5 Con Khỉ Và 1 Nải Chuối: Bài Học Về Những Nhà Lãnh Đạo Cay ...
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện về 5 chú khỉ và những vị sếp khắc nghiệt
Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn khỉ kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?
***
Huy động trí tuệ cộng đồng – tuyệt kỹ quản trị cho nhà lãnh đạo
Kể từ khi LinkedIn thành lập vào năm 2003, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch - Reid Hoffman đã giúp website này tăng trưởng từng ngày, lên tới con số 300 triệu người dùng.
Và trong diễn biến mới nhất, họ đã đạt được thỏa thuận với Microsoft về thương vụ mua lại với giá trị kỷ lục lên tới 26,2 tỉ USD.
Vậy đâu là bí quyết giúp Reid Hoffman chèo lái LinkedIn tới thành công như hiện tại. Câu trả lời có lẽ nằm ở kỹ năng sử dụng mạng lưới quan hệ trong công việc tuyệt vời của ông.
Trong cuốn sách "Đồng minh - Cách quản lý nhân tài trong kỷ nguyên mối quan hệ" mà Hoffman là đồng tác giả, ông có giải thích về lợi ích của việc có những nhân viên quảng giao với mạng lưới quan hệ rộng cả trong lẫn ngoài công ty.
Ông nói: “Vấn đề khó khăn nhất bạn từng phải giải quyết trong công việc là gì? Còn đây là ví dụ từ chính bản thân tôi. Khi còn làm việc tại PayPal, chúng tôi phải tìm ra cách đánh bại đối thủ BillPoint. Họ được Wells Fargo hỗ trợ và là sản phẩm của chính đối tác quan trọng của chúng tôi - eBay. Để đánh bại BillPoint, chúng tôi cần nghĩ xa hơn họ.
Vì thế, tôi đã yêu cầu tất cả thành viên trong nhóm nói chuyện với bạn bè, đối tác và cả nhân viên BillPoint để thu được nhiều thông tin nhất có thể. Sau đó, chúng tôi đã tìm ra được 2 điều quan trọng. Trước hết, BillPoint cho rằng mối quan hệ của họ với Wells Fargo chính là điểm hút khách hàng nhất. Còn điều thứ hai lại là người dùng eBay thậm chí chẳng quan tâm về mối quan hệ của BillPoint với nhà băng. Họ chỉ thích những gì dễ dùng mà thôi.
Biết được điều đó, chúng tôi tập trung nhất vào việc đơn giản hóa tất cả cho người dùng. Sau đó, chúng tôi đánh bại BillPoint. Và eBay cuối cùng phải mua lại PayPal với giá 1,5 tỷ USD”.
Thường thì khi gặp khó khăn, việc đầu tiên hầu hết mọi người làm là tổ chức một cuộc họp với tất cả người thông minh trong công ty. Nói chuyện với mọi người - đó là bước khởi đầu tốt.
Những thông tin chuyên nghiệp, giá trị nhất thường nằm trong đầu của người khác. Lẽ dĩ nhiên con người - chứ không phải Google, sách hay bài đăng trên blog, mới có những thông tin cần thiết để bạn giải quyết các vấn đề khó khăn.
Những thông tin và quan điểm tuyệt vời từ những người bạn biết có thể là lợi thế cạnh tranh rất lớn. Chúng tôi gọi đó là "trí tuệ cộng đồng". Nhất là trong kỷ nguyên phụ thuộc nhiều vào quan hệ như hiện nay.
Vì vậy, mỗi khi gặp vấn đề thực sự khó khăn, bạn nên nhìn ra bên ngoài. Số người thông minh không làm việc cho công ty bạn nhiều hơn tổng tất cả những người thông minh đang làm cho bạn. Nếu biết cách, nhóm của bạn sẽ trở nên lớn hơn rất nhiều.
Giả sử công ty bạn có 5 người. Mỗi người lại có 75 mối quan hệ bên ngoài. Như vậy nhóm của bạn thực sự có tới 375 người. Và nó sẽ còn tăng lên nữa nếu tính đến cấp thứ 2 hay thứ 3.
Là những người quảng giao và có nhiều mối quan hệ bên ngoài nhưng các CEO thường quên rằng nhân viên của mình cũng có thể làm điều tương tự. Khi nhân viên chia sẻ với bạn những gì họ học được từ các mối quan hệ của mình (về công nghệ, cạnh tranh, chuyên môn), họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Đối với một công ty chú trọng về sáng tạo, một lực lượng lao động biết cách mở rộng ra bên ngoài là hết sức cần thiết. Điều này cũng đồng thời mang lại những lợi ích cho sự nghiệp của nhân viên. Thông qua việc giúp nhân viên mở rộng các mối quan hệ, bạn đang cải thiện triển vọng nghề nghiệp dài hạn cho chính họ.
Sức mạnh trí tuệ từ cộng đồng sẽ giúp các lãnh đạo có quyết định sáng suốt hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Và dĩ nhiên, việc này có lợi cho tất cả mọi người.
Theo cafebiz.vn
Từ khóa » Câu Chuyện Sếp Không ăn Chuối
-
Sếp Không ăn Chuối! - Báo Bình Dương Online
-
LÃNH ĐẠO KHÔNG ĂN CHUỐI Có Một Anh... - ĐẤU TRANH PHẢN ...
-
Con Khỉ Sếp - VnExpress
-
Chuyện Vui Cuối Tuần – Sếp ăn Gì? | Chu Mộng Long
-
SẾP ĂN GÌ??? - DongQuynh's Blog
-
Bài Học Về Sếp Vùi Dập Nhân Viên - Vietnamnet
-
Sep An Gi? - Bat Khuat
-
Chuyện Vui Cuối Tuần – Sếp ăn Gì? | Diễn đàn Chứng Khoán
-
5 Chú Khỉ Và Nải Chuối - Câu Chuyện Hay Về Lãnh đạo đáng Suy Ngẫm
-
Triết Lý 5 Con Khỉ Và Bài Học Về Sự Nỗ Lực Không ... - Store Rodbooks
-
Làm Gì Khi Sếp... "củ Chuối"
-
Câu Chuyện "Heo ăn Chuối" - #13 Bởi Jess-Livermore - Doanh Nghiệp
-
Triết Lý 5 Con Khỉ Và Bài Học Về Sự Nỗ Lực Không Ngừng ... - AFamily
-
Tag #trongtrot @ Blog Nhà BaLành