5 đô Thị Vệ Tinh Hà Nội Nhìn Từ Trên Cao - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Thứ tư, 1/8/2018, 14:06 (GMT+7) 5 đô thị vệ tinh Hà Nội nhìn từ trên cao

Thực trạng các đô thị vệ tinh đang cách xa so với quy hoạch khiến các mục tiêu 2030 nguy cơ lỗi hẹn.

5 đô thị vệ tinh ở Hà Nội trong tương lai 5 đô thị vệ tinh ở Hà Nội trong tương lai

Phối cảnh quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh ở Hà Nội trong tương lai.

Theo đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm. Đến nay, dù hệ thống giao thông hướng tâm và vành đai đã hình thành nhưng hầu hết phân khu đô thị vẫn trong tình trạng bất động. Video: Hội quy hoạch phát triển đô thị.

Đô thị Hòa Lạc (phía Tây Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm gần 40 km), nằm phần lớn trên huyện Thạch Thất, được quy hoạch có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo, trọng tâm là ĐH Quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao. Sau 10 năm, đây là khu vực hiếm hoi trong số các khu đô thị có sự chuyển động.

Ảnh trái là quy hoạch 2030, ảnh phải là thực trạng đô thị tháng 8/2018.

Hòa Lạc hiện có một số tòa nhà của các tập đoàn công nghệ, trường đại học, nhưng các tòa nhà mới chỉ lấp đầy khoảng 20% diện tích quy hoạch.

Hòa Lạc hiện có một số tòa nhà của các tập đoàn công nghệ, trường đại học, nhưng các tòa nhà mới chỉ lấp đầy khoảng 20% diện tích quy hoạch.

Thời gian này, Hòa Lạc vẫn là một đại công trường với nhiều máy móc và hàng trăm công nhân làm việc, hứa hẹn nhiều tòa nhà, trụ sở, trường học tiếp tục mọc lên.

Thời gian này, Hòa Lạc vẫn là một đại công trường với nhiều máy móc và hàng trăm công nhân làm việc, hứa hẹn nhiều tòa nhà, trụ sở, trường học tiếp tục mọc lên.

Đô thị Sóc Sơn (nằm phía Bắc, cách Hồ Gươm 30 km), theo kỳ vọng sẽ phát triển công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cùng cảnh quan núi Sóc, chân núi Tam Đảo. Tuy nhiên, trung tâm huyện Sóc Sơn đến nay chưa có dấu hiệu hình thành của một trục đô thị sầm uất. 

Ảnh trái là quy hoạch 2030, ảnh phải là thực trạng tháng 8/2018.

Ngoài một sân golf, chân núi Sóc chưa có cơ sở hạ tầng nào cho thấy chức năng một khu dịch vụ, vui chơi giải trí phát triển.

Ngoài một sân golf, chân núi Sóc chưa có cơ sở hạ tầng nào cho thấy chức năng một khu dịch vụ, vui chơi giải trí phát triển.

Đô thị Phú Xuyên (phía Nam, cách trung tâm hơn 30 km) được quy hoạch phát triển công nghiệp, trung chuyển hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp để di dời nhà máy từ nội đô, hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam sông Hồng...

500 ha là diện tích để phát triển hạ tầng khu công nghiệp và 150 ha cho phát triển đô thị đã được quây rào chắn và xây cơ sở hạ tầng, nhưng các nhà liền kề, nhà máy chưa được xây dựng.

Ảnh trái là quy hoạch 2030, ảnh phải là thực trạng tháng 8/2018.

Khu đô thị Phú Xuyên, nằm sát trục cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nhiều năm qua chỉ dừng lại ở việc xây dựng một ngôi nhà điều hành và thành bến bãi của các loại xe tải chở hàng, nơi tập kết vật liệu. Anh Nguyễn Văn Tuân, một người dân Phú Xuyên nói: "Nhiều năm nay không có hoạt động nào về việc xây dựng đô thị, người dân chúng tôi vẫn canh tác, cấy lúa trên những khu đất quy hoạch".

Khu đô thị Phú Xuyên, nằm sát trục cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nhiều năm qua chỉ dừng lại ở việc xây dựng một ngôi nhà điều hành và thành bến bãi của các loại xe tải chở hàng, nơi tập kết vật liệu. Anh Nguyễn Văn Tuân, một người dân Phú Xuyên nói: "Nhiều năm nay không có hoạt động nào về việc xây dựng đô thị, người dân chúng tôi vẫn canh tác, cấy lúa trên những khu đất quy hoạch".

Nhiều trục đường theo quy hoạch cắt qua các khu đô thị vệ tinh ở Phú Xuyên vẫn phủ bụi và lởm chởm đá dăm.

Nhiều trục đường theo quy hoạch cắt qua các khu đô thị vệ tinh ở Phú Xuyên vẫn phủ bụi và lởm chởm đá dăm.

Đô thị Xuân Mai (phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm gần 40 km) được kỳ vọng là khu dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề; phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp... Tuy nhiên dấu hiệu chuyển động 10 năm qua là rất nhỏ.

Ảnh trái là quy hoạch 2030, ảnh phải là thực trạng tháng 8/2018.

Theo thiết kế, Xuân Mai được chia làm ba phân khu, trong đó có một khu làm trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng, phục vụ khoảng 16.200 sinh viên. Thực tế, chưa một trường đại học nào "đóng đô" ở đây.

Theo thiết kế, Xuân Mai được chia làm ba phân khu, trong đó có một khu làm trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng, phục vụ khoảng 16.200 sinh viên. Thực tế, chưa một trường đại học nào "đóng đô" ở đây.

Đô thị Sơn Tây (phía Tây Bắc Hà Nội, cách trung tâm 50 km) cũng trong tình trạng quy hoạch nằm trên giấy, dù được thiết kế là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng.

Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, quy hoạch đô thị Hà Nội còn thiếu tầm nhìn và không đánh giá thực tế nhu cầu của thị trường. Theo nguyên tắc, quy hoạch là tạo ra hạ tầng và làm điều kiện cho thị trường phát triển, quy hoạch không quyết định được thị trường.

Ảnh trái là quy hoạch 2030, ảnh phải là thực trạng tháng 8/2018.

  • Đô thị vệ tinh của Hà Nội - một hình hài bất động

Bá Đô - Giang Huy

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Thành Phố Vệ Tinh Hà Nội