5 Cách Vỗ ợ Hơi Khi Bé Ngủ Hiệu Quả Mà Không Làm Con Thức Giấc

Liệu có cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ nào phù hợp? Vỗ ợ hơi là điều cần thiết cho trẻ để giúp con bú được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn và ngủ ngon hơn. Thế nhưng, không ít lần trẻ ngủ ngay khi đang bú. Vậy trong trường hợp này có nên vỗ ợ hơi cho bé không?

1/ Bé ngủ có vỗ ợ được không

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ sẽ khó thực hiện hơn, nhưng không phải là không thể. Ngay cả khi bé đã ngủ, bạn hãy thử vỗ ợ hơi cho bé vài phút trước khi đặt bé ngủ trở lại. Nếu không, trẻ cũng dễ thức giấc giữa đêm vì đói hoặc khi thức dậy không được thoải mái vì cảm giác đầy bụng khó chịu.

Vỗ ợ hơi là cách chăm sóc trẻ cần thiết. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và các cơ co thắt dạ dày - thực quản còn yếu nên khi chứa nhiều không khí sẽ gây đầy bụng hay dễ bị trào ngược, với biểu hiện điển hình là nôn trớ, ọc sữa, quấy khóc…

Khi vỗ ợ hơi sau bú, được loại bỏ lớp khí đang bị mắc kẹt ở dạ dày thì bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Không chỉ giảm bớt hiện tượng nôn trớ sau khi bú mà bé cũng sẽ bú được nhiều sửa hơn, con ngủ lâu và ngủ ngon hơn.

cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ

2/ Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ

Để không khí di chuyển lên trên, đi qua cổ họng và thoát ra ngoài qua miệng thì yêu cầu em bé phải được đứng thẳng phần nào đó. Có nhiều cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ, nhưng để không đánh thức trẻ hoàn toàn thì bạn cần thử để tìm ra kỹ thuật phù hợp, vì ở mỗi bé là khác nhau.

Cách 1: Tư thế tựa vào vai

Phương pháp này sẽ phù hợp với những bé ngủ ngoan. Hay nó cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn đánh thức trẻ dậy để cho bé bú.

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ cụ thể được tiến hành như sau:

  • Xoay em bé thẳng đứng và dựa vào ngực của mẹ, đầu tựa vào vai. Đặt một tay dưới mông để đỡ bé.
  • Khum lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ giữa hai xương bả vai.
  • Nếu vỗ nhẹ không hiệu quả, hãy thử xoa phần lưng trên của trẻ theo chuyển động tròn bằng lòng bàn tay.

Nếu mục đích của bạn là giúp bé tỉnh táo thì việc vổ nhẹ khi đặt bé trên vai này vừa có thể đánh thức bé và cũng giúp bé ợ hơi tốt.

Cách 2: Tư thế tựa vào ngực

Nếu như tư thế thăng đứng, tựa vào vai có xu hướng đánh thức trẻ thì việc đặt bé tựa lên ngực có thể tạo cảm giác thoải mái hơn, trẻ có thể dễ dàng ngủ lại sau khi bú.

  • Nhẹ nhàng nâng trẻ lên ngực, đặt một tay lên lưng và một tay đặt dưới mông bê.
  • Nên để bé ở tư thế cuộn tròn, tránh duỗi thẳng chân bé để giúp bé yên tâm ngủ ngon.
  • Xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn. Nếu điều này không giúp trẻ ợ hơi thì hãy thử vổ nhẹ giữa hai vai của bé.

Cách 3: Tư thế xoay hông

Thực hiện cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ bằng tư thế xoay hông sẽ hiệu quả nếu như bạn thích cho bé bú khi nằm. Nó có thể giữ cho trẻ tiếp tục ngủ ngon giấc vì cha mẹ không cần ngồi dậy và bé không bắt buộc phải ở tư thế thẳng đứng.

  • Nhẹ nhàng đặt bụng của trẻ xuống ngang hông hoặc bụng của bạn. Đảm bảo rằng đầu của em bé vẫn ở trên cao so với cơ thể của chúng.
  • Nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ, nhất là phần giữa hai bả vai. Hoặc xoa lưng bé theo chuyển động tròn hướng lên.

Cách 4: Giữ cánh tay

Đối với các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì bạn có thể áp dụng phương pháp vỗ ợ hơi giữ cánh tay.

  • Đặt một cánh tay dưới lưng trẻ để trẻ tựa vào cẳng tay của bạn.
  • Cẩn thận xoay người trẻ để trẻ nằm úp bụng trên cẳng tay của cha mẹ ở phần khuỷu tay. Đặt tay giữa hai chân trẻ để giữ bé.
  • Tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trên của trẻ.
  • Khi hoàn thành, nhẹ nhàng lăn trẻ về phía bạn. Sau đó chúng sẽ ngửa mặt lên để tiếp tục bú hoặc đi ngủ.

Cách 5: Đặt vào lòng

Nếu bạn đã ngồi sẵn trên ghế thì có thể đặt trẻ vào lòng và thực hiện cách vỗ ợ hơi cho trẻ khi ngủ này. Phương pháp này có thể giữ cho trẻ tiếp tục ngủ ngon.

  • Trong khi ở tư thế ngồi, nhẹ nhàng lật trẻ nằm sấp và để trẻ nằm trên đùi của bạn.
  • Đặt một cánh tay dưới cằm và ngực của trẻ để nâng phần trên của trẻ lên một chút.
  • Tay còn lại vỗ lưng hoặc xoa theo chuyển động tròn.
  • Khi hoàn thành, hãy lật ngược trẻ nằm ngửa trở lại.

3/ Lưu ý khi áp dụng các cách vỗ ợ hơi cho bé khi đang ngủ

Không phải lúc nào thực hiện các cách vỗ ợ hơi khi trẻ đang ngủ cũng có thể thấy được kết quả bên ngoài. Bởi trong một số trường hợp, trẻ hoàn toàn bình thường, tiêu hóa tốt và không hề gặp hiện tượng đầy hơi sau khi bú.

cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ

Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiên trì thực hiện, nhất là khi con thường ngủ không sâu giấc, hay đòi bú nhiều lần về đêm, sáng dậy mệt mỏi… Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo thêm:

  • Cho trẻ ợ hơi trong khi bú. Khi bú xong trẻ thường hay buồn ngủ và có thể nuốt nhiều không khí hơn. Chính vì thế, bạn có thể thử cho trẻ ợ hơi trước khi chuyển vú hoặc khi trẻ bú được nửa bình.
  • Nếu trẻ không ợ hơi sau 5 phút cố gắng, hãy nhẹ nhàng cho trẻ nằm ngửa, trong nôi hay cũi. Sau một vài phút, cẩn thận bế trẻ lên và thử cho trẻ ợ hơi lần nữa. Đôi khi, nằm xuống giúp các bọt khí xung quanh di chuyển và giải phóng ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Giữ trẻ thẳng đứng sau khi bú. Sử dụng khăn quấn hoặc địu em bé có thể là một cách tốt để để em bé ngủ ở tư thế bán thẳng đứng, cho phép bong bóng khí thoát ra ngoài mà không cần phải làm gì từ cha mẹ.
  • Không cần căng thẳng nếu trẻ không ợ hơi. Bởi có nhiều lúc trẻ không ợ hơi hoặc không có khí để thoát ra ngoài.
  • Có thể bổ sung men vi sinh cho bé để hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy, men vi sinh được bào chế dưới dạng lợi khuẩn bao phim giúp bảo vệ lợi khuẩn và nâng cao hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường.

Trên đây là 5 cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ và các lưu ý khi thực hiện. Hãy thực hành và tìm ra kỹ thuật nào là phù hợp nhất với bé nhé!

Từ khóa » Cách Vỗ ợ Hơi Khi Bé Ngủ