5 định Hướng Quản Trị Marketing
Có thể bạn quan tâm
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014
5 định hướng quản trị Marketing
1. Triết lý sản xuất Ý tưởng này cho rằng người tiêu dùng sẽ thiên vị các sản phẩm phù hợp với túi tiên, và do đó, tổ chức sẽ tập trung vào hoàn thiện sản xuất và phân phối một cách hiệu quả. Trong một số tình huống, khái niệm sản xuất vẫn được xem là triết lý hữu dụng. Ví dụ: sản phẩm máy tính Lenovo thống trị thị trường Trung Quốc vốn cạnh tranh khốc liệt và rất nhạy cảm về giá bằng chi phí nhân công giá rẻ, hiệu suất sản xuất cao, tính phân phối đại trà. Tuy nhiên, dù hữu dụng trong một số trường hợp, khái niệm sản xuất có thể dẫn hãng này đến các cách nhìn thiển cận về Marketing. Các công ty chấp nhận định hướng này như là một rủi ro cơ bản trong việc tập trung quá hẹp về hoạt động sản xuất của mình mà đánh mất đi tầm nhìn về một vấn đề thực tiễn - thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. 2. Triết lý sản phẩm Ý tưởng này cho rằng: người tiêu dùng sẽ thiên vị các sản phẩm với tính năng đặc biệt, và tổ chức sẽ nỗ lực để hoàn thiện sản phẩm. Chất lượng sản phẩm và việc hoàn thiện sản phẩm là những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng thiển cận về Marketing. Ví dụ: Một số nhà sản xuất tin rằng, nếu bạn có thể "chế tạo được máy bẫy chuột tốt hơn, người ta sẽ đổ xô đến nhà bạn". Nhưng họ thường bị choáng đột ngột. Người mua có thể tìm kiếm giải pháp tốt hơn. Có thể là loại thuốc phun hóa học, một dịch vụ diệt chuột, một chú mèo nhà, hoặc một thứ gì đó hữu dụng hơn bẫy chuột. Hơn nữa, một bẫy chuột tốt hơn sẽ không tiêu thụ được trừ khi nhà sản xuất thiết kế, đóng gói, và định giá một cách thuyết phục; bố trí nó trong các kênh phân phối tiện dụng; quảng bá nó với người tiêu dùng; và thuyết phục người mua đây là sản phẩm tốt hơn. 3.Triết lý bán hàng Ý tưởng này cho rằng: người tiêu dùng sẽ không mua đủ lượng sản phẩm của doanh nghiệp trừ khi nó thể hiện sự nỗ lực bán hàng và chiêu thị ở quy mô lớn. Thường được áp dụng cho những món hàng không cần thiết - tức là những món hàng mà người mua không có nhu cầu, chẳng hạn bảo hiểm hoặc hiến máu. Các ngành này phải theo dõi các triển vọng và bắt kịp chúng, đồng thời bán sản phẩm dựa trên lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, việc bán hàng theo kiểu tấn công như vậy cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cao. Hình thức này tập trung vào việc tạo ra các giao dịch bán hàng hơn là xây dựng mối quan hệ trong dài hạn. Mục tiêu thường là bán những gì mà công ty tạo ra hơn là sản xuất những gì mà thị trường cần với giả định rằng người tiêu dùng sẽ thích chúng. Hoặc nếu không thích, cõ lẽ họ sẽ quên đi sự thất vọng của mình và mua lại sản phẩm vào một thời điểm nào đó về sau. Đây thường là những giả định nghèo nàn. 4. Triết lý tiếp thị Cho rằng: việc đạt được mục tiêu của tổ chức phụ thuộc vào sự nắm bắt nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và chuyển tải sự thỏa mãn kỳ vọng một cách tốt hơn so với các đối thủ. Theo triết lý này, sự tập trung và giá trị khách hàng chính là con đường dẫn đến doanh số và lợi nhuận. Thay vì áp dụng triết lý "tạo ra và bán hàng" hướng đến sản phẩm, triết lý tiếp thị mang tính "cảm nhận và phản hồi" hướng đến khách hàng. Công việc của các chuyên giá Marketing không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm đúng khách hàng cho sản phẩm mà còn tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với khách hàng. Triết lý này vận hành hiệu quả khi nhu cầu rõ ràng hiện hữu và khách hàng biết rõ họ mong muốn điều gì. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng không biết họ muốn gì. Ví dụ: 20 năm trước, rất ít người dùng hỏi mua các sản phẩm phổ biến hiện nay như máy tính xách tay, điện thoại di động, camera kĩ thuật số, mau hàng trực tuyến 24/24, hệ thống định vị vệ tinh trong xe hơi? Những tình huống đó gắn với tiếp thị hướng dẫn khách hàng- thấu hiểu nhu cầu khách hàng thậm chí còn tốt hơn so với bản thân khách hàng và tạo ra sản phẩm cũng như dịch vụ có hả năng đáp ứng nhu cầu hiện hữu và nhu cầu sau này của họ. Như một chuyên gia điều hành tại 3M lưu ý: " mục tiêu của chung tôi là dẫn dắt khách hàng tới bất cứ nơi đâu họ cần trước khi họ hiểu mình cần đi đâu". 5.Triết lý tiếp thị xã hội Triết lý này đặt ra câu hỏi, liệu triết lý tiếp thị đơn thuần có bỏ qua các khả năng xảy ra sự xung đột giữa nhu cầu ngắn hạn và lợi ích trong dài hạn của khách hàng hay không. Doanh nghiệp biết đáp ứng như cầu và mong muốn tức thì của thị trường mục tiêu luôn thực hiện những gì tốt nhất cho khách hàng trong dài hạn hay không? Triết lý xã hội cho rằng chiến lược tiếp thị mang lại giá trị cho khách hàng theo các duy trì hoặc cải thiện sự thịnh vượng của khách hàng lẫn xã hội. Đó chính là tiếp thị bền vững (Suistanable marketing), một hình thức thể hiện trách nhiệm xã hội và môi trường, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng và doanh nghiệp, trong khi vẫn bảo vệ hoặc nhân rộng khả năng của các thế hệ tương lai nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ. Ba cân nhặc về triết lý tiếp thị xã hội:- Xã hội (phúc lợi xã hội)
- Người tiêu dùng (đáp ứng nhu cầu)
- Công ty (lợi nhuận)
Định hướng của Apple khi tiếp thị các sản phẩm như Iphone và Ipad?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Giới thiệu về tôi
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi Lưu trữ Blog |
Từ khóa » Ví Dụ Về Triết Lý Sản Phẩm
-
Triết Lý Sản Phẩm (Product Concept) Là Gì? - Dân Kinh Tế
-
Làm Thế Nào để Phân Biệt được Triết Lý Sản Xuất Và Triết Lý Sản Phẩm ...
-
Triết Lý Sản Xuất, Triết Lý Sản Phẩm Và Triết Lý Bán Hàng Trong ...
-
Ví Dụ Về 5 Quan Điểm Marketing - Ruby
-
Các Triết Lý Quản Trị Marketing Quan Trọng Mà Bạn Cần Biết
-
Các Triết Lý Quản Trị Marketing (Marketing Management Philosophies)
-
8 Triết Lý Kinh Doanh Của Các CTY Hàng đầu Trên Thế Giới Và Việt Nam
-
Phân Tích 5 Quan điểm Quản Trị Marketing, Và Cho Ví Dụ Minh Họa Về ...
-
Ví Dụ Về Triết Lý Kinh Doanh
-
5 Triết Lý Quản Trị Marketing Phổ Biến – IMAR AGENCY
-
Ví Dụ Về 5 Quan điểm Marketing
-
Phân Tích Triết Lý Marketing Hiện đại Và Ví Dụ Minh Hoạ - 123doc
-
Đề Tài Ví Dụ Về Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp, Các Yếu ...