5 Đặc điểm Sinh Học Của Chim Yến Trong Nhà Nuôi Yến

Mục lục

  • 1. Hình dáng bên ngoài
  • 2. Điều kiện sinh sống của chim yến trong nhà nuôi
  • 3. Thời gian kiếm ăn của chim yến
  • 4. Chu kỳ sinh sản
    • 4.1. Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối.
    • 4.2. Chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng màu trắng.
    • 4.3. Chim bắt đầu ấp
    • 4.4. Chim non mới nở chịu ảnh hưởng trực tiếp.
  • 5. Vùng kiếm ăn của chim yến
    • 5.1. Vùng kiếm ăn
    • 5.2. Đặc điểm nơi kiếm ăn của chim yến

Để có nhà nuôi yến thành công, kỹ thuật nuôi yến phải được chuẩn bị kĩ lưỡng bởi người chủ đầu tư ngay thời điểm chuẩn bị lên kế hoạch triển khai cho ý định xây nhà yến. Phải nắm bắt được đặc điểm sinh hoạt, sinh sống của chim yến để có thể theo dõi. Đảm bảo được nguồn thu hoạch trong mô hình nhà nuôi yến của mình. Nếu chưa nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của yến, Pronest sẽ đưa bạn những thông tin đó qua bài viết sau:

1. Hình dáng bên ngoài

  • Trọng lượng trung bình của chim yến trưởng thành: 13,24g (nhỏ nhất: 12,4g; lớn nhất: 13,8g).
  • Màu lông: phần trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu đen, mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm.
  • Mỏ: màu đen có chiều dài trung bình 2 mm, chiều dài cánh 122 mm
  • Lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông.
  • Lông đuôi có chiều dài trung bình 45 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông.
  • Chân: có 4 ngón, chiều dài cẳng chân trung bình 10,9 mm, ống chân chiều dài trung bình 21 mm, móng chân chiều dài trung bình 4 mm.

2. Điều kiện sinh sống của chim yến trong nhà nuôi

  • Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp. Nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến.
  • Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định.
  • Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.

Đọc thêm: http://113.176.96.218:8000/nuoi-yen-trong-nha-nhung-yeu-to-giup-ban-thanh-cong/

3. Thời gian kiếm ăn của chim yến

  • Thời gian chim rời tổ đi kiếm ăn tùy thuộc vào mùa, khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu đi kiếm ăn.

+ Thời gian rời tổ: 5h00 – 5h30; mùa đông thì trễ hơn vào lúc 6h00.

+ Thời gian về tổ: 18h00 – 18h30; mùa đông thì sớm hơn vào lúc 17h30.

  • Đối với chim không nuôi chim con thì chúng rời tổ đi kiếm ăn từ sáng cho đến chiều tối về tổ để nghỉ ngơi. Những cặp đang ấp trứng thì luân phiên nhau về ấp trứng.
  • Những cặp đang nuôi chim con thì số lần chim bố mẹ quay về tổ nhiều hay ít phụ thuộc vào chim con đã lớn hay còn bé (chim lớn đòi hỏi lượng thức ăn trong ngày nhiều hơn).

4. Chu kỳ sinh sản

chim yến 1

4.1. Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối.

  • Thời gian ( ban đêm ): Có hai khoảng thời gian giao phối: từ 21h đến 23h; từ 1h đến 3h sáng.
  • Số lần giao phối: một ngày giao phối khoảng 3 đến 4 lần. Chim giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày.
  • Sau khi đẻ trứng đầu tiên, thỉnh thoảng chim vẫn còn giao phối từ 2 đến 3 lần, nhưng sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa.

4.2. Chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng màu trắng.

  • Vỏ trứng: kích thước trung bình 21,26 ÷ 13,84 mm, trọng lượng 2,25g.
  • Thời gian đẻ giữa trứng: 1 và trứng 2 khoảng từ 2 đến 6 ngày. Tỷ lệ đẻ trứng của chim yến trong nhà đạt tỷ lệ khoảng 57%; tỷ lệ nở đạt 73%, tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt 65%.
  • Có thể xác định được trong năm có 3 tháng (tháng 11; 12 và tháng 1) chim không đẻ trứng hoặc rất ít đẻ trứng. Các tháng còn lại trong năm là mùa sinh sản của chim yến.

4.3. Chim bắt đầu ấp

  • Khi đẻ trứng đầu tiên: cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng và tiếp tục đẻ thêm trứng thứ 2. Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn.
  • Khi ấp: chim thường dùng mỏ để đảo trứng. Một ngày chim bay ra khỏi tổ 1 – 2 lần, thường vào lúc 8h00 – 10h00 sáng để trứng tiếp xúc với độ ẩm, do đó khi chim con nở ra không bị dính vỏ.
  • Vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng đổi ca ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần.
  • Chim con có thể nở vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tùy vào điều kiện ấp của chim bố mẹ.
  • Sau khoảng 22 đến 23 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 đến 3 ngày.

4.4. Chim non mới nở chịu ảnh hưởng trực tiếp.

  • Với môi trường sống bên ngoài: khi chim con vừa nở ngày đầu tiên thì chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp để sưởi ấm cho chim con. Sau đó đi kiếm mồi về cho chim con ăn.
  • Khi đi kiếm ăn: thì cả chim bố và mẹ đều bay đi hết.
  • Thời gian đầu chim con nhỏ hơn 10 ngày tuổi thì sau khi cho chim con ăn chim bố mẹ vẫn ấp để sưởi ấm cho chim con từ 1 đến 2 giờ. Thời gian sau chim bố mẹ về chỉ còn mớm mồi cho con.
  • Thời gian nuôi chim con từ khi mới nở đến trưởng thành trung bình khoảng 48 ngày.

5. Vùng kiếm ăn của chim yến

5.1. Vùng kiếm ăn

Là vùng có đủ thức ăn cho chim yến trong suốt cả năm. Vùng chim có thể bắt các loài côn trùng bay suốt từ sáng đến chiều tối.

5.2. Đặc điểm nơi kiếm ăn của chim yến

  • Nơi kiếm ăn lý tưởng của chim yến là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1m. Như đồng lúa, bụi cây; khoảng 30% diện tích cây cao trên 5 m và khoảng 20% mặt nước thoáng.
  • Chim rời tổ khoảng 5h. Sau đó kiếm ăn trên vùng cây thấp, trên vùng cây cao và vùng có mặt nước.
  • Vào khoảng 16h00 chim yến thường bay về các khúc sông để tắm và uống nước.
  • Từ 17h00 đến 18h00 chim bắt đầu về tổ và cũng có thể muộn hơn cho đến sau 19h00.

Từ khóa » đặc Tính Loài Yến