5 Dấu Hiệu Trẻ Bị Tưa Lưỡi ĐIỂN HÌNH Và Cách điều Trị Tại Nhà

Mẹ phát hiện trên lưỡi con xuất hiện những mảng trắng sữa bất thường? Mẹ phân vân không biết đây có phải dấu hiệu tưa trẻ bị tưa lưỡi? Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi ở trẻ, mẹ quan sát để phát hiện và điều trị kịp thời cho con.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. 5 dấu hiệu bệnh trẻ bị tưa miệng thường gặp nhất
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi dưới dạng hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ 
  • 3. Làm gì khi trẻ có biểu hiện bị tưa lưỡi?
  • 3. Chế độ dinh dưỡng để trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
  • 4. Câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé sơ sinh bị tưa lưỡi
  • 5. Kết luận

1. 5 dấu hiệu bệnh trẻ bị tưa miệng thường gặp nhất

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi do nấm Cadida ký sinh trong miệng bé gây ra và bệnh thường không gây nguy hiểm cho bé

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tưa miệng. Đây là bệnh khá phổ biến do nấm Candida Albicans kí sinh trong miệng gây ra. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ để lại biến chứng nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Vậy thì dấu hiệu cụ thể của tưa lưỡi như thế nào? Dưới đây là 5 cách nhận biết trẻ bị tưa lưỡi điển hình, giúp mẹ phân biệt với các bệnh răng miệng thông thường khác.

1.1. Xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi

Biểu hiện đốm trắng tưa miệng ở trẻ:

  • Ở giai đoạn đầu, hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ giống cặn sữa hoặc bông xốp bám chắc trên bề mặt lưỡi trẻ, không thể làm sạch khi lau bằng gạc thông thường.
  • Ở giai đoạn nặng, các đốm trắng này có thể phát triển nhanh chóng, lan rộng và dày hơn thành các mảng trắng lớn khắp khoang miệng của trẻ: Bề mặt lưỡi, môi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu, amidan…

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến trẻ như thế nào:

  • Giảm vị giác của trẻ vì các mảng trắng che lấp các gai lưỡi cảm nhận mùi vị.
  • Gây đau rát, có thể chảy máu nhẹ nếu mẹ cố cạo bỏ lớp vảy trắng vì chân nấm đã ăn sâu vào niêm mạc lưỡi.

5 dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc tại nhàMẹ có thể tham khảo các hình ảnh của từng giai đoạn của tưa lưỡi để biết dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi:

Các đốm trắng trên lưỡi trẻ – Dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ nhỏ dễ thấy nhất

Các đốm trắng trên lưỡi trẻ
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi giai đoạn đầu: Các đốm trắng giống cặn sữa xuất hiện trên lưỡi trẻ sơ sinh và rất khó làm sạch

Nấm lan nhanh thành các mảng trắng dày

Trẻ bị tưa lưỡi (tưa miệng)
Mẹ không chú ý làm vệ sinh miệng của bé thì lâu ngày các đốm trắng lan ra khắp lưỡi cho trẻ

Mảng trắng lan ra toàn miệng trẻ

Nấm lan ra khắp khoang miêng trẻ
Nấm lưỡi sẽ lan rộng ra khắp khoang miệng khi không điều trị kịp thời cho trẻ

1.2. Gây đau rát, sưng đỏ

Bé bị tưa miệng lưỡi bị đỏ
Tưa lưỡi khiến bé cảm thấy đau rát do các mảng nấm bám rất chắc vào lưỡi gây kích ứng

Biểu hiện: Lưỡi trẻ sưng đỏ, đau rát, nhất là phần đầu lưỡi.

Ảnh hưởng đến trẻ: Trẻ cảm thấy đau rát ở lưỡi và các vùng bị nhiễm nấm. Tình trạng đau tăng lên khi ăn uống khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Nếu trẻ không được điều trị dứt điểm tưa lưỡi, lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

1.3. Khô, nứt ở khóe môi 

Biểu hiện: 

  • Da miệng trẻ khô dần, có thể bong tróc da.
  • Xuất hiện các vết nứt nhỏ ở khóe môi nhưng chỉ khi tưa lưỡi đã ở giai đoạn nặng.

Ảnh hưởng đến trẻ: Gây đau, xót cho trẻ, nhất là khi nói chuyện hoặc ăn uống. Khiến trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn dặm, tập nói.

1.4. Hơi thở của trẻ có mùi hôi

Biểu hiện: Là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tưa lưỡi: Miệng trẻ có mùi hôi do chất thải của nấm tiết ra gây mùi. Mùi hôi càng nặng chứng tỏ nấm phát triển càng mạnh. 

1.5. Dấu hiệu bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh trên cơ thể mẹ

Nấm miệng ở trẻ em lây sang mẹ
Mẹ rất dễ bị nhiễm nấm từ trẻ trong quá trình trẻ bú vì vậy mẹ nên cho trẻ bị tưa lưỡi sử dụng bình ti để bú sữa

Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể vô tình bị nhiễm nấm vú do nấm từ tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh:

Biểu hiện ở mẹ:

  • Núm vú đỏ, nứt, đau và ngứa
  • Da sáng hoặc bong tróc xung quanh vú

Ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi đến mẹ:

Mẹ đau nhức vú, đau tăng khi cho trẻ bú. Khiến mẹ không thể cho trẻ bú trực tiếp.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi phải làm sao? 6 giải pháp an toàn

Phân biệt trẻ bị tưa lưỡi với cặn sữa thông thường:

Ở giai đoạn đầu, mẹ dễ nhầm lẫn biểu hiện trẻ bị tưa lưỡi với cặn sữa nên có thể chủ quan, không phát hiện ra bệnh. Mẹ phân biệt dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi với bị cặn sữa dựa trên bảng sau:

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cặn sữa

Là lớp mảng trắng ăn sâu vào niêm mạc lưỡi và ngày càng lan rộng.

Là lớp mảng trắng mỏng bám nhẹ trên bề mặt lưỡi.

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh gây đau rát cho trẻ khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc.

Không gây đau rát hay bất kì kích ứng nào cho trẻ.

Dùng gạc ẩm rơ lưỡi cho trẻ, mảng trắng không hề bị mất đi. Nếu cố cạo bỏ còn có thể chảy máu, để lại những vệt tròn sưng đỏ.

Dùng gạc ẩm rơ lưỡi cho trẻ, lớp mảng trắng giảm bớt hoặc biến mất hoàn toàn.

Khi thấy những dấu hiệu của trẻ bị tưa lưỡi, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ:

  • Có các mảng trắng bám chắc, khó cạo bỏ trong miệng trẻ
  • Trẻ sốt không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc không rõ nguyên nhân

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

2. Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi dưới dạng hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ 

Tưa lưỡi ở trẻ thường gặp 4 dạng dưới đây:

2.1. Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi giả mạc

Trẻ bị tưa lưỡi giả mạc
Tưa lưỡi giả mạc với đặc trưng là các lớp mạc trắng. dày trên lưỡi khiến bé đau rát do lưỡi bị phù nề

Tần suất: Phổ biến nhất

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi giả mạc:

  • Xuất hiện những mảng giả mạc màu trắng sữa trên niêm mạc lưỡi
  • Lưỡi bị phù nề, đau rát, có thể bỏng nhẹ.

2.2. Bệnh tưa lưỡi bạch sản ở trẻ sơ sinh (tưa miệng tăng sản)

Trẻ bị bạch sản, tăng sản ở lưỡi
Nấm lưỡi phát triển nhanh hình thành lên các mảng trắng dày, cứng và rất khó cạo bỏ trên lưỡi trẻ

Tần suất: Hiếm gặp

Biểu hiện:

  • Xuất hiện những mảng trắng dày và cứng với bờ không đều trên bề mặt lưỡi, rất khó cạo bỏ.
  • Sưng đỏ niêm mạc lưỡi.

2.3. Viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi

Viêm lưỡi hình thoi ở trẻ bị tưa lưỡi
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi hình thoi là một dạng nấm lưỡi ít gặp do trẻ bị nhiễm nấm lâu ngày gây ra

Tần suất: Ít gặp

Biểu hiện:

  • Vùng lưỡi bị viêm ở giữa lưỡi có hình thoi
  • Các đốm trắng xuất hiện xung quanh vùng bị viêm

2.4. Viêm lưỡi bản đồ:

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ khiến bề mặt lưỡi bị tổn thương từng mảng nhìn giống hình thái của bản đồ

Là một rối loạn lành tính không phải do nấm gây ra, không gây nguy hiểm.

Biểu hiện:

  • Bề mặt lưỡi bị mất gai nhú tạo các tổn thương màu đỏ, nhẵn với viền xung quanh nhô lên giống hình thái của bản đồ.
  • Xuất hiện vết nứt, các rãnh sâu ở lưỡi.

3. Làm gì khi trẻ có biểu hiện bị tưa lưỡi?

Rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi
Rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi bằng gạc có tẩm dung dịch là cách trị tưa lưỡi an toàn và hiệu quả cho trẻ

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao? Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, mẹ nên:

  • Tuyệt đối không cố cạo vảy trắng vì về bản chất chân nấm vẫn bám trên niêm mạc lưỡi trẻ, chà xát mạnh có thể làm lưỡi bị xây xát, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
  • Vệ sinh lưỡi, miệng cho trẻ thường xuyên bằng một số dung dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm khi nhận thấy biểu hiện trẻ bị tưa lưỡi:
    • Nước muối sinh lí 0.9%.
    • NaHCO3 (hay còn gọi là baking soda).
    • Dịch chiết lá hẹ.
    • Dịch chiết trà xanh.
    • Dịch chiết lá rau ngót.

Cách vệ sinh: Chuẩn bị một trong số các dung dịch rơ lưỡi ở trên. Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch và rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ.

Tuy nhiên cách làm trên khá lích kích và tốn thời gian chuẩn bị. Vậy nên, các mẹ bỉm sữa thường có xu hướng chọn loại gạc rơ lưỡi tẩm sẵn dịch diệt khuẩn kháng nấm vừa tiện lợi, an toàn và đem lại hiệu quả cao trong điều trị tình trạng bị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh:

  • Hiệu quả: Gạc được tẩm sẵn hỗn hợp các loại dung dịch, dịch chiết nêu trên theo tỉ lệ phù hợp, tạo hiệu quả cao trong diệt khuẩn, kháng nấm, phòng ngừa và điều trị tưa lưỡi ở trẻ.
  • An toàn:
    • Gạc được dệt từ chất liệu mềm mại an toàn với da bé, không gây kích ứng hay tổn thương. Ưu tiên chất liệu Polyester vì không bị mục mủn, không để lại sợi bông trong miệng trẻ.
    • Gạc đã qua tiệt trùng, loại bỏ hết vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
  • Tiện lợi: Gạc được thiết kế hình ống, vừa ngón tay trỏ. Mẹ chỉ cần xé bao bì, đeo gạc vào ngón tay trỏ và rơ lưỡi cho bé- tiết kiệm thời gian và công sức.

3. Chế độ dinh dưỡng để trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bị tưa lưỡi ăn cháo, thức ăn mềm
Mẹ nên chọn đồ ăn mềm như cháo, súp…để cho trẻ bị tưa lưỡi dễ dàn nhai nuốt

Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp bé tăng cường miễn dịch mà còn giúp bé sơ sinh bị tưa lưỡi cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn. Mẹ nên:

  • Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (chất đạm, vitamin…) giúp trẻ có sức đề kháng tốt, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cho trẻ ăn nhiều sản phẩm có lợi khuẩn Probiotic, đặc biệt là sữa chua để tăng cường miễn dịch cho bé
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, sữa, sinh tố… để tránh làm tổn thương vùng lưỡi bị nhiễm nấm.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ ăn có nhiều đường, đồ ăn quá cứng.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng 1 số loại chống nấm sau:,… Bệnh sẽ khỏi sau 2-3 tuần điều trị.

4. Câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé sơ sinh bị tưa lưỡi

4.1. Trẻ bị tưa miệng có đau không?

Tưa lưỡi khiến trẻ bị đau, khó chịu
Nấm lưỡi phát triển và tấn công lớp niêm mạc khiến trẻ bị đau rát và đau tăng lên khi bé ăn

Bé sơ sinh bị tưa lưỡi do nấm tấn công, ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, làm tổn thương lớp niêm mạc gây đau rát lưỡi trẻ. Ngoài ra tình trạng bị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh sẽ đau tăng khi nhai nuốt do xảy ra cọ xát với vùng nhiễm nấm khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú – Đây cung là một trong những dấu hiệu bé bị tưa lưỡi.

Trẻ chỉ hết đau khi nấm lưỡi được chữa khỏi. Mẹ rơ lưỡi cho trẻ 2 lần 1 ngày kết hợp điều trị theo đơn của bác sĩ và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp trẻ quá đau lưỡi, mẹ có thể dùng giảm đau cho trẻ. Ưu tiên Paracetamol vì giảm đau an toàn và ít khi gây tác dụng phụ.

4.2. Trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không?

Trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không? Bệnh thường không gây nguy hiểm khi nhẹ và được điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể gây 1 số phiền phức cho bé bị tưa lưỡi nặng do không được điều trị sớm và dứt điểm:

  • Nấm lưỡi phát triển nhanh và lây lan ra toàn khoang miệng làm bệnh nặng thêm.
  • Nấm có thể lan xuống cơ quan hô hấp của trẻ gây viêm nhiễm.
  • Nấm có thể lan xuống họng, thực quản gây khó nuốt, nôn chớ, tức ngực.

4.3. Em bé bị tưa lưỡi có lây không?

Tưa lưỡi có nguyên nhân chủ yếu do nấm Candida và có thể lây cho người khác hoặc tự lây từ lưỡi sang các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Em bé bị tưa lưỡi lây cho trẻ khác khi: Dùng chung đồ dùng cá nhân (bình nước, cốc, thìa, đồ chơi…), trẻ bú mẹ (lây sang đầu ti của mẹ).
  • Em bé bị tưa lưỡi nặng, nấm có thể lây lan từ lưỡi miệng xuống cổ họng, thực quản, khí phế quản..

5. Kết luận

Hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh lành tính ít nguy hiểm do nấm ký sinh trên lưỡi gây ra. Mẹ cần hiểu được nguyên nhân, các biểu hiện trẻ bị tưa lưỡi, cách trị hiệu quả sẽ giúp bé sớm khỏi nấm lưỡi và trở lại cuộc sống bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cách phòng tránh lây nhiêm nấm từ trẻ sang mẹ

Trên đây là 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi điển hình giúp mẹ phát hiện bệnh ở con. Cùng với biểu hiện trẻ bị tưa lưỡi à các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về bệnh, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

Từ khóa » Hình ảnh Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh