5 Cách Trị Ghẻ Ngứa Tại Nhà Bằng Các Nguyên Liệu Thiên Nhiên

Rate this post Ghẻ ngứa là bệnh da liễu thường dễ gặp ở các bạn vệ sinh cá nhân kém. Ghẻ ngứa rất dễ lây lan và nếu kéo dài mà không điều trị bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, việc điều trị bệnh ghẻ ngứa nên thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là 5 phương pháp trj ghẻ ngứa tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên chúng tôi muốn gợi ý cho bạn. Cùng tham khảo ngay nhé! 151234-benh-ghe

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Tuy được phát hiện từ năm 1600, nhưng hơn 100 năm sau người ta mới xác định được nguyên nhân chính xác gây ghẻ ngứa. Bệnh do nhiễm ký sinh trùng da lớp thượng bì mang tên Sarcoptes scabiei. Thông qua kính hiển vi ta có thể thấy được ký sinh trùng này có hình bầu dục, đường kính vào khoảng 0,3mm. Khi xâm nhập vào lớp thượng bì chúng sẽ tiến hành đào hầm và đẻ trứng, sau 3 – 4 ngày sẽ nở thành ấu trùng và phát triển trưởng thành trong khoảng 21 – 24 ngày. Chính vì thế bệnh thường có chu kỳ tái phát là 3 tuần/lần.

Ghẻ ngứa thuộc nhóm bệnh da liễu phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện chủ yếu tại những khu vực nhà cửa chật hẹp, dân cư đông đúc, môi trường và nước sách không đảm bảo. Khi tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung, mặc chung đồ, quan hệ tình dục,… sẽ tạo điều kiện cho ghẻ ngứa lây lan. Tuy rằng bệnh không có ảnh xấu đến sức khỏe nhưng tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần và phát triển nên những biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp.

Các cách trị ghẻ ngứa tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Cách dùng nước muối ấm trị ghẻ ngứa tại nhà

Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh ghẻ. Triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng và dữ dội hơn vào ban đêm. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và chất lượng giấc ngủ nói riêng.

Để phòng ngừa triệu chứng ngứa ngáy bùng phát vào ban đêm, người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa bằng muối biển. Muối biển có đặc tính sát trùng, làm giảm ngứa, chống viêm và kháng khuẩn nhẹ.

Tận dụng dược liệu này có thể kiểm soát tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời còn hỗ trợ làm giảm sưng viêm và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da. Người bệnh có thể pha nước muối ấm để tắm hay ngâm rửa tổn thương.

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn nước ấm, thêm vào khoảng 3 thìa muối biển
  • Khuấy đều cho muối tan rồi ngâm mình vào tắm khoảng 10 phút
  • Nên kỳ cọ nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên vùng da tổn thương
  • Nếu tổn thương chỉ kích hoạt ở bàn tay, bàn chân thì có thể dùng nước muối ấm ngâm rửa vùng da này

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng cách chườm nóng với muối biển. Rang nóng khoảng 2 – 3 thìa muối hạt. Sau đó đợi muối nguội bớt thì cho vào túi vải. Chườm trực tiếp lên vị trí bị tổn thương do bệnh ghẻ ngứa.

Dùng tinh dầu tràm trà trị ghẻ ngứa

Tinh dầu tràm trà cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể tận dụng để trị bệnh ghẻ ngứa tại nhà. Nguyên liệu này được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất hữu hiệu.

Một số thành phần có trong tinh dầu tràm trà còn ức chế được hoạt động của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Từ đó hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy, nhất là vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít tinh dầu tràm trà nguyên chất
  • Vệ sinh và dùng khăn mềm lau khô vùng da cần điều trị
  • Thoa 1 lớp thật mỏng tinh dầu tràm trà lên trên bề mặt da
  • Vỗ nhẹ nhàng để tinh dầu thấm sâu vào lớp biểu bì của da và phát huy tốt công dụng

cach-tri-ghe-ngua-3

Cách trị ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Một cách trị bệnh ghẻ ngứa hiệu nghiệm theo kinh nghiệm dân gian là dùng lá bạch đàn. Lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.

Cách sử dụng: Bạn nên chọn lá bạch đàn loại cây giống cũ ngày xưa chậm lớn (không phải lá bạch đàn to) hoặc bạch đàn lai ngày nay, tốt nhất là lá bạch đàn kim lá nhỏ. Sau đó, lấy một nắm lá bạch đàn (cả lá khô và lá tươi) vò nát rồi đun với nước để ngâm, tắm.

Khi ngâm hoặc tắm lá bạch đàn, bạn có thể dùng bã của lá chà lên vùng da bị ghẻ để có hiệu quả điều trị nhanh hơn. Bạn nên áp dụng cách trị ghẻ này trong 2 tuần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn kí sinh trùng cái ghẻ.

Dùng lá trầu không để trị ghẻ ngứa

Lá trầu không là loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn cho những vùng da bị xước, tiếp đến là cái ghẻ sẽ bị tiêu diệt. Bạn có thể áp dụng cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng lá trầu không khi bị bệnh, tuy có một số người có thể là do cơ địa nên áp dụng mẹo chữa này nhưng không khỏi.

Cách sử dụng: Bạn lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi đun với nước và một ít muối trong khoảng 10-15 phút. Sau đó đợi nước ấm rồi đem ngâm hoặc tắm. Bạn có thể lấy bã lá trầu chà lên vùng da bị ghẻ. Thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ hết ghẻ.

Sử dụng nha đam chữa bệnh ghẻ nước:

các nghiên cứu cho thấy nha đam có hiệu quả đối với người bệnh ghẻ nước na ná như một loại thuốc kê toa có tên Benzyl Benzoate. Sử dụng gel nha đam thoa lên da ngày 1 – 2 lần sẽ giúp xoa dịu cơn ngứa, phòng tránh viêm nhiễm trên da.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Top 10 loại lá cây tắm trị ngứa chữa viêm da cơ địa

Xem thêm: Người bệnh huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ghẻ Ngứa Tại Nhà