5 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Cho Người Tham Gia BHXH Năm 2022

Tra cứu bảo hiểm xã hội (BHXH) giúp người tham gia biết được các thông tin về việc tham gia BHXH của mình. Vậy có những cách tra cứu bảo hiểm xã hội nào? Dưới đây là 06 cách tra cứu phổ biến và an toàn nhất bạn có thể tham khảo.

Tra cứu giúp người tham gia biết các thông tin BHXH của mình

Tra cứu giúp người tham gia biết các thông tin BHXH của mình

1. Có những cách tra cứu bảo hiểm xã hội nào?

Tra cứu bảo hiểm xã hội (BHXH) là quá trình kiểm tra và xác minh thông tin liên quan đến việc tham gia và đóng bảo hiểm xã hội của một cá nhân. Việc tra cứu này sẽ giúp cá nhân tham gia BHXH biết được các thông tin như mã số BHXH, quá trình đóng bảo hiểm và các chế độ bảo hiểm mà cá nhân đã và đang hưởng.

Cá nhân/người tham gia BHXH có thể tra cứu thông tin BHXH qua các cách phổ biến sau đây.

Cách 1: Tra cứu trên website của BHXH Việt Nam.

Cách 2: Tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID.

Cách 3: Tra cứu bằng tiện ích trên ứng dụng Zalo

Cách 4: Gọi điện thoại đến Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam để hỗ trợ tra cứu.

Cách 5: Xem thông tin trên sổ BHXH.

Cách 6: Xem thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra trước đây người tham gia còn có thể tra cứu BHXH qua tin nhắn SMS gửi đến đầu số 8079. Tuy nhiên, BHXH Việt Nam đã chính thức thông báo tạm dừng dịch vụ này kể từ ngày 03/3/2023.

Người tham gia có thể sử dụng các cách tra cứu trên để tìm kiếm các thông tin BHXH phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng cách tra cứu.

Cá nhân tra cứu thông tin BHXH qua website BHXH Việt Nam

Cá nhân tra cứu thông tin BHXH qua website BHXH Việt Nam

1.1 Cách tra cứu BHXH trên website của BHXH Việt Nam

Người tham gia có thể tra cứu hầu hết thông tin BHXH của cá nhân trên website của BHXH Việt Nam bằng cách truy cập vào Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam (https://baohiemxahoi.gov.vn/) và sử dụng chức năng "Tra cứu trực tuyến". Các thông tin có thể được tra cứu gồm có: mã số BHXH, cơ quan BHXH, quá trình tham gia BHXH, thời gian đóng; tra cứu đơn vị tham gia BHXH, điểm thu, đại lý thu BHXH và tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH.

Các bước tra cứu BHXH trên trang web của BHXH Việt Nam được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. Tìm kiếm và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến”.

Tra cứu trực tuyến trên website BHXH Việt Nam

Sử dụng chức năng tra cứu trực tuyến trên website BHXH Việt Nam

Bước 2: Chọn tiện ích tra cứu: Tùy nhu cầu, cá nhân có thể lựa chọn tiện ích tra cứu phù hợp.

Bước 3: Nhập thông tin cần thiết theo yêu cầu từ hệ thống (* là những thông tin bắt buộc phải điền).

Bước 4: Xác nhận giao dịch bằng cách tích chọn "Tôi không phải người máy".

Hiện nay, trong một số giao dịch tra cứu quan trọng hệ thống có thể yêu cầu bạn nhận mã xác thực OTP được gửi qua email đăng ký để xác nhận giao dịch điện tử.

Bước 5: Nhận kết quả: Nhấn nút "Tra cứu" để xem kết quả tra cứu trả về từ hệ thống.

Tra cứu thông tin BHXH qua website của BHXH Việt Nam là một cách tiện lợi và nhanh chóng để cá nhân tham gia BHXH (bạn) kiểm tra các thông tin liên quan đến BHXH của mình ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Kết quả tra cứu cũng được hiển thị ngay lập tức sau khi bạn nhập đầy đủ thông tin.

Ngoài ra, thông tin tra cứu được cung cấp trực tiếp từ hệ thống của BHXH Việt Nam, đảm bảo độ tin cậy và tính bảo mật cao để bảo vệ thông tin cá nhân.

Nếu bạn cảm thấy thoải mái với việc sử dụng công nghệ và muốn tiết kiệm thời gian, tra cứu qua website là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng website hoặc không có kết nối internet, bạn cũng có thể tra cứu thông tin qua các phương thức khác như ứng dụng VssID, Zalo hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH.

1.2 Cách tra cứu BHXH trên ứng dụng VssID

Tra cứu BHXH trên VssID là quá trình sử dụng ứng dụng BHXH số (VssID) trên điện thoại di động để kiểm tra và quản lý thông tin BHXH của cá nhân. Ứng dụng VssID được phát triển và vận hành bởi cơ quan BHXH Việt Nam nhằm cung cấp một kênh giao tiếp tiện lợi và hiện đại cho người tham gia BHXH.

Những thông tin BHXH có thể được tra cứu trên VssID gồm:

(1) Các thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH.

(2) Tra cứu quá trình tham gia BHXH: Xem chi tiết quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), và BHYT.

(3) Thông tin hưởng các chế độ BHXH: Kiểm tra các chế độ đã hưởng như BHXH một lần, ốm đau, thai sản, lương hưu.

Để sử dụng ứng dụng này bạn cần đăng ký tài khoản BHXH với cơ quan BHXH, sau đó tải và cài đặt ứng dụng về điện thoại để sử dụng. Với cách này người lao động có thể dễ dàng kiểm tra thông tin BHXH của mình ở mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng và thuận tiện.

Cách tra cứu bhxh trên ứng dụng vssid

Cách tra cứu BHXH trên ứng dụng vssid

Dưới đây là hướng dẫn các bước tra cứu BHXH online trên VssID như sau:

Bước 1: Thực hiện đăng nhập VssID sử dụng tài khoản BHXH và mật khẩu hoặc đăng nhập bằng tài khoản VNeID.

Bước 2: Tại mục “Quản lý cá nhân”. Chọn “Quá trình tham gia” để xem quá trình tham gia BHXH hoặc “Thông tin hưởng” để xem thông tin hưởng BHXH 1 lần, ốm đau thai sản, ...

Bước 3: Tại mục “Tra cứu” bạn sẽ thấy các tùy chọn tra cứu như: mã số BHXH, cơ quan bảo hiểm; CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH; đơn vị tham gia BHXH; điểm thu, đại lý thu. Sau đó hãy chọn mục bạn muốn tra cứu.

Bước 4: Nhập/chọn thông tin theo yêu cầu từ hệ thống. Sau đó nhấn chọn "Tìm kiếm" để xem kết quả tra cứu.

Ngoài ra, trên VssID còn có thể thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến khác như cấp lại sổ BHXH, chuyển địa bàn hưởng lương hưu, thay đổi thông tin người hưởng chế độ BHXH....VssID giúp bạn dễ dàng tiếp cận và quản lý thông tin BHXH, đồng thời hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

1.3 Cách tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo

Tra cứu bảo hiểm xã hội (BHXH) qua Zalo là một cách tiện lợi để kiểm tra thông tin BHXH của bạn. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện:

Các bước tra cứu BHXH qua ứng dụng Zalo trên điện thoại

Các bước tra cứu BHXH qua ứng dụng Zalo trên điện thoại

Bước 1: Đăng nhập Zalo và tìm kiếm "Bảo hiểm xã hội + [tên tỉnh/thành phố]". Ví dụ: "Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội".

Bước 2: Tại mục dịch vụ => nhấn chọn "tiện ích" => chọn chức năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.

Bước 3: Chọn mục "Tra cứu mã số BHXH" hoặc "Tra cứu quá trình đóng BHXH".

Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu như họ tên, số CMND/CCCD, mã số BHXH, và các thông tin khác.

Ví dụ: Để "tra cứu mã số BHXH" của cá nhân, bạn thực hiện các bước như trên đến mục "Tiện ích" => Chọn "tra cứu mã số BHXH" => bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc => Xác nhận mã Capcha => Nhận kết quả.

Hướng dẫn nhanh tra cứu mã số BHXH qua Zalo

Hướng dẫn cách tra kiểm tra mã số BHXH qua ứng dụng Zalo

Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về quá trình tham gia BHXH của mình.

Người tra cứu thông tin BHXH trên ứng dụng Zalo vẫn cần xác nhận bằng mã OTP và mã capcha trong một số tiện ích tra cứu để nhằm bảo mật thông tin tra cứu. Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng VssID thì đây là một sự lựa chọn thay thế khi thực hiện tra cứu trên điện thoại di động.

1.4 Tra cứu bằng cách gọi điện đến Tổng đài BHXH Việt Nam

Để tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH) qua tổng đài, bạn có thể gọi đến Tổng đài BHXH Việt Nam số 1900 9068 và làm theo hướng dẫn. Đây là số điện thoại chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam, hoạt động 24/7 với cước phí 1.000 đồng/phút.

Khi gọi đến tổng đài, bạn có thể yêu cầu hỗ trợ về các vấn đề như:

  1. Tra cứu mã số BHXH.
  2. Kiểm tra quá trình đóng BHXH.
  3. Hướng dẫn thủ tục hành chính liên quan đến BHXH.
  4. Giải đáp các thắc mắc về chế độ, chính sách BHXH.

Để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin theo yêu cầu bạn cũng cần có một số thông tin cá nhân như số thẻ CCCD/mã số định danh, số điện thoại, quê quán... để xác thực thông tin tra cứu

1.5 Cách tra cứu thông tin trên sổ BHXH

Hiện nay, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là do người tham gia tự bảo quản, do vậy bạn có thể sử dụng sổ BHXH để tìm kiếm các thông tin cần thiết.

Tra cứu thông tin trên sổ BHXH là cách tra cứu sơ khai và đơn giản nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tra cứu được mã số BHXH được ghi trên bìa sổ và các thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH của mình thông qua các thông tin được ghi trên sổ giấy.

Điểm hạn chế của cách tra cứu này trong việc tra cứu quá trình đóng BHXH là chỉ cập nhật đến thời điểm chốt sổ gần nhất mà không thể hiện được đầy đủ được quá trình đóng BHXH tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, tính bảo mật của phương pháp này không cao và ai cầm sổ cũng có thể xem được thông tin ghi trên sổ.

1.6 Cách tra cứu thông tin BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế

Hiện nay, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đều được cấp theo mẫu mới theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam từ ngày 01/4/2021. Với thẻ BHYT, bạn chỉ có thể biết được mã số BHXH của mình cũng chính là mã số của thẻ BHYT được ghi trên mặt trước của thẻ gồm có 10 chữ số.

Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên thẻ BHYT

Cách xem mã bảo hiểm xã hội ghi trên thẻ BHYT

Ngoài ra, đối với thẻ BHYT mẫu cũ thì mã số BHXH là 10 số cuối trong dãy số thẻ BHYT.

2. Những thông tin tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến

Tra cứu bảo hiểm xã hội (BHXH) là việc kiểm tra và xác nhận các thông tin liên quan đến việc tham gia BHXH của người tham gia. Bạn có thể sử dụng các cách tra cứu BHXH để tìm kiếm các thông tin sau:

2.1 Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là một quá trình kiểm tra và xác nhận các thông tin liên quan đến thời gian cá nhân đã đóng BHXH. Điều này giúp bạn biết được tổng thời gian đã tham gia BHXH, từ đó có thể tính toán các quyền lợi BHXH được hưởng.

Cá nhân có thể tra cứu thời gian tham gia BHXH hiệu quả nhất qua 02 cách như sau:

  1. Tra cứu trên Trang web của BHXH Việt Nam.
  2. Tra cứu trên Ứng dụng VssID.

2.1.1 Hướng dẫn tra cứu thời gian đóng BHXH trên website

Để tra cứu thời gian tham gia BHXH của mình trên Website của BHXH Việt Nam bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn các bước như sau:

Các bước tra cứu quá trình tham gia BHXH trên website BHXH Việt Nam

Các bước tra cứu quá trình tham gia BHXH trên website BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

Bước 2: Chọn chức năng “Tra cứu trực tuyến” sau đó chọn “Tra cứu quá trình tham gia BHXH” (1).

Bước 3: Nhập các thông tin theo yêu cầu gồm: tỉnh thành (là nơi tham gia BHXH); cơ quan BHXH, từ tháng đến tháng; họ tên, số CCCD/CMND; mã số BHXH và số điện thoại (2).

Bước 4: Tích chọn "tôi không phải người máy" và nhấn nút "Lấy mã tra cứu" để nhận mã tra cứu được gửi qua email đăng ký (3).

Bước 5: Nhập "mã tra cứu" vào ô tương ứng (4) sau đó nhấn chọn "Tra cứu" để xem toàn bộ kết quả trả về là toàn bộ thời gian đóng BHXH, các giai đoạn tham gia (5).

Như vậy là bạn đã có thể biết được quá trình và thời gian tham gia BHXH của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu thời gian đóng BHXH của mình qua ứng dụng VssID trên điện thoại.

2.1.2 Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia BHXH trên VssID

Để tra cứu thời gian đóng BHXH của mình bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách tra quá trình tham gia BHXH trên ứng dụng VssID. Các bước thực hiện như sau:

Tra cứu bảo hiểm xã hội trên app VssID

Tra cứu quá trình tham gia BHXH trên app VssID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID trên điện thoại.

Bước 2: Tại chức năng "Quản lý cá nhân"(1) chọn "Quá trình tham gia"(2)

Bước 3: Nhận kết quả (3) và kiểm tra các thông tin cần tra cứu và Mẫu C14-TS(4)

Như vậy, với cách tra cứu thời gian đóng BHXH trên VssID sẽ giúp bạn biết được các thông tin sau:

(1) Tổng thời gian người lao động tham gia BHXH.

(2) Tổng thời gian chậm đóng BHXH.

(3) Chi tiết các khoảng thời gian mà người lao động đóng BHXH tại mỗi đơn vị sử dụng lao động.

(4) Mẫu C14-TS giấy xác nhận đóng BHXH của cơ quan BHXH nơi lao động đang tham gia.

2.1.2.1 Tra cứu thời gian chưa đóng BHXH trên VssID

Từ ngày 14/03/2023 Trung tâm Công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam đã hoàn thành điều chỉnh và nâng cấp ứng dụng VssID lên phiên bản 1.6.5 đồng thời bổ sung thêm tính năng hiển thị thời gian chậm đóng BHXH, BHTN của người tham gia.

Tra cứu tổng thời gian chậm đóng BHXH trên VssID

Tra cứu tổng thời gian chậm đóng BHXH trên VssID

Như vậy để tra cứu thời gian chưa đóng BHXH, người tham gia có thể kiểm tra tổng thời gian chậm đóng của mình tại chức năng Quản lý cá nhân > Quá trình tham gia trên ứng dụng VssID.

2.2 Tra cứu đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội

Trong một vài trường hợp người lao động muốn tra cứu đơn vị mình đang làm hoặc đơn vị mình ứng tuyển sắp tới có tham gia BHXH không có thể tra cứu trực tiếp theo cách sau:

Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”

Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục “Tra cứu đơn vị tham gia BHXH”.

Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết gồm: Tỉnh thành; Cơ quan BHXH; Mã đơn vị; Tên đơn vị; Mã số thuế rồi tích chọn “Tôi không phải người máy”.

Bước 5: Nhấn “Tra cứu” và nhận kết quả.

Tra cứu BHXH qua cổng điện tử BHXH Việt Nam 1

Nhập dữ liệu cần thiết để tra cứu đơn vị tham gia BHXH

Lưu ý: Các ô có đánh dấu (*) là các ô bắt buộc phải nhập, thông tin nhập càng chi tiết kết quả trả về sẽ là kết quả tối ưu nhất. Trong trường hợp thông tin nhập không chính xác thì sẽ không hiển thị kết quả tra cứu.

2.3 Tra cứu mã số BHXH trên website BHXH Việt Nam

Bạn có thể tra cứu mã số BHXH trên trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx) theo hướng dẫn sau:

Các bước tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên website của BHXH Việt Nam

Các bước tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên website của BHXH Việt Nam

Bước 1: Bạn chọn “Tra cứu trực tuyến” sau đó chọn tiện ích "Tra cứu mã số BHXH" (1)

Bước 2: Bạn nhập các thông tin cần thiết gồm họ tên, tỉnh thành phố, quận huyện, phường xã, thôn xóm và 1 trong 3 thông tin cá nhân sau: Số CMND/CCCD/Hộ Chiếu, ngày sinh hoặc mã số BHXH (2).

Bước 3: Bạn chọn “Tôi không phải là người máy” và bấm nút "Tra cứu" để xem kết quả (3)

2.3.1 Tại sao tra cứu mã số bảo hiểm xã hội không được?

Trong nhiều trường hợp khi tra mã số bảo hiểm xã hội không được có thể do một số các nguyên nhân sau:

Trường hợp 1: Người lao động nhập sai dữ liệu cá nhân để tra cứu, dẫn đến không tìm thấy kết quả.

Trong trường hợp này người lao động cần nhập lại thông tin tra cứu và kiểm tra kỹ lưỡng xem thông tin nhập đã chính xác chưa, sau đó mới tra cứu.

Trường hợp 2: Người lao động mới đăng ký tham gia BHXH, do đó dữ liệu chưa được cập nhật lên hệ thống dữ liệu của Cơ quan BHXH Việt Nam.

Trong trường hợp này người lao động cần chờ để cơ quan BHXH cập nhật mới có thể tra cứu mã số BHXH trên hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.

Trường hợp 3: Hệ thống đang bảo trì

Trường hợp hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam đang bảo trì, người lao động sẽ không thể thực hiện bất cứ tra cứu BHXH nào. Người lao động quay lại tra cứu sau khi hệ thống được bảo trì xong.

Trên đây là tổng hợp 06 cách tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến nhất giúp người tham gia BHXH có thể tra cứu thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cơ quan BHXH nơi tham gia BHXH hoặc liên hệ Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 để được giúp đỡ.

Tài Phạm

Từ khóa » Theo Dõi Bhxh