5 Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Vết Thương Bạn Nên Lưu ý để Chữa Trị Kịp Thời
Có thể bạn quan tâm
Vết thương hở nếu không được sơ cứu, chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô, nhiễm trùng máu… Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương là hết sức cần thiết để có thể xử lý hiệu quả.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng vết thương bị nhiễm trùng cũng như cách xử lý khoa học và những lưu ý đi kèm.
Nhiễm trùng vết thương là gì?
Tình trạng nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua da. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da, hoặc có thể ảnh hưởng đến các mô/cơ quan sâu hơn gần vết thương. Tình trạng nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể dẫn đến tử vong.
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.
Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm:
- Viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da)
- Viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương)
- Nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân).
Nhận biết 5 dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
1. Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
Bạn có từng thắc mắc dấu hiệu cho biết vết thương bị nhiễm trùng là gì hay vết thương bị nhiễm trùng sẽ trông như thế nào không? Theo các chuyên gia, 5 dấu hiệu điển hình giúp bạn dễ nhận biết vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:
- Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi
- Vị trí vết thương hay khu vực gần vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy
- Vết thương thay đổi màu sắc hoặc kích thước
- Xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương
- Sốt cao, ớn lạnh.
2. Khi nào cần đi khám?
Ngoài các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương kể trên, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng nhiễm trùng vết thương hay những vấn đề xoay quanh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, việc hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ cho chính trường hợp của bạn là cần thiết để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Ngoài việc quan tâm đến các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng thì bạn cũng nên tìm hiểu về các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gia tăng tình trạng này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương
Vết thương bị nhiễm trùng là do đâu? Theo các chuyên gia, hầu hết các vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào. Các vi khuẩn này có thể có nguồn gốc từ:
- Hệ vi khuẩn khu trú trên da
- Vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể
- Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.
2. Yếu tố nguy cơ
Việc chăm sóc vết thương hở là rất quan trọng để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh lành. Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số yếu tố khiến vết thương có nguy cơ gia tăng tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như:
2.1. Vết thương hở hoặc thủng sâu
Nếu vết thương của bạn nằm trong những trường hợp dưới đây thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không xử lý vết thương đúng cách:
- Vết thương sâu và thấy được cấu trúc bên dưới da: Vết thương bị thủng sâu có thể khiến các cơ quan bên dưới bị tổn thương. Nếu vết thương sâu và bạn có thể nhìn thấy mỡ hoặc các cấu trúc bên dưới như gân hoặc cơ, hãy đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Các vết thương dạng này cần được nhân viên y tế vệ sinh sạch, có thể phải dùng thuốc kháng sinh và khâu lại để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Vết thương nghiêm trọng: Một số vết thương nghiêm trọng, vết rách phức tạp có thể cần được cắt bỏ các mô chết nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Vết thương gây ra bởi vật sắt bị gỉ: Những vết thương do các vật sắc nhọn bằng sắt bị gỉ cũng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng uốn ván. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn tiêm phòng uốn ván.
2.2. Vết thương do động vật gây ra
Theo các chuyên gia sức khỏe, vết cắn của động vật thường có nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao nên cần được xử lý đúng cách. Hơn nữa, một số bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây qua vết cắn như: bệnh dại, viêm mô tế bào, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn…
2.3. Mắc một số vấn đề sức khỏe
Theo các chuyên gia, ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể nghiêm trọng hơn đối với người có một trong các vấn đề sức khỏe sau:
- Lưu thông máu kém
- Bệnh đái tháo đường
- Béo phì
- Hệ thống miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch)
- Giảm khả năng di động hoặc không vận động được
- Suy dinh dưỡng
- Vệ sinh kém…
Do đó, ở những đối tượng kể trên, việc có một vết thương dù nhỏ cũng cần hết sức chú ý để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Với những người bị đái tháo đường việc có một vết thương nhỏ ở chân cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử y tế và kiểm tra thực thể để xác định xem vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Bạn nên nói với bác sĩ về nguyên nhân và thời điểm bạn bị thương.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm nào sau đây để xác định tình trạng nhiễm trùng vết thương:
- Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng.
- Chụp X-quang hoặc CT có thể được thực hiện để tìm nhiễm trùng trong các mô sâu hoặc dị vật trong vết thương. Bạn có thể được cung cấp chất lỏng tương phản để giúp hiển thị hình ảnh rõ hơn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị phản ứng dị ứng với chất lỏng tương phản.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch hoặc mô lấy từ vết thương để tìm kiếm vi trùng gây nhiễm trùng.
Cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng
Việc xử lý vết thương bị nhiễm trùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và liệu các khu vực khác có bị ảnh hưởng hay không. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian bạn bị thương.
Hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị bác sĩ lựa chọn và các cách điều trị khác mà bạn có thể cần, chẳng hạn như:
- Thuốc sẽ được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm đau và sưng.
- Chăm sóc vết thương có thể được thực hiện để làm sạch vết thương và giúp chữa lành vết thương. Phương pháp hút chân không vết thương cũng giúp chữa lành vết thương.
- Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) có thể được sử dụng để tăng oxy cho các mô giúp chúng lành lại nhanh hơn. Oxy được bơm vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất.
- Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để loại bỏ dị vật.
Phòng ngừa nhiễm trùng vết thương
Việc thực hiện lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương, thậm chí có thể giúp giảm nhẹ các dấu hiệu bị nhiễm trùng:
- Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn: Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên che vết thương khi tắm để tránh làm ướt vết thương. Làm sạch vết thương theo chỉ dẫn với xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa vết thương. Thay băng gạc sạch đúng cách, nhất là khi băng bị ướt hoặc bẩn.
- Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh: Ví dụ như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Việc ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp vết thương mau lành hơn. Bạn cũng có thể cần uống vitamin và khoáng chất bổ sung. Hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải ăn kiêng đặc biệt không hay tránh ăn món nào không.
- Quản lý các tình trạng sức khỏe khác: Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để quản lý các tình trạng sức khỏe (ví dụ như cao huyết áp và bệnh đái tháo đường) có thể góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
- Không hút thuốc lá: Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy hỏi bác sĩ để biết thông tin nếu bạn hút thuốc và cần được giúp đỡ để bỏ thuốc lá. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có thói quen sử dụng các sản phẩm này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Từ khóa » Hình ảnh Khâu Vết Thương ở Chân
-
Vết Thương Khâu Trên Chân Nam Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
"Vết Thương" - 750,274 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock
-
151 Hình ảnh Miễn Phí Của Vết Thương Chân - Pixabay
-
Rách Tai - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vết Khâu ở Chân đã Cắt Chỉ 2 Tuần Vẫn Tím Kèm đỏ Máu Có Sao Không?
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất | Medlatec
-
Vết Thương Hình ảnh - PxHere
-
100.000+ ảnh đẹp Nhất Về Khâu Vết Thương - Pexels
-
Top 19 Hình ảnh Ngã Xe Xước Chân Tay Hay Nhất 2022
-
Chăm Sóc Vết Thương - Fairview
-
CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG - Health Việt Nam
-
Vết Thương đã Khâu Sau Mấy Ngày Có Thể Cắt Chỉ được?
-
Chăm Sóc Vết Thương Hở Thế Nào Cho đúng Cách | BvNTP
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị