5 điều Chú ý Khi ăn Gừng để Không Biến Tốt Thành Hại - SOHA

Gừng không chỉ được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một loại gia vị mà nó còn là một vị thuốc. Gừng mang lại nhiều lợi ích khác nhau từ việc giảm đau họng, chữa trị cảm lạnh, ho, buồn nôn hay ốm nghén ở phụ nữ mang thai,…

Trừ gừng là một thức uống tuyệt vời vượt qua mọi rào cản của các mùa. Cho dù đó là mùa đông hay mùa hè, một tách trà gừng nóng hay một cốc gừng chanh mát lạnh luôn là một ý tưởng tuyệt vời.

5 điều chú ý khi ăn gừng để không biến tốt thành hại - Ảnh 1.

Lợi ích của gừng trong mùa hè

1. Phòng và điều trị bệnh điều hòa

Mùa hè nóng bức khiến nhiều người chỉ thích ngồi trong phòng có điều hòa mát lạnh. Tuy nhiên, ngồi điều hòa quá nhiều khiến mồ hôi không thể bài tiết, phần dương khí của cơ thể bị kìm nén, từ đó khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Lúc này, bạn sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy và một số triệu chứng khác.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, gừng có tác dụng ôn hòa dạ dày, chống nôn mửa, giải độc, ra mồ hôi.

Vì vậy, những người thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa nên uống nức gừng thường xuyên để phòng ngừa và điều trị bệnh điều hòa.

Bạn có thể lấy 3 hoặc 5 lát gừng pha với nước sôi. Trà gừng cần phải uống khi nóng vì bệnh điều hòa là do phổi và dạ dày bị lạnh. Uống trà gừng lúc nóng sẽ giúp loại bỏ khí lạnh trong cơ thể, bài tiết mồ hôi, giải độc hiệu quả.

Ngoài ra, cháo gừng cũng được khuyến khích. Cách làm cháo gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g gạo, vo sạch rồi cho nước vào. Sau đó, cho thêm khoảng 10 lát gừng vào, nấu đến khi cháo nhừ là có thể ăn được.

2. Điều trị bệnh thiếu dương

5 điều chú ý khi ăn gừng để không biến tốt thành hại - Ảnh 2.

Những người thiếu dương khí rất dễ bị lạnh ở bàn tay, bàn chân, tiêu chảy, khó tiêu, tinh thần uể oải, lưỡi nhợt nhạt, chán ăn.

Khi mắc phải các triệu chứng này, bạn có thể ăn một vài lát gừng hoặc ngâm chân hoặc tắm bằng nước gừng.

Phương pháp như sau: Khi đã đun sôi nước gừng, bạn hãy pha thêm nước lạnh để nhiệt độ còn khoảng 40 – 45 độ C rồi dùng để ngâm chân hoặc tắm.

Lưu ý, bạn không nên tắm bằng nước gừng quá 30 phút vì lúc đó, sự lưu thông máu và nhịp tim sẽ tăng lên nên tắm quá lâu sẽ khiến tim ít nhiều bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, cách làm này còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon, kiểm soát tâm trạng tốt hơn, ít nóng giận và cải thiện đời sống tình dục.

3. Làm ấm dạ dày

Vào mùa hè, mọi người đều thích ăn uống đồ lạnh. Điều này có thể khiến khí lạnh xâm nhập vào dạ dày, khiến dạ dày khó chịu và gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng,…

Khi mắc phải các triệu chứng này, bạn hãy thử đun nước vỏ cam với gừng để uống.

Cách làm: Lấy 12g vỏ cam và gừng, sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần.

Vỏ cam chứa nhiều vitamin C và các loại tinh dầu, giúp lưu thông khí huyết, chống nôn, hạ huyết áp và các tác dụng khác.

Trong khi đó, gừng lại có tác dụng điều trị chứng đổ mồ hôi lạnh, làm ấm dạ dày, chống nôn và đặc biệt là chống nôn mửa.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

5 điều chú ý khi ăn gừng để không biến tốt thành hại - Ảnh 3.

Thời tiết nóng nóng nực khiến nhiều người chán ăn hoặc khó tiêu nhưng nếu ăn giấm gừng mỗi ngày có thể cải thiện được tình trạng này. Hương vị cay của gừng có thể kích thích vị giác, có lợi cho dạ dày và lá lách.

Ngoài ra, gừng còn là vị thuốc giúp điều trị các rối loạn tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, khó tiêu…

Cách làm giấm gừng: Gừng tươi thái lát, ngâm với giấm gạo, thêm một lượng nhỏ đường và muối. 3 ngày sau là có thể dùng được.

5. Điều trị bệnh viêm khớp

Sử dụng điều hòa thường xuyên và không đúng cách sẽ khiến một số người cảm thấy đau lưng và tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm, điển hình là đau khớp.

Điều này là do khí lạnh của điều hòa thổi vào người, kích thích các mạch máu co mạnh, khiến máu không lưu thông, từ đó khớp bị tổn thương và lạnh, gây nên đau cứng cổ, lưng và chân tay.

Ngoài ra, sự chênh lệch cao giữa nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ trong phòng điều hòa cũng dễ khiến chúng ta mắc bệnh viêm khớp.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cắt một vài lát gừng, đun sôi với nước muối. Sau đó, lấy nước này xoa bóp trên vùng bị đau nhức. Nước muối gừng sẽ giúp khí huyết lưu thông, loại bỏ khí lạnh ứ đọng trong cơ thể.

6. Hỗ trợ giảm cân

Mùa hè là thời điểm tốt nhất để giảm cân vì lúc này, cơ thể sẽ ra mồ hôi thường xuyên và tiêu hao năng lượng để làm việc nhiều hơn. Vì vậy một tách trừ gừng ấm trước bữa ăn 15 phút sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Cách làm trà gừng: Cho vài lát gừng thái mỏng vào cốc trà nóng vừa pha xong. Cho thêm mật ong và một thìa nước cốt chanh. Như vậy là bạn đã có một tách trà gừng để nhâm nhi và giảm cân.

Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Trà gừng sẽ bảo vệ làn da khỏi nhiễm trùng và giúp da sáng khỏe hơn trong mùa hè.

Lưu ý khi sử dụng gừng

1. Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa

Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.

Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

2. Không ăn nhiều gừng

Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

3. Không phải ai cũng ăn được gừng

Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bónhoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.

4. Sốt cao không ăn gừng

Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

5. Không ăn gừng bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.

*Theo http://health/ndtv

Xem thêm:

Lý do tỏi gây hôi miệng?

Chuyên gia tiết lộ cách nấu món ăn phòng ngừa ung thư tốt nhất chỉ với mộc nhĩ và súp lơ

Từ khóa » Gừng Có Làm Nổi Mụn Không