5 điều Cần Nhớ để Nuôi Cá Mùa đông Mà Không Bị Nấm - BOUaqua
Có thể bạn quan tâm
Mùa đông đã đến, quan trọng hơn nữa là Tết đang tới gần, dạo quanh một vòng các diễn đàn, group chúng ta có thể thấy bệnh nấm trắng đang hoành hành. Đặc điểm của bệnh này là tiến triển rất nhanh, đến nỗi khi được phát hiện ra thì thời gian sống của cá còn rất ngắn mà dường như chúng ta chưa tìm ra được một cách chữa nào có tỷ lệ thành công cao. Hãy cùng tìm hiểu xem làm cách nào để bảo vệ đàn cá của mình hoặc cách để thả thêm cá mới vào bể mà vẫn đảm bảo an toàn cho tất cả.
Vì sao cá bị nấm?
Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh này các bạn tham khảo link sau: http://bouaqua.net/benh-dom-trang-ca-canh-thuy-sinh/
Có thể so sánh bệnh nấm như hắt hơi, xổ mũi ở con người. Vi khuẩn luôn tồn tại trong môi trường xung quanh và thậm chí là ngay trên cơ thể của chúng ta. Ngay khi hệ miễn dịch bị yếu chúng ta sẽ mắc bệnh và trường hợp này ở cá cũng vậy. Các loại vi khuẩn nấm bệnh luôn trực chờ trong bể thủy sinh và khi nhiệt độ hạ xuống chúng mạnh mẽ lên và ngược lại, hệ miễn dịch của cá lại bị yếu đi. Nguyên nhân của vấn đề này là vì các loài cá cảnh trong bể thủy sinh đang lưu thông trên thị trường đa phần là các loài nhiệt đới (không giỏi chịu lạnh) và cá cũng là loài biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường) khiến hệ miễn dịch dễ bị suy giảm khi gặp nhiệt độ bất lợi. Kết hợp 2 ý trên ta có: cá thủy sinh sẽ dễ gặp vấn đề hơn khi nhiệt độ nước xuống thấp. Từ đó chắc các bạn cũng phần nào hình dung ra những việc phải làm rồi đúng không.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cá
Đây là vấn đề tiên quyết và quan trọng nhất. Không chỉ giúp cá tránh được nấm vào mùa đông mà nó còn giúp hình thành lên một hệ thống bảo vệ và nâng cao khả năng thích nghi của cá đối với các tác nhân bất lợi khác. Để tăng cường hệ miễn dịch thường chúng ta sẽ sử dụng các loại thức ăn khác nhau để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhưng trong thực tế, việc sử dụng kết hợp các loại thức ăn nào với liều lượng ra sao thì không hề có công thức. Nó phụ thuộc vào loài cá cũng như môi trường bể của bạn. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Không gì tốt bằng tự nhiên, các loài cá khi sinh ra đã có sẵn bản năng kiếm ăn nhưng trong bể thủy sinh bản năng này đang bị chính người chơi “giết chết” bởi các loại thức ăn cực hấp dẫn (đa phần là thức ăn công nghiệp). Tại BOUaqua, chúng tôi không “nuông chiều” cá và giúp chúng tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên. Đơn giản là kích hoạt bản năng kiếm ăn của chúng và thức ăn từ nguồn bên ngoài chỉ để bổ sung và làm phong phú thêm thực đơn mà thôi. Nếu bạn có một hồ thủy sinh rậm rạp, nó có thể đáp ứng tới 60% lượng thức ăn tự nhiên cho cá (chắc chắn là các bạn phải cân bằng được số lượng cá thể trong đàn, quá đông thì sẽ thiếu thức ăn).
Khi cá đã tìm lại được bản năng kiếm ăn của mình sức khỏe của chúng sẽ tăng lên thấy rõ, có thể chúng sẽ không mập mạp như những cá thể được cho ăn đều đặn nhưng sức chịu đựng cũng như sự dẻo dai cao hơn đáng kể đấy. Việc nhịn ăn 1 hoặc 2 tuần (đôi khi là tới 3 tuần) không còn là vấn đề lớn. Bạn có thể đi công tác, đi du lịch mà không cần quá lo lắng về những chú cá của mình nữa. Xin nhắc lại là phương pháp này chỉ phù hợp với các loài cá nhỏ thủy sinh, không phù hợp với cá cảnh có kích thước lớn. Chi tiết về vấn đề này BOUaqua xin hẹn các bạn trong một bài viết khác nhé.
Đảm bảo nhiệt độ của bể không quá thấp
Như đã nói ở trên, nhiệt độ nước bể xuống quá thấp gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cá. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ mùa đông về đêm có thể tụt xuống dưới 10 là điều bình thường. Đối với những người mới chơi, chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc sắm một thanh sưởi và bật ngay từ khi bắt đầu và thu là một giải pháp an toàn và khôn ngoan trước tình hình biến đổi khí hậu ngày một phức tạp.
Xem thêm: http://bouaqua.net/su-dung-suoi-cho-be-thuy-sinh/
Vậy nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp? Qua quan sát thực tế, BOUaqua nhận thấy mức nhiệt độ 24 tới 26 là hợp lý, đảm bảo nhiệt độ hài hòa cho cả cây, cá và tép (vốn là loài ưa nhiệt độ lạnh). Nhưng nhiệt độ đó chỉ dành cho một bể thủy sinh đã ổn định và khuyến cáo áp dụng với bể đã thả cá được 6 tháng trở lên. Nếu bạn muốn thả cá mới hoặc mới tập chơi hay bể chưa ổn định thì nhiệt độ thấp nhất của nước nên là 28 để giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật.
Ngoài ra, thay nước nhiều vào mùa thu và mùa đông không phải là điều mà chúng tôi khuyến khích bởi như vậy các bạn đang mang thêm nguy cơ bệnh tật từ bên ngoài vào bể và một phần cũng vô tình góp phần tạo nên hiện tượng “sốc nhiệt” (bởi khi thay nước thường sẽ phải tắt sưởi làm nhiệt độ nước hạ nhanh chóng).
Tránh sốc nhiệt
Sốc nhiệt thường không làm cá bị chết nhưng chúng tạo ra stress. Sốc nhiệt có thể hiểu là nhiệt độ thay đổi quá đột ngột, đặc biệt là khi thay nước hoặc cá được mang từ tiệm về nhà thả. Khi cá bị stress và cảm thấy khó chịu với môi trường nước thì chúng dễ bị mắc bệnh hơn, hoạt động chậm chạp hoặc tăng động mà “phi thân” ra ngoài bể.
Để tránh sốc nhiệt thì chỉ đơn giản là bạn làm cho nhiệt độ thay đổi từ từ là xong. Như một túi cá khi mua ngoài tiệm về các bạn thường được khuyên nên ngâm cả bọc trong hồ tầm 5 phút trước khi thả là vì thế. Chỉ một động tác đó thôi cũng giúp tăng tỷ lệ sống và giảm nhiều nguy cơ về sau cho cá.
Tránh sốc nước
Sốc nước tức là các chỉ số nước trong bể bị thay đổi một cách đột ngột, thường gặp trong trường hợp thay nước quá nhiều hoặc thay một lượng quá lớn. Các bạn cũng biết mỗi nguồn nước có một thông số khác nhau nhất định. Cùng là nước máy nhưng khi được lưu trong hồ vài ngày các chỉ số đã có thể khác hẳn chỉ số nước đầu nguồn. Vậy nên các bạn mới hay gặp lời khuyên chỉ nên thay 30 hoặc 50% lượng nước trong hồ, không khuyến khích thay nhiều hơn nếu bạn chưa hiểu rõ về tình trạng hồ cũng như sức khỏe của cá.
Tại BOUaqua, một hồ thủy sinh từ khi hoàn thiện đến khi hết dưỡng thường không cần thay nước một lần nào (trừ các trường hợp bất thường). Điều đó giúp giảm thiểu các xáo trộn về môi trường cũng như chất lượng nước khiến hệ sinh thái phát triển ổn định hơn.
Giữ cho môi trường ổn định
Mùa đông được coi là “mùa thủy sinh” bởi với nhiệt độ mát mẻ lý tưởng các loài cây thủy sinh phát triển rất mạnh mẽ. Điều đó cũng khiến các bạn tranh thủ làm lại bể mới đón Tết luôn. Bể thủy sinh là môi trường sống của cá, ngay lúc nhiệt độ bất lợi và nguy cơ bệnh tật tăng cao thì môi trường bể lại bị xáo trộn một phần hoặc hoàn toàn, đó thực sự là một cơn ác mộng. Việc thả cá cũ vào hồ mới mà cá bị nấm bệnh cũng là điều rất dễ hiểu vì lý do này. Hệ sinh thái phải ổn định và phát triển lại từ đầu và những chú cá cũng thế, tất cả đều từ con số 0, giống như bạn dọn về nhà mới vậy.
Do đó, nên có kế hoạch làm lại hồ từ đầu mùa thu hoặc sớm hơn, điều đó vừa giúp các bạn có nhiều thời gian vừa không tạo quá nhiều áp lực cho các chú cá, đó là tiền đề quan trọng để có một đàn cá thật khỏe mạnh cho Tết này. Còn các bạn thì sao, các bạn có đang gặp vấn đề với nấm ở cá trong mùa đông này không? Hãy cùng để lại bình luận trao đổi ở bên dưới nhé.
-BOUaqua-
Từ khóa » Cá Cảnh Chịu Nhiệt
-
Top 5 Loại Cá Cảnh Chịu Lạnh Tốt Và Dễ Nuôi. | Thủy Sinh Pro
-
6 điều Khác Nhau Giữa Cá Nhiệt đới Và Cá Nước Lạnh - Thủy Sinh Xanh
-
MÙA ĐÔNG NUÔI CÁ GÌ CHỊU LẠNH TỐT? - YouTube
-
23 Dòng Cá Cảnh đẹp, Dễ Nuôi Nhất Tại Việt Nam - Thủy Sinh 4U
-
Những Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Dễ Nuôi - Cachepkoi
-
Hướng Dẫn Chống Lạnh, Nuôi Cá Cảnh Mùa đông - Betta Thủy Sinh
-
Cá Cảnh Nước Ngọt Nào Chịu Lạnh Tốt Nhất???
-
Cá Cảnh Chịu Lạnh Tốt Không? Chống Lạnh Cho Cá Cần Lưu ý Gì?
-
【Top 5】Cây Thủy Sinh Chịu Nóng Qua Mùa Hè, Dễ Trồng
-
Cá Bảy Màu Chịu Được Nhiệt Độ Nước Tối Đa Là Bao Nhiêu
-
Tầm Quan Trọng Của Nhiệt độ Và Cách Xác định Nhiệt độ Thích Hợp Với ...