5 Cách Sửa Lỗi Máy Tính Không Nhận USB Boot đơn Giản, Hiệu Quả

Máy tính của bạn không thể khởi động USB Boot và đĩa CD để cài Windows hay nhiều phần mềm Boot từ USB? Vậy thì hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu 5 cách sửa lỗi máy tính không nhận USB Boot đơn giản, hiệu quả nhất nhé!

Laptop Lenovo

Bạn có thể tham khảo thêm cách: Cài Win 10 không cần USB

1. Kiểm tra USB có bị hư không

Trước hết, bạn cần kiểm tra xem USB có bị hư không, đây là việc đầu tiên cần làm để xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi máy tính không nhận USB.

Bạn chỉ cần cắm USB sang máy tính khác, nếu không xảy ra lỗi thì tức là USB hoàn toàn bình thường. Điều này đồng nghĩa rằng máy tính cũ hư cổng USB hoặc xảy ra lỗi hệ thống. Nếu như hư cổng USB thì tốt nhất bạn nên mang máy ra các trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Còn nếu máy bị lỗi hệ thống thì bạn có thể tham khảo các cách bài viết giới thiệu dưới đây.

Trong trường hợp cắm sang máy tính khác mà vẫn có lỗi thì có thể là do USB bị hư. Vì vậy bạn nên mua USB khác tại những cửa hàng uy tín như Thế Giới Di Động rồi sau đó tạo lại USB Boot.

Xem hướng dẫn cách tạo USB Boot qua bài viết sau:

  • Cách tạo USB Boot, tạo USB cài Windows bằng Rufus đơn giản, hiệu quả

Tham khảo cách cứu hộ khi lỗi Boot:

  • Hiren's Boot là gì? Điểm nổi bật và cách tạo USB Boot cho máy tính

Bạn nên kiểm tra xem USB có bị hư không

Bạn nên kiểm tra xem USB có bị hư không

Xem thêm: Secure Boot là gì? Cách tắt, bật Secure Boot, lỗi không bật được

2. Khởi động lại máy tính

Khi máy tính bị lỗi không nhận USB Boot thì cách khắc phục đơn giản nhất mà bạn có thể nghĩ tới là khởi động lại máy tính. Thao tác này có vai trò chạy lại phần mềm đang bị lỗi, từ đó có thể khắc phục được những lỗi ban đầu, chẳng hạn như không nhận USB Boot.

Khởi động lại máy tính để khắc phục lỗi không nhận USB Boot

Khởi động lại máy tính để khắc phục lỗi không nhận USB Boot

3. Thử cắm USB đằng sau thùng máy

Nếu như bạn gặp lỗi không nhận USB Boot trên máy tính bạn thì bạn có thể thử cắm USB ở các cổng đằng sau thùng máy thay vì đằng trước để khắc phục tình trạng trên.

Cắm USB đằng sau thùng máy tính

Cắm USB đằng sau thùng máy tính

4. Khởi động lại BIOS

Xem hướng dẫn cách khởi động máy tính ở chế độ BIOS:

  • Cách vào BIOS và Menu Boot của tất cả các dòng laptop & máy tính bàn

- Bước 1: Trên menu BIOS di chuyển con trỏ nhấp nháy bằng các phím mũi tên đến nút Reset ( hay còn có tên khác như: Reset to default, Load factory defaults, Load setup defaults, Clear BIOS settings,...) > Nhấn Enter > Chọn Yes.

- Bước 2: Khởi động lại máy rồi thử cắm lại USB.

Khởi động máy tính ở chế độ BIOS

Khởi động máy tính ở chế độ BIOS

5. Tắt tính năng Vô hiệu hóa Secure Boot

- Bước 1: Khởi động máy tính ở chế độ BIOS.

Dòng máy tính

Phím vào BIOS

Laptop SONY VAIO

Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.

Laptop HP - COMPAQ

Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10.

Laptop ACER

Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.

Laptop ASUS

Để vào BIOS ASUS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC.

Laptop LENOVO THINKPAD

Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1.

Laptop DELL

Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.

- Bước 2: Tắt Secure Boot.

Tại tab Security chọn Secure Boot Menu.

Chọn Secure Boot Menu

Chọn Secure Boot Menu

Sử dụng phím mũi tên lên xuống và phím Enter để chọn Secure Boot Control.

Chọn Secure Boot Control

Chọn Secure Boot Control

Chọn Disabled nằm phía bên phải để tắt Secure Boot.

Chọn Disabled

Chọn Disabled

Nhấn phím F10 trên bàn phím máy tính > Chọn Yes để lưu lại quá trình thiết lập vừa được thực hiện.

Chọn Yes để lưu lại quá trình thiết lập vừa thực hiện

Chọn Yes để lưu lại quá trình thiết lập vừa thực hiện

Nếu muốn trở lại giao diện ban đầu, bạn chỉ cần nhấn vào phím Esc trên bàn phím máy tính.

- Bước 3: Bật Boot Legacy (Launch CMS)

Sử dụng 4 phím mũi tên để có thể di chuyển đến tab Boot > Tại dòng Launch CSM, nhấn vào mục Enabled > Nhấn phím Enter. Lúc này, chế độ Boot Legacy (Launch CMS) sẽ được bật lên.

Tại dòng Launch CSM, nhấn vào mục Enabled

Tại dòng Launch CSM, nhấn vào mục Enabled

Tương tự, bạn chỉ cần nhấn vào phím F10 > Chọn Yes để lưu lại những thiết lập vừa thực hiện.

Một số mẫu USB đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động: label templateNOEL SALE ĐẬM USB 2.0 32GB Kioxia U202 75.000₫ 120.000₫ -37% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 256GB Kingston DataTraveler Exodia Onyx 490.000₫ 690.000₫ -28% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 128GB Kingston DataTraveler Exodia Onyx 220.000₫ 350.000₫ -37% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 128GB Kingston DataTraveler Exodia DTXM 220.000₫ 350.000₫ -37% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 64GB Kingston DataTraveler Exodia Onyx 125.000₫ 220.000₫ -43% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 64GB Kingston DataTraveler Exodia DTXM 125.000₫ 220.000₫ -43% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 128GB Sandisk CZ410 350.000₫ label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 64GB Sandisk CZ410 180.000₫ 220.000₫ -18% label templateNOEL SALE ĐẬM USB 3.2 32GB Sandisk CZ410 160.000₫ 190.000₫ -15% Xem thêm sản phẩm USB

Xem thêm:

  • Máy tính không nhận máy in Canon 2900 - Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Máy tính không đọc được đĩa CD/DVD - Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Máy tính không nhận loa - Nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn 5 cách sửa lỗi máy tính không nhận USB Boot đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Dell Không Nhận Usb Boot Uefi