5 Cách Tính Toán Chiếu Sáng Nhà Xưởng Theo Công Thức Dễ Nhất
Có thể bạn quan tâm
Việc tính toán chiếu sáng nhà xưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của công nhân và chất lượng của công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tính toán chiếu sáng sao cho hợp lý và tiết kiệm.
Nội dung chính
- 1. Hướng dẫn tính toán chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện
- 1.1 5 cách tính toán chiếu sáng nhà xưởng – thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
- 1.2 Công thức tính ánh sáng cho bóng đèn xưởng
- 1.3 Công thức tính công suất đèn theo độ cao trần
- 2. Hệ số sử dụng của đèn led
- 2.1 Định nghĩa hệ số sử dụng đèn led
- 2.2 Công thức tính hệ số sử dụng
- 2.3 Công thức tính số lượng đèn
- 3. 8 phần mềm tính toán chiếu sáng – Phần mềm tính số lượng đèn
- 3.1 Phần mềm tính toán thiết kế chiếu sáng DIALux 4.x
- 3.2 Phần mềm tính toán chiếu sáng DIALux evo 9
- 3.3 Phần mềm thiết kế chiếu sáng Visual 2016
- 3.4 Phần mềm tính toán Calculux Road
- 3.5 Phần mềm tính toán chiếu sáng Luxinco
- 3.6 Phần mềm tính toán chiếu sáng CACULUX
- 3.7 Phần mềm tính toán chiếu sáng EUROPIC
- 3.8 Phần mềm tính toán chiếu sáng PSAF
- 4. Ví dụ thực tế tính toán chiếu sáng phòng làm việc
- 4.1 Yêu cầu chiếu sáng của phòng làm việc
- 4.2 Thực hiện tính toán chiếu sáng phòng làm việc
- 4.3 Cách bố trí đèn led chiếu sáng phòng làm việc
- 5. Lợi ích của việc tính toán chiếu sáng nhà xưởng chính xác
- 5.1 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
- 5.2 An toàn cho không gian nhà xưởng
- 5.3 Tính toán chiếu sáng nhà xưởng giúp nâng cao hiệu suất lao động
- 6. 7 lưu ý quan trọng khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
- 6.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
- 6.2 Những yếu tố tác động đến kết quả tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng
- 7. Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng theo khu vực – Các giải pháp chiếu sáng
- 7.1 Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà xưởng không gian chung
- 7.2 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cho dây chuyền nhà máy
- 7.3 Chiếu sáng không gian khu kiểm soát chất lượng
- 7.4 Thiết kế chiếu sáng nhà kho
- 8. Mua đèn led chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện ở đâu?
- 8.1 Lưu ý khi chọn đèn nhà xưởng tiết kiệm điện
- 8.2 6 đèn chiếu sáng nhà xưởng thông dụng
- 8.3 Địa chỉ bán đèn nhà xưởng tiết kiệm điện uy tín
1. Hướng dẫn tính toán chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện
1.1 5 cách tính toán chiếu sáng nhà xưởng – thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
1.1.1 Cách tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng theo từng điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Cách tính
- Công thức tính: E=F/S hoặc E= I/R^2
Trong đó:
- F: Quang thông (Lumen)
- S: Diện tích chiếu sáng (m2)
- I: Cường độ chiếu sáng
- R: Khoảng cách từ điểm sáng đến điểm xét.
1.1.2 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng sử dụng hệ số Ksd
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Công thức tính:
- F = ESkZ/nksd
Trong đó:
- F: quang thông của mỗi đèn (lm)
- E: độ rọi (lx)
- S: diện tích cần chiếu sáng (m2)
- k : hệ số dự trữ
- n: số bóng đèn
- ksd: hệ số sử dụng của đèn
- Trước khi tính toán ta cần xác định các thông số như: khoảng cách giữa các đèn; chỉ số phòng; hệ số Ksd; hệ số Z lấy theo Z=0.8 ÷1.4.
1.1.3 Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Công thức tính:
- n = P/1,25.p’
Trong đó:
- n là số đèn cần sử dụng
- P là công suất của đèn dùng trong thiết kế
- p’ là công suất mỗi đèn ống
- 1,25 là hệ số xét tới công suất tổn hao trên cuộn cản
Khi tính toán theo phương pháp này cần tuân theo các quy định:
- Phòng gọi là rộng khi ≥4;
- a- chiều rộng phòng,
| ρtr = 0,7; |
| ρtr = 0,5; |
| ρtr = 0,5; |
| ρtr = 0,3; |
Hệ số an toàn k:
- Khi phôi quang trực xạ k = 1,3
- Khi phôi quang phản xạ k = 1,5
- Khi chủ yếu là dùng phối quang trực xạ k = 1,4
1.1.4 Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Công thức tính:
- P tổng = p.S
Trong đó:
- P tổng: Tổng công suất chiếu sáng cho nhà xưởng
- p: Công suất trên đơn vị mét vuông (W/m2)
- S: Diện tích nhà xưởng cần chiếu sáng
- Khi tính toán theo phương pháp này chúng ta cần tính được công suất (P) và diện tích cần chiếu sáng (S). Khi đó, chúng ta sẽ tính được công suất tổng.
⇒ Từ đó, tính toán được số bóng đèn sử dụng cho phù hợp.
1.1.5 Phương pháp tính gần chính xác khác
- Phương pháp này cơ bản sẽ giống với phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác.
- Thiết kế lấy độ rọi E phù hợp với độ rọi trong bảng thì không cần hiệu chỉnh.
- Trong trường hợp cần hiệu chỉnh thì điều chỉnh theo công thức: W/m2.
Tham khảo: 5 giải pháp chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả nhất
1.2 Công thức tính ánh sáng cho bóng đèn xưởng
1.2.1 Bảng tham khảo chọn công suất đèn theo độ cao treo đèn
Độ cao treo đèn | Công suất đèn led nhà xưởng |
3m – 4m | 50w |
4m – 6m | 80w |
6m – 8m | 100w |
8m – 10m | 150w |
> 10m | 180w – 250w |
1.2.2 Công thức tính tổng quang thông ánh sáng cần dùng
- Tổng quang thông ánh sáng cần dùng được tính theo công thức:
⦽v= dQvdt
- Trong đó: Qv (đơn vị lm.s) là tổng năng lượng sáng của một nguồn sáng.
lv= d⦽vdq
- Trong đó lv là cường độ sáng và dq= dAr2 là ký hiệu góc khối
1.2.3 Công thức tính tổng công suất đèn cần dùng
- Tổng công suất đèn cần dùng bằng tổng số lumen chia cho số lumen/watts.
- Thông số lumen/watts này sẽ được nhà phân phối cung cấp hoặc in trên bao bì sản phẩm.
- Từ đó, tính được tổng công suất đèn được sử dụng cho nhà xưởng và có kế hoạch thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng sao cho hợp lý.
1.2.4 Công thức tính số lượng đèn chiếu sáng nhà xưởng cần dùng
- Tổng số lượng đèn cần sử dụng = tổng công suất cần sử dụng (w) : công suất của 1 đèn (W)
- Trong đó tổng công suất bạn đã tính được dựa vào công thức ở mục 2.2.3. Còn công suất của 1 đèn thường sẽ được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
1.3 Công thức tính công suất đèn theo độ cao trần
- Độ cao trần có liên quan trực tiếp đến năng suất ánh sáng của đèn.
- Theo đó, độ cao trần và công suất của đèn được cho là có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Trần càng cao sẽ đòi hỏi sử dụng đèn công suất lớn.
Bạn có thể tham khảo bảng tính tương thích giữa độ cao trần và công suất được chúng tôi đưa ra dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác trong nhiều năm sau đây:
Độ cao treo đèn (mét) | Đèn truyền thống (Metal, sodium, thủy ngân, halogen) | Đèn led nhà xưởng cao cấp |
4 | 300w | 40w |
5 | 350w | 50w – 60w |
6 | 350w – 500w | 60w – 80w |
7 | 500w – 1000w | 80w – 100w |
8 | 500w – 1000w | 100w – 120w |
9 | 500w – 1000w | 100w – 120w – 150w |
10 | 1000w – 1500w | 120w – 150w |
11 | 1000w – 1500w | 150w – 180w |
12 | 1000w – 1500w | 150w – 180w – 200w |
13 | 1500w – 2000w | 200w – 250w |
14 | 2500w – 3000w | 240w – 250w |
- Bảng tính độ cao trần và công suất đèn cần dùng ở trên cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào mục đích chiếu sáng của nhà xưởng.
- Nếu cần độ sáng lớn hơn thì phải dùng đèn có công suất lớn hơn, ngược lại.
>> Xem ngay: 30+ đèn LED nhà xưởng 150w hiệu quả chiếu sáng gấp 3 lần cao áp
2. Hệ số sử dụng của đèn led
2.1 Định nghĩa hệ số sử dụng đèn led
- Hệ số sử dụng đèn led là đại lượng thể hiện tỉ số giữa quang thông trên bề mặt làm việc (quang thông hữu ích) với quang thông của đèn led (Φd).
- Kí hiệu của đại lượng hệ số sử dụng đèn là Uf.
- Nếu góc chiếu sáng nhỏ thì quang thông tập trung trên bề mặt được chiếu sáng => Hệ số sử dụng cao. Ngược lại nếu góc chiếu sáng rộng hệ số sử dụng sẽ thấp.
2.2 Công thức tính hệ số sử dụng
- Hệ số sử dụng đèn led được xác định là điểm giao giữa hệ số phản xạ với chỉ số phòng k. Nếu giá trị chính xác không xác định được thì sẽ lấy giá trị trung bình.
Công thức: Uf = Φh /Φh
- Lưu ý: Uf sẽ tùy thuộc vào cấu trúc của bộ đèn; cách lắp đặt và đặc điểm của không gian được chiếu sáng.
- Khi đèn treo thấp thì lượng ánh sáng chiếu nhiều sẽ làm tăng hệ số sử dụng và ngược lại.
- Bên cạnh đó, yếu tố không gian được chiếu sáng có những bề mặt phản xạ ánh sáng thì cũng góp phần làm tăng hệ số sử dụng.
2.3 Công thức tính số lượng đèn
Trong đó:
- N là số lượng đèn cần sử dụng
- E là độ rọi trung bình trên bề mặt được chiếu sáng.
- A là diện tích của phòng cần chiếu sáng.
- F là quang thông đèn led.
- Uf là hệ số sử dụng đèn led.
3. 8 phần mềm tính toán chiếu sáng – Phần mềm tính số lượng đèn
Phần mềm dùng để đo cường độ ánh sáng giúp người dùng điều chỉnh số lượng đèn, công suất, độ rọi phù hợp với diện tích không gian.
3.1 Phần mềm tính toán thiết kế chiếu sáng DIALux 4.x
3.2 Phần mềm tính toán chiếu sáng DIALux evo 9
3.3 Phần mềm thiết kế chiếu sáng Visual 2016
3.4 Phần mềm tính toán Calculux Road
3.5 Phần mềm tính toán chiếu sáng Luxinco
3.6 Phần mềm tính toán chiếu sáng CACULUX
3.7 Phần mềm tính toán chiếu sáng EUROPIC
3.8 Phần mềm tính toán chiếu sáng PSAF
>> Xem ngay: TOP 8 phần mềm tính toán chiếu sáng Free HOT nhất
4. Ví dụ thực tế tính toán chiếu sáng phòng làm việc
4.1 Yêu cầu chiếu sáng của phòng làm việc
- Chiếu sáng trong phòng làm việc phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chiếu sáng theo quy định.
- Ánh sáng đèn led đảm bảo tính thuận tiện cho môi trường làm việc.
- Lắp đặt đèn led có góc chiếu sáng rộng; chỉ số hoàn màu > 80Ra; nhiệt độ màu 5000k – 6500k.
Bảng tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng làm việc
Khu vực | Độ rọi (lux) |
Sảnh và phòng chờ | 200lx |
Phòng họp, phòng hội nghị | 500lx/1m2 |
4.2 Thực hiện tính toán chiếu sáng phòng làm việc
- Ví dụ một phòng làm việc có diện tích: 20m x 6m = 120m2.
- Hệ số phản xạ các bề mặt trong không gian làm việc = 1,2 x 0,8 x 0,5
- Tính tổng lumen cho phòng = Độ rọi tiêu chuẩn x diện tích = 500lux x 120m2 = 60000 lumen.
- Sử dụng đèn led nhà xưởng 50w có hiệu suất phát quang đạt 130lm/w. Vậy công suất cần sử dụng chiếu sáng cho phòng = 60000 : 130 = 2000W.
- Số lượng đèn cần sử dụng cho phòng làm việc 120m2 = 2000 : 50 = 40 (bộ đèn)
4.3 Cách bố trí đèn led chiếu sáng phòng làm việc
- Lắp đặt đèn led ở những vị trí không có vật cản che mất ánh sáng (tránh nơi lắp điều hòa, quạt,…).
- Độ cao từ mặt bàn làm việc lên tới đèn khoảng 3m-4m. Khoảng cách lắp đèn từ 4m-5m, khoảng cách này có thể tùy chỉnh theo không gian nơi làm việc.
5. Lợi ích của việc tính toán chiếu sáng nhà xưởng chính xác
5.1 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
- Việc tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng giúp doanh nghiệp tính đoán đúng, đủ số lượng đèn cần mua. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mua đèn, chi phí thuê nhân công lắp đèn.
- Bên cạnh đó, điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng đèn. Từ dó giảm hóa đơn tiền điện, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
5.2 An toàn cho không gian nhà xưởng
- Tính toán và thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng là tiền đề giúp không gian nhà xưởng an toàn hơn. An toàn ở đây là an toàn về độ rọi. Độ rọi phù hợp giúp bảo vệ thị giác và tăng hiệu suất làm việc cho người lao động.
- Đồng thời, mức nhiệt do đèn chiếu sáng tỏa ra cũng sẽ an toàn đối với máy móc và con người. Mức nhiệt phù hợp sẽ hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng máy móc. Đối với con người, múc nhiệt do đèn tỏa ra thích hợp cũng làm thoải mái hơn trong quá trình làm việc.
5.3 Tính toán chiếu sáng nhà xưởng giúp nâng cao hiệu suất lao động
- Và khi tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng chính xác cũng giúp nâng cao hiệu suất lao động. Nếu nhà xưởng được thiết kế ánh sáng hợp lý, người lao động sẽ nhìn rõ được công việc của mình hơn. Từ đó mà hiệu suất công việc cũng được tăng lên đáng kể.
- Tính toán thiết kế chiếu sáng quan trọng là vậy nhưng bạn đã biết những lưu ý khi chọn đèn nhà xưởng chưa? Phần tiếp theo của bài viết chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích cho bạn đấy.
6. 7 lưu ý quan trọng khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng là công việc quan trọng trước khi lựa chọn và lắp đặt đèn.
6.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
6.1.1 Yêu cầu chung về thiết kế chiếu sáng công nghiệp
- Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng phù hợp cho từng vị trí làm việc khác nhau.
- Hướng ánh sáng phải thiết kế phù hợp sao cho không gây chói mắt hay khuất bóng.
- Ánh sáng chiếu sáng trong nhà xưởng không chứa tia UV; đảm bảo an toàn cho thị lực.
- Hệ thống thiết bị chiếu sáng phải hạn chế tối đa số lần bảo dưỡng, tiết kiệm chi phí.
- Duy trì chiếu sáng ổn định, không nhấp nháy hay chập cháy đèn dẫn đến giảm hiệu suất lao động.
6.1.2 Độ rọi theo quy định TCVN-7114-2008
- Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm nhất định nào đó.
- Độ rọi có ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và năng suất lao động của người lao động; được quy định cụ thể tại quy định TCVN-7114-2008.
Tham khảo bảng tiêu chuẩn độ rọi TCVN-7114-2008:
Loại công việc | Tỷ lệ mệt mỏi thị giác (%) tại các mức độ rọi khác nhau | ||
100 lux | 200 lux | 600 lux | |
Khoan | 77 | 33 | 33 |
Rũa | 75 | 50 | 18 |
Đột dập | 65 | 65 | 22 |
Cắt | 90 | 72 | 12 |
Cưa | 98 | 44 | 3 |
6.1.3 Yêu cầu đặc điểm đèn chiếu sáng nhà xưởng
- Độ hoàn màu là chỉ số thể hiện độ trung thực của màu sắc khi bị ánh sáng chiếu vào. Độ hoàn màu càng cao thì sẽ càng phản ánh rõ màu sắc của vật.
- Nhiệt độ màu cũng rất quan trọng trong việc tính toán chiếu sáng xưởng sản xuất.
- Đối với nhà xưởng ở vùng khí hậu lạnh sẽ ưu tiên sử dụng ánh sáng có nhiệt độ cao. Và ngược lại, với nhà xưởng vùng khí hậu nóng lại sử dụng ánh sáng nhiệt độ thấp.
Xem thêm: 9 tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
6.1.4 Yêu cầu về độ nhấp nháy của đèn
- Trong nhà xưởng, hiện tượng nhấp nháy sẽ gây mất tập trung trong quá trình làm việc; ảnh hưởng đến thị giác của người lao động.
- Sự nhấp nháy ở tần số 50Hz gây cảm giác mỏi mắt. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế hết mức sự nhấp nháy của đèn.
6.2 Những yếu tố tác động đến kết quả tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng
6.2.1 Thông số kỹ thuật của đèn led
- Các thông số kỹ thuật của đèn như: quang thông, độ rọi, độ hoàn màu là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán.
- Đối với quang thông, chỉ số càng cao thì đèn sẽ càng sáng.
- Độ rọi càng lớn thì càng giảm được tình trạng mỏi mắt.
- Chỉ số hoàn màu lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và màu sắc vật mình nhìn thấy.
- Thông số kỹ thuật của đèn khác nhau cho ra kết quả tính toán độ chiếu sáng cũng sẽ khác nhau.
6.2.2 Đặc điểm không gian cần chiếu sáng
Diện tích khu vực
- Diện tích khu vực cần chiếu sáng càng rộng thì yêu cầu độ rọi càng cao, chỉ số hoàn màu càng chính xác.
- Vì vậy mà đòi hỏi đèn có công suất lớn và đèn sử dụng cũng sẽ nhiều hơn.
Độ cao treo đèn
Công suất đèn | Độ cao treo đèn phù hợp |
Đèn led nhà xưởng 50w | 3m – 4m |
Đèn led công nghiệp 80w | 4m – 6m |
Đèn led highbay 100w | 6m – 8m |
Đèn led 150w | 8m – 10m |
Đèn highbay nhà xưởng 180w – 250w | >10m |
Loại đèn phù hợp sử dụng
- Tính toán chiếu sáng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp đến loại đèn sử dụng.
- Với loại đèn có công suất cao thì số lượng đèn sử dụng cũng sẽ ít hơn và ngược lại.
- Tùy vào độ cao treo đèn, không gian nhà xưởng để lựa chọn màu sắc ánh sáng đèn, chóa đèn đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng.
Tính đặc thù của khu vực
- Tùy vào từng khu vực với quy mô, tính chất khác nhau mà độ rọi; công suất đèn và số lượng đèn sử dụng để chiếu sáng cũng sẽ khác nhau.
Khu vực dây chuyền nhà máy | Khu vực kiểm soát chất lượng | Chiếu sáng nhà kho |
|
|
|
6.2.3 Mục đích chiếu sáng của doanh nghiệp
- Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì mục đích chiếu sáng cũng sẽ khác nhau. Đó có thể là chiếu sáng dùng cho sản xuất; chiếu sáng dùng cho đi lại, sinh hoạt của công nhân viên…
- Vì vậy mà tùy vào mục đích sử dụng thì cách tính toán chiếu sáng của doanh nghiệp cũng không giống nhau.
7. Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng theo khu vực – Các giải pháp chiếu sáng
7.1 Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà xưởng không gian chung
Lợi ích của việc phân bố ánh sáng hợp lý là nâng cao hiệu quả làm việc, giảm mệt mỏi cho người lao động, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
Tính toán chiếu sáng điển hình
- Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
- Đèn treo thả 2m so với trần
- Hệ số phản xạ các bề mặt không gian: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
- Chiếu sáng chung
- Hình thức chiếu sáng trực tiếp
- Sản phẩm phù hợp: Đèn LED nhà xưởng 120w và Đèn led nhà xưởng 150w (model B1, B2, B3 hoặc B5, B11).
7.2 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cho dây chuyền nhà máy
- Khi tính toán chiếu sáng không gian dây chuyền sản xuất phải hiểu được đây là nơi có cường độ làm việc cao, để giúp người lao động tập trung cao thì cần có giải pháp chiếu sáng hợp lý.
- Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất.
- Chiếu sáng hiệu quả không chỉ tạo điều kiện cho công nhân dễ dàng thao tác, phát hiện lỗi sản phẩm mà còn bảo vệ đôi mắt.
- Cần sử dụng các bộ đèn chuyên dụng giúp tập trung ánh sáng và đảm bảo độ rọi. Bên cạnh đó, lựa chọn các nguồn sáng với chỉ số hoàn màu cao, hiệu suất cao, có khả năng tiết kiệm điện, độ bền cao để giúp giảm thiểu thay thế.
Tính toán chiếu sáng điển hình
- Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
- Đèn treo thả 2,1m so với trần
- Hệ số phản xạ của các bề mặt: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
- Chiếu sáng chung: Ánh sáng có độ rọi cao, đảm bảo không chứa tia UV, tránh chói lóa hay nhấp nháy.
- Hình thức chiếu sáng trực tiếp.
- Sản phẩm phù hợp: Đèn led nhà xưởng 150w hoặc công suất 200w.
7.3 Chiếu sáng không gian khu kiểm soát chất lượng
- Đối với không gian kiểm soát chất lượng, đây là nơi phân loại, phân cấp chất lượng sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi nguồn sáng có chỉ số hoàn màu cao để hỗ trợ tăng cường thị lực, tăng năng suất lao động.
- Cần sử dụng các thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm điện.
Tính toán chiếu sáng điển hình
- Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
- Đèn treo thả 1,3m so với trần
- Hệ số phản xạ của các bề mặt: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
- Chiếu sáng tập trung, độ rọi cao
- Hình thức chiếu sáng trực tiếp
- Sản phẩm phù hợp: Bộ đèn led nhà xưởng ánh sáng trắng công suất 240w hoặc 250w.
7.4 Thiết kế chiếu sáng nhà kho
Đối với khu vực kho hàng, cần phải thiết kế chiếu sáng sao cho đảm bảo tính an toàn, giúp dễ phân biệt và phân loại hàng và có khả năng tiết kiệm điện cao.
Tính toán chiếu sáng điển hình
- Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
- Hệ số phản xạ của các bề mặt: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
- Chiếu sáng chung, độ chính xác trung bình
- Hình thức chiếu sáng trực tiếp
- Sản phẩm phù hợp: Đèn led nhà xưởng ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng công suất 80w, 100w.
Ngoài những phương pháp tính toán trên, có thể kết hợp với chiếu sáng tự nhiên trong nhà công nghiệp để tăng chất lượng ánh sáng. Như vậy, có thể nói thiết kế đèn chiếu sáng trong nhà xưởng góp phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Mua đèn led chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện ở đâu?
Sau khi tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo công thức, các doanh nghiệp cần tiến hành tìm hiểu để lựa chọn đơn vị bán đèn led chất lượng có uy tín trên thị trường.
8.1 Lưu ý khi chọn đèn nhà xưởng tiết kiệm điện
- Để chọn được đèn LED nhà xưởng tiết kiệm điện năng thì bạn phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm đèn nhà xưởng tiết kiệm điện. Những đặc điểm đó bao gồm các thông số kỹ thuật, xuất xứ, công nghệ chip led,…
- Bên cạnh đó để mua được đèn chất lượng và giá rẻ thì bạn cũng cần tham khảo giá của các đơn vị khác trên thị trường.
- Xem đánh giá của khách hàng cũ trên website của đơn vị bán hàng. Điều đó sẽ giúp bạn chọn được đơn vị có uy tín; chất lượng dịch vụ khách hàng đảm bảo.
8.2 6 đèn chiếu sáng nhà xưởng thông dụng
- Đèn led nhà xưởng B1: sử dụng chip led COB, chiếu sáng tập trung cao.
- Đèn led nhà xưởng B2: là dòng đèn bán chạy nhất trên thị trường.
- Đèn chiếu sáng nhà xưởng B3: giá thành rẻ, đa dạng sản phẩm để lựa chọn.
- Đèn nhà xưởng B5: kiểu dáng mẫu mã mới, đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng.
- Đèn nhà xưởng B11: Model mới được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.
- Đèn led nhà xưởng BUFO1: thiết kế kiểu dáng đặc biệt với bộ phận tản nhiệt bố trí đều thân đèn; hiệu quả làm mát tăng lên gấp đôi.
8.3 Địa chỉ bán đèn nhà xưởng tiết kiệm điện uy tín
- Hiện nay, xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp hàng giả hàng nhái và hàng kém chất lượng. Do đó, người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn thương hiệu cung cấp đèn led nhà xưởng.
- Denlednhaxuongcaocap.com là đơn vị chuyên cung cấp dòng đèn nhà xưởng cho dự án, đại lý bán buôn và khách lẻ trên toàn quốc. Với uy tín thương hiệu trên 8 năm kinh nghiệm, chúng tôi giúp doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp tối ưu chi phí – tiết kiệm điện.
- Công ty cung cấp các loại đèn chiếu sáng nhà xưởng: đèn LED nhà xưởng 50w, 80w, 100w, 120w, 150w, 180w đến 240w, đèn LED nhà xưởng 250w.
- Với phương châm “Sản phẩm chất lượng – Tối ưu lợi ích”; những sản phẩm của công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất.
- Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ tính toán chiếu sáng nhà xưởng dựa trên phần mềm Dialux hiện đại.
- Ngoài ra, Denlednhaxuongcaocap.com còn có chính sách bảo hành dài hạn, chiết khấu cao cho khách hàng từ dự án, đại lý tới khách lẻ.
Thông qua tư vấn cách tính toán chiếu sáng nhà xưởng, các doanh nghiệp có thể tự thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm nhất. Tham khảo các dòng đèn led nhà xưởng đáp ứng tiêu chí chiếu sáng của nhà máy sản xuất tại Denlednhaxuongcaocap.com. Nếu có nhu cầu hỗ trợ tính toán kỹ thuật, liên hệ: 0967569588.
4.8/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Cách Tính Ksd
-
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT PHỤ TẢI TÍNH TOÁN (PTT)
-
[PDF] Chương 2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐIỆN
-
[PDF] Bài Tập Lớn Cung Cấp điện
-
Công Thức Tính Công Suất Tính Toán - Hỏi Đáp
-
Phụ Tải điện Và Các Phương Pháp Tính Toán
-
Phương Pháp Hệ Số Sử Dụng Ksd - Kỹ Thuật Và Đời Sống
-
Bài Tập Xác định Phụ Tải Tính Toán - Tài Liệu, Luận Văn
-
Xác định Phụ Tải Tính Toán Của Nhà Máy - Tài Liệu, Luận Văn
-
Hệ Số Sử Dụng, Hệ Số Nhu Cầu Và Hệ Số đồng Thời Là Gì?
-
[PDF] Tài Liệu Học Tập Hệ Thống Cung Cấp điện được Biên Soạn Theo Kế ...
-
Phụ Tải Tính Toán - WebDien
-
Xác định Phụ Tải Tính Toán, Thiết Kế Mạng điện Cao áp, Hạ áp
-
[PDF] CUNG CẤP ĐIỆN - .vn
-
Cách Tính Tiêu Chuẩn Chiếu Sáng Nhà Xưởng Cực Chuẩn