5 Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ SSD Bị Hỏng
Có thể bạn quan tâm
Nhưng điều đó không có nghĩa là ổ SSD (Solid State Drive) không có điểm yếu. Nếu bạn tìm hiểu về SSD, bạn sẽ biết rằng điểm yếu của chúng nằm ở cách chúng được sản xuất và hoạt động. Ổ SSD thông thường có độ bền sau 5- 7 năm sử dụng nhưng nhiều sản phẩm bị hỏng nhanh hơn.
Không như ổ HDD, ổ SSD không có các đĩa chuyển động vật lý do đó nó không gặp những vấn đề của ổ đĩa cứng truyền thống. Song cho dù thành phần lưu trữ không bị nguy cơ hỏng vật lý nhưng các thành phần khác không phải như vậy.
Các ổ SSD cần có tụ điện và được cung cấp điện, là những thứ dễ gặp trục trặc khi điện áp tăng bất thường hoặc mất điện đột ngột. Một vấn đề khác với ổ SSD là chúng có số chu kỳ đọc/ghi có giới hạn, vấn đề chung của các bộ nhớ flash. Nếu bạn muốn biết khi nào ổ SSD gần hết dương thọ thì dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo, theo tổng hợp của trang công nghệ Makeuseof.
Các dấu hiệu ổ SSD bị hỏng
Các tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa HDD, sự rung động của máy tính hoặc lỗi trầy xước sinh ra các bad sector, là cách dễ dàng để nhận ra ổ đó đang hỏng. Tuy nhiên, không như ổ HDD, ổ SSD không gây ra tiếng động báo hiệu nguy cơ trục trặc.
Cách tin cậy và không tốn tiền để biết ổ SSD chạy tốt là cài phần mềm kiểm tra và giám sát lỗi. Người dùng Windows có thể cài phần mềm Crystal Disk Mark (tải miễn phí tại đây ), còn người dùng Mac OS X có thể tìm đến phần mềm Smart Reporter Lite (tải miễn phí tại đây ).
Ngoài ra, có một số dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu ổ SSD có vấn đề bạn nên để ý.
1. Lỗi liên quan đến bad block
Gần giống như các vùng lỗi (bad sector) trên ổ HDD, ổ SSD cũng có những khối lỗi (bad block). Lỗi liên quan đến bad block thường xuất hiện khi máy tính cố gắng đọc hoặc ghi file dữ liệu nhưng mất nhiều thời gian xử lý bất thường vẫn thất bại và kết thúc bằng một thông báo lỗi.
Các triệu chứng phổ biến của bad block gồm:
- File không đọc và ghi vào ổ được
- Hệ thống file hoặc máy tính cần khôi phục
- Các ứng dụng đang chạy thường bị đóng băng và treo cứng
- Lỗi xuất hiện thường xuyên khi chuyển file
- Máy chạy chậm, đặc biệt là khi mở những file lớn.
Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên chạy phần mềm Crystal Disk Mark, Smart Reporter Lite hoặc Hard Disk Sentinel để kiểm tra xem có vấn đề nào về phần cứng với ổ SSD hay không. Nếu có, hãy sao lưu lại dữ liệu ngay và đi mua ổ SSD mới thay thế.
2. File không đọc và ghi được
Có hai cách mà bad block có thể ảnh hưởng đến các file dữ liệu:
- Hệ thống phát hiện bad block khi ghi dữ liệu vào ổ SSD, nên từ chối cho ghi dữ liệu.
- Hệ thống phát hiện bad block sau khi dữ liệu được ghi, nên từ chối đọc dữ liệu đó.
Ở kịch bản đầu tiên, dữ liệu sẽ không ghi được, do đó không bị mất. Thường thì hệ thống sẽ tự động giải quyết vấn đề. Trong trường hợp không được, bạn có thể xử lý bằng cách lưu file đó vào vị trí khác trên ổ hoặc chuyển nó lên đám mây rồi khởi động lại máy tính và lưu nó trở lại ổ cứng.
Ở kịch bản thứ hai, đáng buồn là dữ liệu không dễ dàng mở lại được. Bạn có thể thử một số biện pháp khôi phục dữ liệu từ ổ SSD hỏng nhưng đừng kỳ vọng nhiều. Thông thường dữ liệu lưu trên các bad block sẽ mất vĩnh viễn.
3. Hệ thống file yêu cầu khôi phục
Nếu thấy thông báo lỗi như ảnh phía dưới xuất hiện, cả trên Windows hay Mac, điều này có thể đơn giản là do bạn tắt máy tính không đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi đó có thể là dấu hiệu ổ SSD đang có các bad block hoặc có vấn đề với cổng kết nối.
Rất may là giải pháp cho vấn đề này khá dễ. Máy tính Windows, Mac hay Linux đều có sẵn có các công cụ khôi phục hệ thống file. Khi có những lỗi như vậy, mỗi hệ điều hành sẽ chạy những công cụ khôi phục của nó, việc của bạn là thực hiện các bước theo chỉ dẫn để khôi phục hệ thống file.
Tuy vậy, quá trình khôi phục hệ thống file đôi lúc gây mất dữ liệu và khôi phục không dễ dàng. Chính vì vậy, bạn nên đều đặn sao file dữ liệu theo định kỳ.
4. Thường xuyên treo trong lúc khởi động
Nếu máy tính hay bị treo trong quá trình khởi động nhưng lại hoạt động bình thường sau vài lần nhấn nút reset thì ổ cứng có thể là nguyên nhân. Ổ cứng có thể có bad block hoặc dấu hiệu chết ổ, do đó cách tốt nhất là sao lưu dữ liệu để đề phòng sự cố.
Để kiểm tra ổ cứng, bạn nên tải và chạy một số trong số những phần mềm đã đề cập ở trên. Nếu đã sao lưu dữ liệu, bạn cũng có thể định dạng (format) ổ và cài lại hệ điều hành.
5. Ổ cứng trở về trạng thái chỉ đọc
Lỗi này không mấy phổ biến nhưng một số người dùng đã gặp hiện tượng này. Ổ SSD có thể từ chối không cho thực hiện bất cứ hoạt động nào yêu cầu ghi dữ liệu lên đĩa. Tuy nhiên, nó có thể vẫn hoạt động ở chế độ chỉ đọc. Với những ổ SSD gặp hiện tượng này, dữ liệu vẫn có thể khôi phục nhưng các hoạt động khác đều không thực hiện được.
Từ khóa » Nguyên Nhân Hỏng Ssd
-
Các Nguyên Nhân Gây Ra Lỗi ổ Cứng SSD Và Cách Xử Lý Chúng
-
5 Nguyên Nhân ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Site Title
-
Ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Là Gì - Máy Tính Vui
-
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ Cứng SSD Của Bạn Sắp Hỏng, Cần Thay Thế
-
Nguyên Nhân ổ SSD Nhanh Hỏng - IRecovery
-
7 Sai Lầm Làm Hư Hỏng ổ Cứng SSD Máy Tính Nhanh Nhất
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ SSD Của Bạn Bị Hỏng?
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ Cứng SSD Bị Hư Hỏng | GIA TÍN Computer
-
Ổ Cứng SSD Không Nhận – Nguyên Nhân Do đâu?
-
Những Sai Lầm Gây Hỏng ổ SSD - Thủ Thuật
-
Những Dấu Hiệu Chứng Tỏ Nên Thay ổ SSD
-
Ổ Cứng Ssd Hỏng Có Phục Hồi Dữ Liệu được Không?
-
Ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý
-
5 Dấu Hiệu Cho Thấy ổ Cứng SSD Bị Lỗi Trên Máy Tính Windows