cheese, được làm từ sữa trâu nước hoặc sữa bò. Ở dạng tươi, mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng tùy theo chế độ ăn uống của con trâu hay bò được lấy sữa. Truyền thống thì mozzarella tươi được làm và ăn ngay trong ngày.

Do có độ ẩm lớn nên mozzarella tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Những loại mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước và đã được cắt thành vụn nhỏ như ngày nay có thể được bảo quản đến 6 tuần. Mozzarella là loại cheese không thể thiếu trong món pizza, sau khi nướng mozzarella sẽ chảy và tạo thành những sợi cheese dai và dính.

BLUE CHEESE

Tên gọi của loại cheese này để miêu tả những đốm màu xanh lam, đôi khi là xanh  xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng cheese. Chính thành phần màu xanh lam này tạo nên mùi vị đặc trưng. Loại cheese này được làm từ sữa bò, cừu hoặc sữa dê, blue cheese chỉ là tên gọi chung cho hàng loạt các loại blue cheese với những tên gọi khác nhau. Loại cheese này rất thích hợp để ăn kèm với hoa quả, crackers (1 loại bánh quy giòn) hoặc rượu vang.

 EMMENTAL CHEESE

Đây là tên gọi một loại cheese làm từ sữa bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Thời gian để ủ cheese này tối thiểu là 4 tháng. Cheese này có  màu vàng nhạt, vị cũng rất dễ ăn, thậm chí có vị chua nhẹ hơi giống vị chua hoa quả. Đây ko phải là cheese cứng cũng ko mềm, nó hơi dẻo, khi nấu nó rất dễ tan, vì vậy nó thường được dùng để tạo thêm hương vị cho các món súp.

Người phương Tây rất hay ăn cheese kèm hoa quả tươi, và emmental luôn là một lựa chọn ưa thích của nhiều người. Emmental cũng được sản xuất thành các lát mỏng để ăn với burger hoặc bánh mì sandwich.

BRIE CHEESE

Brie đã có từ thế kỷ thứ 9, tại vùng Brie, thuộc huyện Seine-et-Marne, tỉnh Île-de-France, nằm ngay bên hông về phía Đông  Nam của Paris. Một cái bánh phô mai Brie là có đường kính trung bình khoảng 20cm, và được phủ với một lớp mốc, Penicillium Candidum hay là Penicillium Camembert, (đúng theo ngày xưa là mốc Brevibacterium). Sau đó được ủ từ 4 đến 5 tuần, mới được xuất ra khỏi lò.

Hiện nay chỉ có 2 loại Brie có tên tuổi, AOC, mà được giám sát của hội đồng làm phô mai của Pháp, đó là Brie de Meaux và Brie de Melun. 2 loại phô mai trên vẫn làm theo truyền thống từ xưa, có nghĩa là họ dùng sữa tươi, mà chưa trải qua giai đoạn khử trùng. Như thế các Vitamin và khoáng chất, phần lớn vẫn được nằm trong bánh phô mai. Những loại phô mai ngon này, hầu như không thể tìm thấy trên thị trường. Chỉ có những tiệm phô mai lớn hay những nơi chuyên giao hàng xịn cho nhà hàng, họ mới có loại phô mai này.

EDAM CHEESE

Edam là tên gọi một loại cheese của Hà Lan bắt nguồn từ vùng Edam. Loại cheese này có hình dạng đặc trưng là hình dạng quả cầu hoặc hình trụ tròn, màu vàng nhạt và được bọc vỏ màu đỏ. Edam là loại cheese rất dễ bảo quản, khó hỏng, càng để lâu thì nó trở nên cứng hơn, vì vậy nó dễ dàng được đem qua đem lại trao đổi buôn bán giữa các nơi do đó trở thành loại cheese nổi tiếng và phổ biến nhất trong khoảng thế kỷ 14 – 18.

Loại cheese này cũng dễ tan, dễ thái lát mỏng nên hay được dùng làm topping cho bánh sandwich, burger, cho thêm vào súp để tạo hương vị

RICOTTA CHEESE

Ricotta có nguồn gốc tử Ý, được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc cừu. Trong quá trình tách kem để làm cheese có nước được tách ra, và chính nước này được sử dụng để làm ricotta. Loại cheese này mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo. Ricotta được ưa chuộng để làm các món dessert của Ý hoặc ăn kèm với các món tráng miệng khác. Ricotta cũng được dùng để làm cheesecake và nhiều loại cookies. Pasta và pizza cũng có những công thức làm với ricotta.

Cách làm trà sữa phô mai tươi đơn giản tại nhà

Cách 1: Cách làm trà sữa phô mai tươi truyền thống

Nguyên liệu làm Trà sữa phô mai tươi

Định lượng cho 3 người

  • Trà đen 150 gr

  •  Gelatin 3 lá

  • Phô mai 6 miếng

  •  Sữa tươi không đường 100 ml

  • Whipping cream 100 ml

  • Kem béo 450 ml

  • Bột béo 100 gr

  • Đường 400 gr

  • Đường phèn 50 gr

  •  Nước sôi 1.5 lít

Cách chế biến Trà sữa phô mai tươi

Bước 1: Ngâm trà, lọc trà

Cho vào bình 150gr trà đen, tiếp đến đổ nước sôi vào để tránh qua một lần để loại bỏ bụi bẩn còn bám dính lên trà, chắt bỏ liền phần nước này đi.

Sau đó, cho phần trà này vào túi lọc, rồi để vào một cái nồi, thêm 1.5 lít nước sôi, ủ trà từ 12 – 15 phút.

Bước 2: Pha trà sữa

Sau khi ngâm 15 phút thì bạn lấy phần túi lọc ra, thêm vào 400gr đường, khuấy đều để phần đường này tan hết.

Tiếp đến, cho 100gr bột béo, tiếp tục khuấy đều rồi cho 450ml kem béo vào, khuấy tiếp trong 1 phút cho hỗn hợp tan đều.

Bước 3: Làm thạch phô mai tươi

Bạn lần lượt bóc các miếng phô mai cho vào tô, dùng muỗng dằm nhuyễn rồi cho 100ml sữa tươi không đường vào, khuấy tan.

Cho tiếp 3 lá gelatin và 100ml whipping cream vào, khuấy đến khi các lá gelatin mềm đi là được. Bắc một cái nồi lên bếp, từ từ cho hỗn hợp phô mai tươi vào đun dưới lửa nhỏ.

Sau khi đun khoảng 5 phút thì hỗn hợp này đã nóng lên, cho vào 50gr đường phèn, khuấy đều rồi nấu thêm khoảng 5 phút nữa, hỗn hợp đã mềm mịn thì tắt bếp.

Dùng một rây để đổ hỗn hợp phô mai qua, lọc bỏ phần bã đi rồi cho hỗn hợp phô mai vào khuôn, đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 6 giờ.

Bước 4: Hoàn thành

Sau 6 giờ, phô mai đã hoàn thành, bạn cắt phô mai thành những hình viên thạch rồi cho vào ly, đổ trà sữa vào và thưởng thức ngay nhé!

Bước 5: Thành phẩm

Trà sữa phô mai tươi đơn giản, trà sữa thì ngọt thanh vừa phải, còn phô mai mềm mịn, béo ngậy hòa quyện cùng trà sữa thì siêu ngon. Đây chính xác là một món bạn nhất định phải thử và thêm ngay vào thực đơn nhé!

Cách 2: Cách làm trà sữa phô mai tươi “uống là ghiền

Những nguyên liệu để làm phô mai tươi bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng làm bánh hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ làm bánh. Bạn có thể mua các nguyên liệu này tại các siêu thị lớn.

▶ Chuẩn bị nguyên liệu làm phô mai:

  • 250ml Whipping cream.

  • 10 thìa đường

  • 5 miếng phô mai con bò cười hoặc phô mai tươi.

  • 360ml sữa tươi không đường.

  • 2 miếng Gelatin

▶ Các bước thực hiện làm phô mai

Thực hiện cách làm phô mai tươi rất đơn giản bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây

– Bước 1: Hòa nước phô mai con bò cười ( hoặc phô mai tươi ) rồi nghiền nhuyễn. Bỏ vào lò vi sóng hoặc hấp cách thủy phô mai trong 20 giây cho phô mai tan ra, tiếp tục tán nhuyễn hỗn hợp.

– Bước 2:  Cho 2 miếng Gelatin vào 15ml nước sau đó bỏ trong lò vi sóng hoặc hấp cách thủy 30 giây.

– Bước 3: Hòa hỗn 250ml Whipping cream với sữa tươi không đường đã được chuẩn bị vào nồi đang đựng phô mai, thêm vào 10 thìa đường sau đó bắc lên bếp. Đun nhỏ lửa không đun hỗn hợp quá sôi. Tiếp theo đó cho gelatin đã chuẩn bị bào hỗn hợp khuấy đều sau đó tắt bếp

– Bước 4: Cho hỗn hợp ra khuôn, sau khi hỗn hợp đã nguội thì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 6 tiếng để hỗn hợp hoàn toàn đông lại.

Cách nấu trà sữa phô mai

Sau khi nấu phô mai thì công đoạn chuẩn bị trà sữa cũng vô cùng quan trọng. Chuẩn bị các nguyên liệu như sau

▶ Chuẩn bị nguyên liệu nấu trà

  • 25 gram trà, có thể lựa chọn trà theo sở thích như trà Ô long nếu muốn vì trà đậm hoặc trà xanh truyền thống. Nếu không thì có thể thay bằng trà túi lọc 2 gói.

  • Sữa tươi không đường và sữa đặc có đường.

  • Đường trắng

  • Các loại hạt thêm uống kèm

▶ Các bước thực hiện nấu trà

  • Nấu 1 lít nước sôi sau đó cho vào bình đang được trà để hãm trà trong 10 phút.

  • Tùy theo loại trà bạn chọn mà bạn cần có thời gian hãm trà khác nhau: trà đen hãm trong 12 phút, trà xanh hãm trong 7 phút và trà olong hãm trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước bỏ phần bã trà đi.

  • Cho 2 thìa cà phê sữa đặc và 60ml sữa tươi không đường vào trong trà, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào nhau.

  • Cho trà sữa ra ly sau đó cho thêm đá và thêm phô mai tươi đã được làm trên.

Cách 3: Cách làm trà sữa thạch phô mai tươi

Chuẩn bị nguyên liệu làm phô mai

  • Sữa đặc có đường.

  • Sữa tươi không đường.

  • Đường trắng.

  • Phô mai

 Nguyên liệu làm thạch phô mai:

  • Các loại hương liệu như Siro như siro cam, siro dâu… tùy vào sở thích của mỗi người.

  • Bột rau câu dẻo.

 Một số dung cụ cần thiết:

  • Khuôn đựng thạch.

  • Nồi nấu

  • Các cốc đong nguyên liệu chuyên dụng.

  • Thìa

▶ Các bước thực hiện làm thạch phô mai tươi

Cách làm thạch phô mai tươi dễ dàng thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Cắt nhỏ phô mai con bò cười thành từng miếng nhỏ sau đó cho vào khuôn sẵn.

  • Cho 250ml Sirup, 1 / 4 gói bột rau câu dẻo và 50ml nước trắng vào nổi. Khuấy đều sau đó bật bếp đun ở lửa nhỏ, khuấy liên tục và đều tăng cho đến khi hỗn hợp sôi và dẻo lại thì tắt bếp.

  • Đổ phần nước thạch ra khuôn phô mai đã được chuẩn bị sẵn, chờ sau khi râu câu nguội bớt thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để cho thạch đông lại, giòn hơn.

Cách nấu trà sữa thạch phô mia

Sau khi nấu phô mai thì công đoạn chuẩn bị trà sữa cũng vô cùng quan trọng. Chuẩn bị các nguyên liệu như sau

▶ Chuẩn bị nguyên liệu nấu trà

  • 25 gram trà, có thể lựa chọn trà theo sở thích như trà Ô long nếu muốn vì trà đậm hoặc trà xanh truyền thống. Nếu không thì có thể thay bằng trà túi lọc 2 gói.

  • Sữa tươi không đường và sữa đặc có đường.

  • Đường trắng

  • Các loại hạt thêm uống kèm

▶ Các bước thực hiện nấu trà

  • Nấu 1 lít nước sôi sau đó cho vào bình đang được trà để hãm trà trong 10 phút.

  • Tùy theo loại trà bạn chọn mà bạn cần có thời gian hãm trà khác nhau: trà đen hãm trong 12 phút, trà xanh hãm trong 7 phút và trà olong hãm trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước bỏ phần bã trà đi.

  • Cho 2 thìa cà phê sữa đặc và 60ml sữa tươi không đường vào trong trà, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào nhau.

  • Cho trà sữa ra ly sau đó cho thêm đá và thêm thạch phô mai tươi đã được làm trên.

Cách 4: Cách làm trà sữa kem phô mai ngon như ngoài quán

Chuẩn bị nguyên liệu làm kem phô mai

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho một ly trà sữa kem phô mai béo ngậy là:

  • 50 ml kem béo Rich’s

  • 20 ml kem Topping base.

  • 10 gram phô mai

  • 20 ml sữa tươi không đường

  • ¼ thìa cà phê

Các dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Máy đánh trứng hoặc cây đánh trứng

  • Cốc đong nguyên liệu

  • Thìa khuấy

  • Nồi và bếp nấu

  • 1 cái tô lớn

▶ Cách thực hiện làm kem phô mai

– Để làm lớp kem phô mai tươi cũng vô cùng đơn giản, thực hiện theo các bước sau đây

– Bước 1: Cho các nguyên liệu kem béo, sữa tươi không đường, phô mai và muối vào tô lớn.

– Bước 2: Dùng máy đánh trứng để đánh hỗn hợp ở mức thấp nhất trong vòng 2 phút cho đến khi lớp kem xốp mịn bông lên thì ngưng.

– Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã có được một lớp kem phô mai thơm béo, không quá đặc khi uống vào có vị mặn và béo ngậy rồi. Trà sữa kem tươi phù hợp với uống lạnh, không mang đến cảm giác quá ngọt hay quá béo.

Cách nấu trà sữa kem phô mai

Sau khi nấu phô mai thì công đoạn chuẩn bị trà sữa cũng vô cùng quan trọng. Chuẩn bị các nguyên liệu như sau

▶ Chuẩn bị nguyên liệu nấu trà

  • 25 gram trà, có thể lựa chọn trà theo sở thích như trà Ô long nếu muốn vì trà đậm hoặc trà xanh truyền thống. Nếu không thì có thể thay bằng trà túi lọc 2 gói.

  • Sữa tươi không đường và sữa đặc có đường.

  • Đường trắng

  • Các loại hạt thêm uống kèm

▶ Các bước thực hiện nấu trà

  • Nấu 1 lít nước sôi sau đó cho vào bình đang được trà để hãm trà trong 10 phút.

  • Tùy theo loại trà bạn chọn mà bạn cần có thời gian hãm trà khác nhau: trà đen hãm trong 12 phút, trà xanh hãm trong 7 phút và trà olong hãm trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước bỏ phần bã trà đi.

  • Cho 2 thìa cà phê sữa đặc và 60ml sữa tươi không đường vào trong trà, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào nhau.

  • Cho trà sữa ra ly sau đó cho thêm đá và thêm kem phô mai tươi đã được làm trên.

Cách 5: Cách làm trà sữa phô mai ngon như mẹ làm

Làm trà sữa phô mai cần những nguyên liệu gì?

trà sữa phô mai

Để làm được trà sữa phô mai, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu hết sức cơ bản, như để làm một ly trà sữa truyền thống. Điều làm nên sự khác biệt chính là kem sữa phô mai và thạch phô mai.

Chọn nguyên liệu rất dễ dàng nhưng quan trọng là ngon, sạch, phù hợp với tiêu chuẩn pha chế trà sữa. Một số lưu ý về lựa chọn nguyên liệu dành cho bạn:

Chọn nguyên liệu trà

Trà dùng để pha trà sữa phô mai chọn trà xanh, trà đen, trà ô long đều được. Tuy nhiên trà đen là lựa chọn thích hợp nhất. Đây là nguyên liệu cho trà sữa truyền thống được sử dụng phổ biến hàng chục năm qua, hơn thế nữa, vị đậm đà, nồng nàn của trà đen vô cùng thích hợp để cân bằng với vị béo ngậy của phô mai. Với món này không nên chọn các loại trà có vị hoa, vị trái cây vì hương thơm rất dễ bị lấn át.

Trà ngon thường làm từ những búp non, lá nhỏ, nhưng không bị gãy vụn. Trà khô có vị thơm mộc mạc, tự nhiên, không hắc. Khi chế nước sôi vào bạn sẽ thấy mùi thơm nhẹ dịu tỏa lên, màu trà loang ra nước nhanh chóng.

Chọn sữa

Trong pha chế trà sữa hiện nay, sữa tươi không được sử dụng nhiều mà thay vào đó là các loại bột kem sữa chuyên dụng có vị ngậy béo, hài hòa. Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn. Nếu có cơ hội bạn nên thử nghiệm từng loại để chọn ra loại phù hợp với công thức hoặc khẩu vị nhất, và lưu ý đến hạn sử dụng của sản phẩm khi đặt mua số lượng lớn.

Chọn loại đường phù hợp

Đường kính và đường nước (đường siro) là hai loại đường được sử dụng nhiều nhất trong pha chế. Đây là dạng nguyên liệu rất dễ dùng và dễ bảo quản nên bạn không cần quá lo lắng. Với pha chế số lượng lớn thì đường nước sẽ dễ hòa tan, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian hơn, tránh được tình trạng khuấy không đều.

Chọn kem tươi và phô mai

Kem tươi (whipping cream) là nguyên liệu không thể thiếu để làm kem phô mai, sản phẩm có nhiều thương hiệu, được bán tại các cửa hàng cung cấp nguyên liệu làm bánh, pha chế. Còn loại phô mai phổ biến thường dùng trong pha chế là phô mai Con Bò Cười.

Kem và phô mai có hạn sử dụng ngắn, cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ thích hợp để không bị cứng hay chảy nước. Đó là những gì bạn cần lưu ý về hai nguyên liệu này.

Chọn topping

Trà sữa phô mai thường có sẵn topping là lớp kem cheese hoặc thạch phô mai, tuy nhiên các loại topping khác như trân châu đen, trân châu trắng, pudding sẽ giúp đồ uống ngon hơn. Tự làm hoặc mua loại sơ chế sẵn là hai phương án mà người pha chế có thể lựa chọn. Mỗi loại có những ưu điểm riêng: topping tự làm tươi hơn, dễ dàng điều chỉnh hương vị, topping đóng gói tiện lợi, bảo quản được lâu.

trà sữa phô mai

Sau khi nguyên liệu đã sẵn sàng, hãy cùng bắt tay vào thực hiện trà sữa phô mai ngay! Dưới đây là công thức chuẩn để bạn tham khảo, đừng ngại sáng tạo thêm những công thức khác thú vị hơn nhé.

Làm thạch phô mai

1 gói bột rau câu Jelly (10g)

1 lít nước lọc

50g đường

20ml siro trái cây như dâu, chanh dây, xoài… để tạo màu và hương vị (tùy chọn, không nhất thiết phải có)

Phô mai Con Bò Cười loại vuông

Khay đá hoặc khuôn tạo hình thạch theo từng miếng.

  • Trộn đều rau câu với đường, sau đó đun sôi nước trong nồi.

  • Cho bột thạch và đường vào nồi, hòa tan và khuấy đều trong 5 phút.

  • Thêm siro vào nồi và khuấy đều lần nữa rồi tắt bếp

  • Để dung dịch nguội bớt. Trong lúc này hãy cắt 1 viên phô mai to thành 1 hoặc 4 miếng nhỏ bằng ½ đầu ngón tay. Xếp từng viên vào khuôn và đổ nước thạch đầy khuôn.

  • Cho thạch vào tủ lạnh 1-2 tiếng là hoàn thành.

  • Nếu không sử dụng siro trái cây, bạn có thể dùng 1 gói cà phê hòa tan với 50ml nước để làm thạch cà phê phô mai.

  • Nếu không dùng thạch thì phô mai Con Bò Cười cắt miếng cũng là một loại topping đơn giản bạn có thể sử dụng.

trà sữa phô mai

Làm kem phô mai

50ml whipping cream

50ml sữa tươi không đường

½ thìa đường kính

2 viên phô mai Con Bò Cười vuông, hoặc 1 miếng tam giác

  • Tán nhuyễn phô mai với một chút sữa tươi, lọc qua rây cho nhuyễn mịn.

  • Cho whipping cream, sữa tươi, đường, phô mai vào âu, dùng máy đánh trứng đánh ở chế độ nhẹ cho sánh lại, khi nhấc lên kem chảy xuống từ từ là được. Bạn có thể dụng máy xay thay thế.

trà sữa phô mai

Pha trà sữa

5g trà đen

150ml nước nóng khoảng 90 độ C

20g đường kính hoặc 20ml đường nước

20g bột kem sữa pha chế

150g đá viên

  • Ủ trà với nước nóng trong 10 phút, sau đó lọc bỏ bã lấy nước cốt.

  • Cho trà, bột kem sữa, nước đường vào bình lắc, khuấy đều cho các nguyên liệu hài hòa với nhau.

  • Thêm đá viên và đậy nắp bình, lắc khoảng 10 lần. Rót trà sữa ra ly.

  • Thêm thạch phô mai vào ly là hoàn thành. Bạn có thể chọn thêm kem phô mai hoặc không. Nếu sử dụng kem phô mai, chỉ rót trà sữa đầy 70% ly, thêm thạch và múc kem phô mai lên trên cùng.

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa phô mai tươi

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa phô mai tươi

YouTube video

Cách bảo quản phô mai tươi đúng cách

Phô mai tươi phải luôn được cất trong tủ lạnh và bạn nên sử dụng chúng trong vòng từ 4 đến 10 ngày. Cách bảo quản phô mai tốt nhất là nên giữ chúng trong bao bì đóng gói còn nguyên vẹn, để vào trong hộp và bảo quản trong ngăn mát trên cùng của tủ lạnh.

Nhìn chung, tác nhân làm cho phô mai dễ bị hỏng là oxy. Đó là lý do tại sao phô mai thường được bán trong bao bì hút chân không vì nó có thể trữ được lâu hơn các loại khác, ngay cả khi đó là phô mai tươi. Điển hình cho cách bảo quản này là loại phô mai được đóng thành từng block dùng cho bánh pizza.

Tốt nhất là nên cất phô mai tươi vào ngăn mát trên cùng của tủ lạnh. Sau khi được mở ta, burrata phải được ăn ngay. Các loại phô mai khác như mozzarella, bocconcini, treccia có thể được ngâm trong nước lạnh. Nguyên tắc chung là, phô được tạo ra trong môi trường nước, vậy nó nên được bảo quản trong nước, và dĩ nhiên là ngoại trừ nữ hoàng của các loại phô mai – burrata, đây là trường hợp đặc biệt.

Kết luận

Chỉ với vài bước đơn cơ bản là bạn đã hoàn thành được món trà sữa phô mai tươi thơm ngon, hấp dẫn, béo ngậy chuẩn vị khiến ai thử cũng thích mê. Nhanh tay lưu lại và trổ tài thực hiện ngay nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trà sữa độc đáo khác như:

  • 5 Cách làm trà sữa kem trứng cháy béo thơm, siêu dễ
  • 6 Cách làm trà sữa kem tươi siêu dễ dàng
  • 5 Cách làm trà sữa khoai lang tím thơm ngon, chuẩn vị
  • 5 Cách làm trà sữa khoai môn đơn giản chuẩn vị nhà làm
  • 6 Cách làm trà sữa khúc bạch cực kì dễ làm
  • 5 Cách làm trà sữa mật ong siêu đơn giản tại nhà
  • 5 Cách làm trà sữa Milo siêu ngon chỉ trong 20 phút
  • Cách làm trà sữa Mochi lạ miệng, siêu đơn giản tại nhà
  • 5 Cách làm trà sữa Panna Cotta mềm mịn, hấp dẫn
  • 5 Cách làm trà sữa phô mai đơn giản nhất
  • 6 Cách làm trà sữa phô mai viên siêu đơn giản
  • 5 Cách làm trà sữa pudding đậu đỏ chỉ mất 20 phút
  • 6 Cách làm trà sữa pudding socola chuẩn vị mẹ nấu
  • 6 Cách làm trà sữa pudding trứng cực kì đơn giản
5/5 - (10 votes)

Từ khóa » Cách Làm đá Bào Phô Mai