5 Công Thức Bố Cục Kinh điển Của Nhiếp ảnh - Điều Hành Tác Nghiệp

5 công thức bố cục kinh điển của nhiếp ảnh

(05/12/2012 16:12:13)

Bố cục ảnh

Bố cục là sự kết hợp các thành phần, yếu tố trong một bức ảnh theo một "trật tự" nào đó để tạo nên một tổng thể, tạo ra cảm xúc nhất định cho người xem. Bố cục tốt có thể làm tăng cường cho ý nghĩa và trạng thái của một bức ảnh. Tùy theo chủ đề bức ảnh, ý đồ sáng tạo, tính chất của các thành phần nội dung... mà người chụp lựa chọn một bố cục nào đó cho phù hợp. Bố cục phải mang lại hiệu quả cho bức ảnh, chứ không chỉ đơn thuần là đẹp

Các thành phần trong nhiếp ảnh có thể tham gia vào bố cục gồm:

- Đường nét (lignes)

- Đường viền (contours)

- Hình thể (formes)- Màu sắc (colour)

- Chất liệu (texture)

Ánh sáng, góc độ, loại ống kính sử dụng là những phương tiện để ta sáng tạo bố cục theo những ý đồ khác nhau.

8 nguyên lý của thị giác:

1. Hòa hợp trong đa dạng

2. Tương phản

3. Cânbằng

4. Cân đối

5. Chính- phụ

6. Nhịp điệu

7. Đường dẫn

8. Thống nhất phong cách

5 đường nét chủ yếu

1. Đường ngang: Yên tĩnh, bình lặng

2. Đường thẳng đứng: Tĩnh nhưng uy nghi, ngăn nắp

3. Đường gãy: Xao động, chuyển biến đột ngột

4. Đường xiên: Chuyển động, không bình lặng

5. Đường cong: Chuyển động, độ rung, có nhịp điệu

Theo Nội san Thông tấn, số 11/2012

Từ khóa » Bố Cục Là Gì Nêu 5 Công Thức Kinh điển Của Bố Cục