5 điều Cần Làm Ngay Khi Gặp Người Tai Biến Mạch Máu Não

  • Giới thiệu
  • Thông tin
  • Tin Hoạt động
  • Tin tức
  • ĐẤU THẦU
  • Dành cho người bệnh
  • Văn bản
  • Dịch vụ
  • Tuyển dụng
  • Hỏi - đáp
  • Video - clips
Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân. bn1bn2bn4Banner 5

Thông tin y dược

5 điều cần làm ngay khi gặp người tai biến mạch máu não

4/21/2017 21340 Đã xem File đính kèm: Não là cơ quan rất quan trọng và nhạy cảm. Bạn hãy nhớ 5 xử trí ban đầu dưới đây khi gặp người tai biến mạch máu não để cứu sống họ nhé! Tai biến mạch máu não xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông. Hậu quả của hiện tượng này là phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tuỳ thuộc vào diện tích vùng mão bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Đó là lý do tại sao việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não và xử trí ngay là rất quan trọng. Theo các bác sĩ, các triệu chứng của tai biến mạch máu não rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tổn thương, mức độ tổn thương, vị trí vùng não bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não gồm: - Méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên. - Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể - Nói ngọng, nói khó hoặc không nói được - Mù một mắt hoặc không nhìn được một bên - Lú lẫn, hôn mê. - Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói, hoặc co giật. Phải nghĩ đến đột quỵ nếu một hoặc nhiều triệu chứng kể trên xuất hiện đột ngột, bất ngờ ở một người đang có vẻ rất khỏe mạnh, khi họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc đang làm việc bình thường. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng này thoáng qua, sau đó hồi phục trong vòng 24h, không để lại di chứng gì, đây gọi là tai biến mạch máu não thoáng qua. Những bệnh nhân này cũng cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay để xác định sớm nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, để điều trị dự phòng sớm, tránh tai biến mạch máu não tái phát. Khi gặp người bị tai biến mạch máu não, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất vì não là cơ quan quan trọng và rất nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Chỗ não bị tổn thương sau đó còn bị phù nê, gây chèn ép, nguy hiểm đến tính mạng. Các xử trí ban đầu bằng cách: 1. Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương. 2. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. 3. Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. 4. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn. 5. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Chế độ tập luyện, phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não thường để lại di chứng nặng nề, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm tăng gánh nặng xã hội. Những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, chán ghét bản thân. Do đó cần thiết phải có một chế độ luyện tập hợp lý, tích cực để sớm đưa người bệnh hòa nhập lại xã hội. Tai biến mạch máu não được chia làm hai nhóm chính: 1. Chảy máu não do vỡ mạch máu não, thường liên quan với huyết áp cao hoặc dị dạng mạch máu não. 2. Nhũn não xảy ra khi một nhánh động mạch não bị tắc thường do 3 nguyên nhân chính là mảng xơ vữa, cục tắc bắn từ xa tới và nhũn não do giảm tưới máu não. Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm: tách thành động mạch não, viêm mạch não và huyết khối tĩnh mạch não. Tuỳ theo mức độ nặng của tai biến mạch máu não bác sĩ sẽ chỉ định chế độ tập luyện và phục hồi chức năng thích hợp. Bệnh nhân nặng chưa tự vận động được phải được hỗ trợ của nhân viên phục hồi chức năng và gia đình như thay đổi tư thế bệnh nhân, vận động thụ động, xoa các vị trí tì đè chống loét. Đối với các trường hợp nhẹ hơn, tuỳ mức độ di chứng liệt, chúng ta cần đề ra một kế hoạch cụ thể hàng ngày cho bệnh nhân, để bệnh nhân được tự tập ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Các bệnh nhân tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng tòan diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện và giám sát chương trình tại nhà do các bác sĩ, kỹ thuật viên cũng như sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Các chương trình luyện tập được xây dựng phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể với mục đích chung là giúp hồi phục tối đa tổ chức não bị tổn thương, giảm đáng kể các thương tật thứ phát sau tai biến mạch máu não, đưa bệnh nhân trở lại với cuộc sống hàng ngày. Tập luyện phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sẽ đem lại hiệu quả phục hồi tốt hơn với các bệnh nhân tập luyện muộn. Việc sử dụng kỹ thuật vị thế đúng kết hợp việc tập vận động thường xuyên mỗi ngày từ hai đến ba lần, sau đó tùy theo sự tiến triển của bệnh nhân để ứng dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng cho phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn sau khi bị tai biến. D.Hải

Bài viết cùng chuyên mục

  • 6 điều cần thay đổi khi tập thể dục mùa đông ( 21/04/2017 )
  • 6 triệu chứng ung thư vòm họng ( 21/04/2017 )
  • Hơi thở hôi và một số biện pháp trị dứt điểm ( 21/04/2017 )
  • Thời điểm tập thể dục tốt cho sức khỏe ( 21/04/2017 )
  • 15 loại thực phẩm giúp phòng tránh nguy cơ đau tim ( 21/04/2017 )
cấp cứu Thông báo
  • Lịch tiếp công dân tháng 10/2024
  • THÔNG BÁO: về việc tam ngưng thu, gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại lây nhiêm không sắc nhọn
  • yêu cầu báo giá lắp đặt màn hình led P4
  • Thông báo 947/TB-BVĐKKV
  • KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG BÁC SỸ 2022
  • KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG BÁC SỸ 2022
  • tuyển dụng
  • quy chế chi tiêu nội bộ 2022
  • Thời gian, địa điểm, thí sinh tham dự kỳ tuyển dụng viên chức chuyên ngành y tế theo Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
  • phụ lục theo báo cáo công khai 327
Đăng nhập Liên kết website -- Chọn liên kết-- Sở y tế Bình Thuận Lịch công tác CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH Tuyển dụng Tin nội bộ Các dịch vụ
  • Phòng tâm lý trị liệu
  • Khám bệnh trong giờ
  • Khám bệnh hẹn giờ
  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Khám sức khỏe chuyên khoa
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Dịch vụ chủng ngừa
Video - clips
  • 18 Điều cần làm để bảo vệ sức khỏe

    18 Điều cần làm để bảo vệ sức khỏe

  • 6 cách uống nước gây hại cho sức khỏe

    6 cách uống nước gây hại cho sức khỏe

  • Bệnh tê tay chân - Tê bì chân tay - Nguyên nhân và cách chữa trị

    Bệnh tê tay chân - Tê bì chân tay - Nguyên nhân và cách chữa trị

Top

Từ khóa » Người Bị Tai Biến Nhẹ